Sự phân bố đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 69 - 91)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ

2.2. Hiện trạng phát triển và phân bố đơ thị tỉnh Bình Dương

2.2.2. Sự phân bố đô thị

a. Mạng lưới đơ thị

Cơ sở hình thành mạng lưới đơ thị tỉnh Bình Dương

- Các yếu tố tự nhiên

Vị trí địa lý, địa hình, tài ngun thiên nhiên (đất, nước, khí hậu, khống sản…) ảnh hưởng mang tính thuận lợi hay gây khó khăn cho sự hình thành và phát triển đơ thị.

- Các yếu tố kinh tế xã hội

Mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển đơ thị

+ Yếu tố dân cư, nguồn lao động giữ vai trò hết sức quan trọng trong

chiến lược phát triển đô thị của tỉnh. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, lao động cần cù, sáng tạo, tay nghề cao là cơ sở để thực hiện tốt các chiến lược đẩy mạnh phát triển kinh tế phi nông nghiệp, mở rộng đô thị.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: tầm quan trọng ví như “xương sống” của đơ thị.

Cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ là điều kiện để có thể mở rộng và nâng cấp phân loại đô thị.

+ Yếu tố lịch sử hình thành và phát triển mạng lưới đơ thị tỉnh.

+ Xây dựng mơ hình phát triển khơng gian mới, mang tính đặc sắc cho

+ Những quyết sách, định hướng mang tính chiến lược và các dự báo khoa học phát triển lâu dài.

Quy luật phát triển mạng lưới đơ thị tỉnh Bình Dương

- Quy luật hình thành điểm dân cư đơ thị tỉnh Bình Dương

Đơ thị hình thành bắt đầu từ nơi:

+ Là trung tâm hành chính, kinh tế, thương mại,dịch vụ, sau đó phát triển

mở rộng lan tỏa, hình thành các độ thị vệ tinh xung quanh.

+ Nơi tập trung các xí nghiệp cơng nghiệp.

+ Các đầu mối giao thơng chính, các nút giao thơng quan trọng.

- Quy luật phân bố đô thị

+ Vùng đồng bằng thường có mật độ phân bố đơ thị dày hơn, quy mô lớn

hơn.

+ Vùng miền núi mật độ đô thị thưa hơn, quy mô đô thị nhỏ hơn.

Hiện trạng phân bố mạng lưới đơ thị tỉnh Bình Dương

Số lượng, chất lượng, quy mô đô thị của tỉnh ngày càng tăng. Đến nay thành phố Thủ Dầu Một đã đạt tiêu chí đơ thị loại 1 trực thuộc tỉnh; thị xã Thuận An và Dĩ An đã được công nhận là đô thị loại 3; thị xã Bến Cát và Tân Uyên được cơng nhận tiêu chí đơ thị loại 4. Khơng gian đơ thị phát triển về phía Nam, phía Bắc tỉnh và trung tâm, với chùm đơ thị và đô thị vệ tinh liên kết chặt chẽ với nhau, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội được đầu tư hiện đại,

đồng bộ. Mật độ đô thị của tỉnh đạt 3,3 đô thị/1000 km2 (9 đô thị trên tổng diện

tích 269464 ha). Mật độ đơ thị tỉnh Bình Dương cao hơn 1,5 lần so với mật độ

đơ thị trung bình của cả nước là 2,2 đơ thị/1000 km2 (731 đơ thị trên tổng diện

tích cả nước là 331231 km2) và vùng Đông Nam Bộ là 2,0 đô thị/1000 km2 (47

đô thị trên tổng diện tích 2351,9 nghìn ha).

Theo tiêu chuẩn phân loại đơ thị của Việt Nam, đến tháng 12 năm 2017 tỉnh Bình Dương có 9 đơ thị được phân loại như sau:

- 2 đô thị loại III: thị xã Thuận An và thị xã Dĩ An - 2 đô thị loại IV: thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên

- 4 đô thị loại V: thị trấn Dầu Tiếng, thị trấn Phước Vĩnh, thị trấn Tân Lợi, thị trấn Bàu Bàng.

