Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 43 - 45)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh

2.1.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đơng Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tọa độ địa lý: Từ 10o 52' 00'' đến 11o 30' 00'' vĩ độ Bắc và từ 106o 20' 00"

đến 106o 57' 00" kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đơng

giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Bình Dương có diện tích đất tự nhiên là 2694,7 km2 (chiếm khoảng 0,81% diện tích cả nước, khoảng 11,5% diện tích miền Đơng Nam Bộ); dân số 1995,8

nghìn người, chiếm 12,2% dân số tồn vùng, mật độ dân số là 741 người/km2

cao hơn mật độ dân số trung bình của vùng và gấp 2,6 lần mật độ dân số trung bình của cả nước (Tổng cục thống kê, 2017).

Về hành chính, tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn).

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Tp. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước, có ranh giới chung với Tp.Hồ chí Minh với chiều dài khoảng 120km từ quận 9 qua Thủ Đức, quận 12 tới huyện Củ Chi. Trong đó 4/6 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương có ranh giới chung với quận huyện của Tp. Hồ Chí Minh (thị xã Dĩ An giáp Thủ Đức, quận 9; thị xã Thuận An giáp Thủ Đức và quận 12; Tp.Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát giáp huyện Củ Chi). Với Vị trí này, Bình Dương là đầu mối giao lưu với các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên với trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng Đơng Nam Bộ là Tp.Hồ Chí Minh.

Trên địa bàn tỉnh có các trục lộ giao thơng huyết mạch của quốc gia đã được nâng cấp và chạy qua như quốc lộ 1A, 13,14, tuyến đường sắt xuyên Á, đường sắt quốc gia, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km, gắn kết Bình Dương với các tỉnh trong vùng cũng như các tỉnh khác cùng với khả năng phát triển kinh tế toàn diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 43 - 45)