Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 52 - 59)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh

2.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Dân cư và nguồn lao động

Dân cư

Dân cư là một trong những yếu tố quan trọng và là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển và phân loại các đơ thị. Dân số tỉnh Bình Dương từ năm 1997 (Năm tái thành lập tỉnh) đến nay không ngừng được tăng lên.

Bảng 2.1. Quy mô dân số Bình Dương giai đoạn 1997-2016 (đơn vị: người)

Năm 1997 2000 2005 2011 2016

Tổng dân số

(người) 679044 742790 1109318 1691413 1995817

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2005, 2017) Từ năm 1997 đến năm 2016, tăng 1316773 người (tăng 2,94 lần). Sự gia tăng dân số của tỉnh chủ yếu là do gia tăng cơ học (tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh Bình Dương ở mức thấp 1,31% nhưng tỉ lệ gia tăng cơ học lại ở mức cao 2,35 %, năm 2016 (Cục thống kê Bình Dương, 2017).

Tốc độ gia tăng dân số của tỉnh Bình Dương ln cao nhất so với các tỉnh, thành phố trong vùng.

Bảng 2.2. Tỷ lệ gia tăng dân số vùng Đông Nam Bộ phân theo các tỉnh, thành phố, giai đoạn 2005-2016 (đv:%) Năm 2005 2010 2015 2016 Đông Nam Bộ 3,25 2,34 1,90 2,07 Bình Phước 2,86 1,24 1,27 1,27 Tây Ninh 0,87 0,66 0,66 0,66 Bình Dương 6,97 5,18 3,04 3,39 Đồng Nai 1,95 2,87 2,08 2,28 Bà Rịa- Vũng Tàu 2,16 1,28 1,84 1,19 Tp. HCM 3,71 2,09 1,83 2,09 (Nguồn: Tổng cục thống kê,2013, 2017)

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ suất gia tăng cơ học cao nhất cả nước, trong đó Bình Dương là tỉnh có tỉ suất gia tăng cơ học cao nhất. Điều đó được thể hiện khá rõ ở bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Tỷ suất di cư thuần vùng Đông Nam Bộ phân theo tỉnh, thành phố giai đoạn 2005 - 2016 (Đv: %o)

Năm 2005 2010 2015 2016 Đông Nam Bộ 7,2 19,9 9,7 8,4 Bình Phước -2,0 -6,9 -0,5 3,0 Tây Ninh -4,2 -3,9 -2,4 -0,7 Bình Dương 18,0 74,6 42,0 23,5 Đồng Nai -3,1 16,3 14,1 11,2 Bà Rịa - Vũng Tàu 2,6 4,4 0,7 1,1 Tp. HCM 14,0 18,3 4,6 6,6 (Nguồn: Tổng cục thống kê,2013, 2017) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2016 vào khoảng 1,31 %, nhưng tỷ lệ tăng dân số cơ học ở mức cao do những chính sách thu hút đầu từ, phát triển kinh tế và xây dựng các khu công nghiệp đã thu hút hàng trăm ngàn lao động từ các tỉnh khác đến Bình Dương làm ăn sinh sống. Khơng chỉ là sự di cư lao động trong nước đến Bình Dương vì sinh kế mà cịn là sự di cư của lao động quốc tế. Bình Dương là một trong những tỉnh có thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi cao (chủ yếu là lĩnh vực cơng nghiêp), do đó số lượng các chuyên gia, lao động nước ngồi ngày càng tăng góp phần hình thành các khu dân cư - dịch vụ đi kèm phù hợp với nhu cầu của họ, điều đó cũng làm ảnh hưởng tới q trình đơ thị hóa của tỉnh.

Cơ cấu dân số theo giới tính trên địa bàn tỉnh tương đối đồng đều, vớ́i tỷ số giới tính 93,37%(2016). Cơ cấu dân số theo độ tuổi của tỉnh đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng với dân số trong độ tuổi lao động chiếm 75,6%, từ 60

tuổi trở lên chiếm 5% (Chi cục DS-KHHGĐ, 2016). Đây thực sự là động lực rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương.

Mật độ dân số các huyện, thị xã, thành phố của Bình Dương có sự thay đổi về sự tương quan theo thời gian. Năm 1997 mật độ dân số cao nhất là Thủ Dầu Một, cao gấp 10,7 lần so với huyện có mật độ dân số thấp nhất là Bến Cát; năm 2016 với sự thu hút mạnh mẽ lao động tới làm việc và sinh sống tại các khu công nghiệp, thị xã Dĩ An vươn lên với mật độ dân số cao nhất tỉnh và cao gấp 38,7 lần so với huyện có mật độ dân số thấp nhất là Dầu Tiếng.