Bảng 2.11. Diện tích, dân số, tỉ lệ dân thành thị các huyện, thị xã, thành phố tỉnh Bình Dương năm 2016

STT Tên đơn vị

hành chính Tổng diện tích (ha) số (người) Tổng dân

Dân số đô thị (người) Tỉ lệ dân số đô thị (%) 1 Thành phố Thủ Dầu Một 11891 297587 297587 100 2 Huyện Bàu Bàng 34002 88934 - - 3 Huyện Dầu Tiếng 72110 120941 21015 17,38 4 Thị xã Bến Cát 23435 231291 180846 78,19 5 Huyện Phú Giáo 54444 95021 16205 17,05 6 Thị xã Tân Uyên 19176 237626 159330 67,05 7 Thị xã Dĩ An 6005 390859 390859 100 8 Thị xã Thuận An 8371 470169 461218 98,10

9 Huyện Bắc Tân Uyên 40031 63389 - -

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2017)

Qua số liệu tổng hợp bảng 2.12 trên ta thấy rõ quy mơ dân số, tỷ lệ dân đơ thị có sự khác biệt lớn giữa các đơ thị, điều đó thể hiện mức độ đơ thị hóa khác nhau giữa các địa phương. Thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An là những đô thị lớn của tỉnh với mức độ đơ thị hóa cao và đây đều là vùng động lực kinh tế - xã hội của Bình Dương. Tuy nhiên các vùng động lực

này lại khơng phân bố đều khắp trên địa bàn tồn tỉnh mà chỉ tập trung chủ yếu ở phía Nam.

Nhìn chung, hiện nay khơng gian đơ thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã hình thành khá rõ nét ở khu vực phía nam Bình Dương. Khu vực này có tổng

diện tích 538 km2, dân số khoảng 1.248.000 người, bao gồm thị xã Thủ Dầu

Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xã Bến Cát và phía nam thị xã Tân Uyên. Tại khu vực này hình thành hai mơ hình phát triển đơ thị, gồm “đô thị mật độ cao” (đô thị nén) và đô thị “đa chức năng, đa trung tâm”, mật độ dân số trung bình; kinh tế chủ yếu là cơng nghiệp, thương mại gắn liền với dịch vụ.

Khu vực phía bắc Bình Dương về cơ bản vẫn là vùng phát triển nông

nghiệp - nơng thơn, có tổng diện tích 2156,7 km2, dân số khoảng 747.800

người. Kinh tế chủ yếu là phát triển nông nghiệp, tập trung vào phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp. Đơ thị phân bố rải rác; mơ hình chủ yếu là “đơ thị vệ tinh”, mật độ đơ thị cịn thấp.

Sự mất cân bằng về không gian đơ thị cịn thể hiện về mặt đơn vị hành chính. Trong đó, khu vực phía Nam là nơi có nhiều phường, thị trấn cịn khu vực phía Bắc thì chủ yếu vẫn là các xã.

Bảng 2.12. Đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương phân theo phường, thị trấn, xã 2016

STT Tên đơn vị hành chính Phường Thị trấn

1 Thành phố Thủ Dầu Một - 14 -

2 Huyện Bàu Bàng 7 - -

3 Huyện Dầu Tiếng 11 - 1

4 Thị xã Bến Cát 3 5 -

5 Huyện Phú Giáo 10 - 1

6 Thị xã Tân Uyên 6 6 -

7 Thị xã Dĩ An - 7 -

8 Thị xã Thuận An 1 9 -

9 Huyện Bắc Tân Uyên 10 - -

c. Một số đơ thị chính của tỉnh Bình Dương 1) Thành phố Thủ Dầu Một: Đô thị loại I

Với vị thế là một đơ thị trung tâm của Bình Dương và là một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Bộ thành phố Thủ Dầu Một trong những năm gần đây có tốc độ phát triển kinh tế xã hội và phát triển đô thị rất nhanh.

Chức năng đơ thị

Trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa, khoa học kỹ thuật, trung tâm cơng nghệ cao cấp tỉnh; là trung tâm phát triển du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao, phục vụ nhu cầu vùng thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là một trong những đơ thị lớn của vùng Đông Nam Bộ.

Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ

Cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km về phía nam; phía Đơng giáp thị xã Tân Uyên; phía Tây giáp huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh; phía Nam giáp thị xã Thuận An; phía Bắc giáp thị xã Bến Cát.

TP.Thủ Dầu Một nằm trên đường hướng tâm đối ngoại của vùng TP.Hồ Chí Minh - đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, thuộc vùng đơ thị trung tâm vùng TP.Hồ Chí Minh gồm Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Bến Cát và Tân Un; đóng vai trị là cực tăng trưởng phía bắc của vùng TP.Hồ Chí Minh, đồng thời có vai trị là đơ thị vệ tinh độc lập của đô thị hạt nhân vùng.

TP.Thủ Dầu Một có vị trí địa lý rất thuận lợi để tạo liên kết vùng, cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hơn 25km, cách sân bay quốc tế đang đầu tư mới Long Thành khoảng 50km, cách cảng Cát Lái khoảng 20km…

Có diện tích tự nhiên trên 11891 ha, dân số 297587 người. Thành phố Thủ Dầu Một hiện có 14 đơn vị hành chính, gồm 14 phường: Chánh

Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú

Cường, Phú Hòa, Phú Lợi,Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An, Tương Bình Hiệp.

Quá trình hình thành và phát triển đô thị

− Năm 1997 tái lập tỉnh Bình Dương từ tỉnh Sông Bé, thị xã Thủ Dầu

Một trở lại là tỉnh lị tỉnh Bình Dương.

− Ngày 28 tháng 5 năm 1997, chuyển 2 xã Phú Thọ và Phú Hịa thành 2

phường có tên tương ứng.

− Ngày 10 tháng 12 năm 2003, chia phường Phú Hòa thành 2 phường:

Phú Hòa và Phú Lợi; thành lập xã Hiệp An từ một phần các xã Tương Bình Hiệp và Tân An.

− Ngày 23 tháng 1 năm 2007, Bộ Xây dựng ra Quyết định công nhận thị

xã Thủ Dầu Một là đô thị loại III.

− Ngày 9 tháng 6 năm 2008, chuyển 3 xã Hiệp An, Định Hòa, Phú Mỹ

thành 3 phường có tên tương ứng.

− Ngày 11 tháng 8 năm 2009, thị xã Thủ Dầu Một được mở rộng thêm

trên cơ sở sáp nhập 1.079,15 ha diện tích tự nhiên và 1.487 nhân khẩu của xã Hòa Lợi thuộc huyện Bến Cát; 988 ha diện tích tự nhiên và 3.469 nhân khẩu của xã Phú Chánh; 795,77 ha diện tích tự nhiên và 1.417 nhân khẩu của xã Tân Vĩnh Hiệp; 229,63 ha diện tích tự nhiên và 452 nhân khẩu của xã Tân Hiệp thuộc huyện Tân Uyên; thành lập 2 phường Hòa Phú và Phú Tân. Việc mở rộng thị xã nhằm mục đích quy hoạch khu đơ thị thành phố mới Bình Dương, trung tâm hành chính mới của tỉnh.

− Ngày 2 tháng 5 năm 2012, thị xã Thủ Dầu Một chính thức trở thành

thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đồng thời chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 7 năm 2012.

− Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành nghị quyết 136/NQ-

CP thành lập ba phường Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp và Tân An thuộc thành phố trên cơ sở các xã có tên tương ứng.

− Ngày 8 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định

− Ngày 6 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1959/QĐ-TTg công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Như vậy, trải qua 20 năm kể từ khi tái thành lập tỉnh (năm 1997), Thủ Dầu Một đã vươn lên từ khởi điểm là thị xã, 10 năm sau, được chính phủ cơng nhận là đơ thị loại III, 5 năm sau đó, năm 2012 Thủ Dầu Một chính thức được nâng lên thành thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương và chỉ với 2 năm tiếp theo trở thành đô thị loại II (năm 2014), đến năm 2017 thành phố Thủ Dầu Một đã chính thức được ban hành quyết định công nhận là đô thị loại I. Có thể khẳng định rằng khơng có một đơ thị nào ở Việt Nam có thời gian nâng cấp (loại) đô thị nhanh đến vậy. Hai mươi năm - một chặng đường phát triển không ngừng nghỉ của thành phố Thủ Dầu Một, những bước chuyển mình ngoạn mục, là điểm sáng trong q trình phát triển đơ thị Bình Dương.

Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Thủ Dầu Một

Đến cuối tháng 12/2016, dân số thành phố Thủ Dầu Một là hơn 502 nghìn người, trong đó, dân số thường trú trên 303 nghìn người, mật độ dân số đạt

4.230 người/km2. Đến nay, thành phố đã đạt được kết quả chuyển biến cơ bản

về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 là 1,0%.