Bảng 2.4. Mật độ dân số các huyện, thành phố, thị xã tỉnh Bình Dương giai đoạn 2000 - 2016 (đơn vị: người/km2)

Năm 2000 2005 2010 2016 Tp.Thủ Dầu Một 1753 1950 2746 2503 Dầu Tiếng 124 136 152 168 Bến Cát 184 230 383 987 Phú Giáo 114 129 156 175 Tân Uyên 198 250 373 1239 Dĩ An 1404 2953 5332 6509 Thuân An 1725 2664 4876 5617 Bàu Bàng - - - 262 Bắc Tân Uyên - - - 158

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2005, 2017) Dân số của tỉnh chủ yếu tập trung ở phía Nam như thị xã Dĩ An, Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một là những nơi tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ chủ yếu của tỉnh.

Nguồn lao động

Là một tỉnh có cơ cấu dân số vàng, lại có tốc độ gia tăng dân số nhanh đặc biệt gia tăng cơ học. Hệ quả tất yếu mang lại là Bình Dương sẽ có được nguồn

lao động dồi dào, là điều kiện quan trọng để thúc đẩy sản xuất, góp phần nâng cao đời sống kinh tế - xã hội địa phương, làm tăng quy mô và mật độ dân số, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới q trình đơ thị hóa, mở rộng đơ thị của tỉnh. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh đông đảo và ngày càng tăng.

Bảng 2.5. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010 - 2016 (đơn vị: nghìn người)

Năm 2000 2005 2010 2016

Số lao động

(Nghìn người) 1368,9 659,0 1014,6 1280,1

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương,2005, 2016) Bên cạnh đó, tỉ trọng lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp của tỉnh giai đoạn 2000 - 2015 giảm mạnh (năm 2015 so với năm 2000 giảm 41,3%), tỉ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng lên (năm 2015 so với năm 2000 công nghiệp tăng 23,7 %, dịch vụ tăng 17,6%). Năm 2000, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh chiếm tỉ lệ cao nhất là 52,4%, nhưng đến 2015, lao động ở lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất 65,6%. Các hoạt động sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị, do vậy lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng cũng chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, điều này góp phần quan trọng vào sự hình thành và phân bố đơ thị của tỉnh.

b. Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Sau khi tái thành lập tỉnh, nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng trong chiến lược phát triển tồn diện của tỉnh, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng vào hạ tầng giao thông, đây được xem là yếu tố đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sự phát triển công nghiệp và gắn kết các đơ thị tỉnh Bình Dương. Những năm qua, Bình Dương đã không ngừng đầu tư, xây dựng, nâng cấp mở rộng nhiều tuyến đường quan trọng.

cực kỳ quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía Nam lên phía Bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối với Vương quốc Campuchia, từ đó có thể đến Thái Lan và Lào. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Tuyến đường này có thể coi là “xương sống” của đô thị tỉnh do nối liền các đô thị lớn của tỉnh như Tp. Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xã Bến Cát và thành phố phát triển nhất là Tp.Hồ Chí Minh.

Tuyến đường cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn được coi là tuyến đường “xương sống” của các đơ thị phía Nam tỉnh Bình Dương. Tuyến đường này được đưa vào vận hành năm 2013, là mạch giao thông chiến lược của tỉnh, nối các khu công nghiệp mới với cảng biển (Thị Vải, Cái Mép), cảng container (cảng Đồng Nai, Bình Dương, quận 9 - Tp.Hồ Chí Minh), kết nối với Thành phố mới Bình Dương, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, TP. Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa.

Các tuyến đường liên tỉnh ngày càng được đầu tư nâng cấp, mở rộng nhằm kết nối mạng lưới giao thơng trên tồn tỉnh và trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Ngồi ra, Bình Dương cịn có hệ thống đường như: DT.741, 742, 743, 744. 745, 746, 747, 748, 749, 750 phân bố đều khắp các địa bàn tỉnh tạo kết nối giữa các địa phương trong tỉnh ngày càng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn có nhiều bất cập như hiện tượng nước ngập khi có mưa. Quốc lộ 13 trên cao nằm trong dự án nhưng vẫn chưa triển khai thi công; dự án thành phố mới Bình Dương đã hồn chỉnh nhưng mức độ tập trung dân cư thấp, dự án “treo” phổ biến, cơ sở hạ tầng không được chăm chút, dần xuống cấp, lãng phí nguồn đầu tư. Việc dời trung tâm hành chính của tỉnh vào Thành phố mới nhằm tạo “lực” cho sự phát triển của khu vực này. Bên cạnh đó, nhiều dự án lớn được mở ra như các căn hộ cao cấp đã hoàn thành và chào bán, tập đoàn xe hơi Ford đã mở cửa hàng, chuỗi

cửa hàng tiện lợi đã xuất hiện, trường Đại học Quốc tế Miền Đông với cơ sở vật chất tốt, hiện đại nhưng thưa thớt sinh viên. Tuy nhiên, dường như các giải pháp xây dựng đưa ra cịn thiếu đồng bộ dẫn đến khơng thu hút được dân cư, nhiều dãy nhà phố bị bỏ hoang vắng bóng người, nếu có chăng chỉ là các văn phịng giao dịch bất động sản, nhiều cơng trình xây dựng dở dang.