Cơ cấu kinh tế của thành phố Thủ Dầu Một trong những năm qua phát triển theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản. Cụ thể, năm 2016, tỷ lệ ngành dịch vụ đạt 60,88%, ngành công nghiệp - xây dựng đạt 39,04% và nông nghiệp là 0,08%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2014 - 2016 của thành phố đạt 26,6%/năm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ giai đoạn 2014- 2016 tăng bình quân 34,5%/năm. Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ năm 2016 đạt 93.023 tỷ đồng, tăng 32% so với năm 2015.

cao. Hiện tại trên địa bàn đã có Khu Liên hợp cơng nghiệp - dịch vụ - đơ thị, diện tích 4.196ha, trong đó có 6 KCN hình thành, thu hút 208 dự án đầu tư sản xuất với đa dạng ngành nghề. Năm 2016 ngành sản xuất công nghiệp của thành phố đạt giá trị thực hiện đạt 21 ngàn tỷ đồng, tăng 12,7%. Hiện nay công nghiệp đã có sự chuyển hướng tích cực sang đầu tư các ngành cơng nghệ cao, ít ơ nhiễm và thân thiện với môi trường (Ủy ban nhân dân Thủ Dầu Một, 2016).

Hiện nay, nhiều dự án, cơng trình giao thơng quan trọng của thành phố đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Nguyễn Chí Thanh; đường từ K8 Hồng Hoa Thám đến đường Huỳnh Văn Lũy; đường Mỹ Phước - Tân Vạn; đường vào khu trung tâm hành chính tập trung của tỉnh, đồng thời nâng cấp, mở rộng 307 tuyến giao thông do cấp phường quản lý, đạt tỷ lệ 82%. 100% tuyến đường do thành phố quản lý và 85% tuyến đường do cấp phường quản lý có hệ thống chiếu sáng cơng cộng.

Song song với việc phát triển hệ thống giao thông đô thị, hệ thống cấp, thoát nước cũng được thành phố Thủ Dầu Một đầu tư mở rộng, đảm bảo 100% dân cư khu vực nội thị được cung cấp nước sạch. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho khu vực nội thị đạt 125 lít/người/ngày đêm. Các dự án khu dân cư, khu đô thị mới đều được thiết kế 2 hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải sinh hoạt riêng biệt.

Đến cuối năm 2016, thành phố Thủ Dầu Một có trên 173 nghìn căn nhà ở,

với tổng diện tích hơn 10 triệu m2 sàn. Bình qn diện tích nhà ở của thành phố

đạt 20,4 m2 sàn/người.Trong quá trình phát triển đô thị, bên cạnh sự quản lý,

kiểm tra thường xuyên, thành phố Thủ Dầu Một luôn quan tâm tạo điều kiện cho người dân phát triển nhà ở.

Hiện nay, thành phố Thủ Dầu Một khơng có khu xử lý chất thải, tồn bộ chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố được vận chuyển về khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương (cách 25km) để xử lý, đảm bảo hợp vệ

sinh.

Cùng với chú trọng đầu tư phát triển kinh tế, các lĩnh vực y tế, giáo dục của Thành phố cũng được đặc biệt quan tâm. Đến nay, 100% số trạm đạt chuẩn y tế phường ; gần 50% số trường đạt chuẩn Quốc gia; từ lúc chưa có trường đại học, nay Thành phố có 7 trường đại học, 3 trường cao đẳng và 7 trường trung cấp, mỗi năm đào tạo hàng chục nghìn sinh viên, cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thủ Dầu Một là thành phố vừa đậm nét truyền thống, vừa hiện đại, có mơi trường sinh thái tốt.

Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ với vai trò là “hạt nhân” của tỉnh, thành phố Thủ Dầu Một đã có những bước chuyển mình ngoạn mục vươn lên trở thành đơ thị loại I, có vai trị và ảnh hưởng ngày càng lớn đối với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh và cả đối với thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lận cận.

2) Thị xã Thuận An: Đô thị loại III

Thuận An là một thị xã thuộc tỉnh Bình Dương, được thành lập vào ngày 13 tháng 1 năm 2011, hiện được xếp là đô thị loại III theo tiêu chuẩn đô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 69 - 91)