Với những bất cập như trên, vấn đề đặt ra là tỉnh cần đẩy mạnh các giải pháp đồng bộ hơn nữa về xây dựng kết cấu hạ tầng kết hợp điều hướng phân bố dân cư có hiệu quả để tránh sự đầu tư lãng phí. Nhìn chung, khi hệ thống kết cấu hạ tầng được phát triển đồng bộ đó sẽ là cầu nối tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời thúc đầy việc mở rộng mạng lưới đô thị gắn kết với mở rộng sản xuất công nghiệp.

c. Sự phát triển công nghiệp

Sau khi tái thành lập tỉnh (năm 1997) có thể nói Bình Dương là tỉnh nghèo và kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, với quyết tâm đổi mới toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt ưu tiên lấy công nghiệp làm chủ đạo để tạo sức bật cho kinh tế tỉnh, Bình Dương đã chú trọng kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngồi nước cùng với nhiều chính sách thu hút nhân tài. Nhờ vậy nền kinh tế của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ rệt theo hướng giảm tỉ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỉ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ.

Bảng 2.6. Cơ cấu tổng sản phẩm phân theo các khu vực kinh tế của tỉnh Bình Dương, giai đoạn 2000-2015 (đơn vị:%)

Khu vực kinh tế

Nông - lâm - ngư nghiệp

Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 2000 16,7 58,1 25,2 2005 8,0 63,8 28,2 2010 4,4 63,0 32,6 2015 2,7 60,0 37,3

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2005, 2017) Năm 1997, tuy giá trị công nghiệp chiếm 50,45% nhưng lúc bấy giờ giá

trị sản xuất công nghiệp của tỉnh chỉ khoảng 4.000 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 3.042 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 363 triệu USD gói gọn trong các ngành hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ, thu ngân sách đạt 817 tỷ đồng, thu hút đầu tư trong và ngồi nước cịn khiêm tốn, tỷ lệ đơ thị hóa đạt khoảng 24%.

Đến nay, Bình Dương phát triển vượt bậc với những chỉ tiêu kinh tế cao gấp hàng chục lần so với ngày tái lập. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực cùng với chiến lược đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh. Các khu công nghiệp cũng ngày càng được mở rộng, khai thác có hiệu quả, hạ tầng đồng bộ gắn với việc phát triển hạ tầng đô thị và dịch vụ chất lượng cao.

Bình Dương hiện nay có 29 khu cơng nghiệp đang phát triển với tổng diện tích gần 10.000ha, trong đó có 26 khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định với tỉ lệ lấp đầy bình quân trên 65 % (Tỉnh ủy Bình Dương, 2015).

Chủ trương cơng nghiệp hóa nhằm tạo nguồn lực để đơ thị hóa và tạo cơ hội cho cơng nghiệp hóa phát triển bền vững, đến nay diện mạo đơ thị hóa hình thành rõ nét, từng bước hình thành một đơ thị phát triển trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.

d. Đường lối chính sách

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ban lãnh đạo của tỉnh luôn nhất qn chính sách ưu tiên phát triển cơng nghiệp đi đôi với phát triển mạng lưới đô thị. Tỉnh đã đưa ra nhiều chính sách “trải chiếu hoa’ đón nhân tài, góp phần nâng cao đội ngũ nhân lực của tỉnh, thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới đơ thị của tỉnh.

e. Mối liên kết liên tỉnh và vùng

Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây được coi là khu vực phát triển kinh tế động lực khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam, vùng bao gồm tất cả các tỉnh Đông Nam Bộ cùng với Long An và Tiền Giang (Long

An và Tiền Giang thuộc miền Tây Nam Bộ). Vùng kinh tế trọng điểm phía

Nam có tổng diện tích là 30000km2, có bán kính ảnh hưởng khoảng 200km, là

vùng kinh tế phát triển nhất Việt Nam (đóng góp hơn 60% GDP và xuất khẩu chiếm 70% cả nước) (Tổng cục thống kê, 2017). Do vậy việc kết nối Bình Dương trong mối quan hệ đa chiều giữa cụm đơ thị tam giác TP. Hồ Chí Minh -Tp. Thủ Dầu một - Tp. Biên Hịa với các đơ thị khác trong vùng sẽ là động lực rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển đô thị tỉnh Bình Dương.

Tuy vậy, trong nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh bình Dương nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xác định việc quy hoạch Bình Dương theo hướng độc lập là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh. Với lợi thế sẵn có hiện tại, Bình Dương đang thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và nội địa cao, tỷ lệ dân nhập cư cao nhất cả nước, các khu công nghiệp nhiều và phát triển nhanh, Bình Dương có thể bứt phá hơn nữa dần nâng cao vị thế trong vùng cũng như cả nước, tiến tới mục tiêu đưa Bình Dương trở thành đơ thị văn minh, hiện đại, là mắt xích liên kết quan trọng trong vùng Đông Nam Bộ nhưng vẫn mang trong mình những bản sắc và lợi thế phát triển riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 52 - 59)