Các giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 131 - 153)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Các giải pháp cụ thể

3.2.2.1. Các trọng điểm đầu tư

Để thực hiện mục tiêu: “xây dựng tỉnh thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hố cĩ trình độ phát triển hàng đầu của cả nước với trình độ cơng nghiệp hố, hiện đại hố cao”, cần xác định rõ những trọng điểm đầu tư trong giai đoạn tới, đồng thời xác định rõ vai trị của Nhà nước trong các hoạt động đầu tư đĩ.

Dự kiến, trong giai đoạn từ nay tới 2020, các giải pháp đầu tư (bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước và ngồi ngân sách) được định hướng như sau:

a. Hồn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng của một tỉnh cơng nghiệp cĩ trình độ phát triển hàng đầu cả nước, ngang tầm với khu vực

- Tiếp tục nâng cấp hệ thống đường bộ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế. - Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực đơ thị theo tiêu chuẩn của một đơ thị văn minh, hiện đại; trong đĩ đặc biệt ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng đơ thị mới Phú Mỹ.

- Hồn thành cơ bản mạng lưới giao thống nơng thơn theo hướng hình thành các cụm điểm dân cư văn minh hiện đại.

- Đầu tư hình thành và ổn định quy mơ hệ thống cảng biển, tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải cho cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Thực hiện đầu tư phát triển hệ thống bưu chính viễn thơng với cơng nghệ và trình độ hiện đại ngang tầm khu vực.

b. Kêu gọi và xúc tiến đầu tư phát triển một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch

- Xây dựng chương trình đầu tư phát triển du lịch khu vực ven biển.

- Hình thành các dự án đầu tư phát triển du lịch vùng phía Đơng và Đơng Nam tỉnh theo hướng kết hợp phát triển các khu bảo tồn sinh học, các hoạt động du lịch kết hợp phát triển nơng lâm nghiệp, bảo vệ và làm trong sách mơi trường.

- Đầu tư hình thành các trung tâm thương mại và dịch vụ tài chính, tín dụng áp dụng các cơng nghệ hiện đại trong các hoạt động dịch vụ.

c. Kêu gọi và xúc tiến các dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực cơng nghiệp

- Tiếp tục đầu tư hồn chỉnh hạ tầng các khu cơng nghiệp đã được thành lập; kêu gọi đầu tư phát triển một số khu cơng nghiệp mới và ổn định mạng lưới các khu cơng nghiệp vào các giai đoạn sau 2012 đến 2020.

- Kêu gọi và xúc tiến đầu tư các dự án phát triển cơng nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, cơng nghiệp dịch vụ vận tải đặc biệt là vận tải biển trong các khu cơng nghiệp đã được xác định.

d. Hình thành các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dự án trọng điểm trong các lĩnh vực phát triển xã hội

- Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hĩa các cơ sở giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học và cơng nghệ.

- Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hĩa các thiết chế văn hĩa xã hội.

- Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hĩa các cơ sở y tế, chăm sĩc sức khoẻ.

3.2.2.2. Các giải pháp huy động và thực hiện vốn đầu tư

Lượng vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế tỉnh là rất lớn, địi hỏi phải cĩ những biện pháp thu hút tốt và định hướng đúng đắn cũng như quản lý tốt nhằm nâng cao hiệu quả của việc huy động vốn. Cơ cấu đầu tư hợp lý là một trong những địi hỏi đặc biệt quan trọng quyết định đến hiệu quả của vốn đầu tư.

Dự kiến trong giai đoạn 2012 – 2020, cơ cấu vốn đầu tư của Bà Rịa – Vũng Tàu ở khu vực I là 0,7%, khu II là 67,5% và khu vực III là 31,7%.

Do đặc thù của Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi cĩ khả năng thu hút đầu tư những ngành cơng nghiệp sử dụng nhiều vốn, cơng nghệ cũng như khu vực dịch vụ chất lượng cao địi hỏi nhiều vốn, để tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác được tiềm năng, lợi thế của tỉnh, các chính sách đầu tư được hướng vào phát triển ngành cơng nghiệp và dịch vụ, trong khi đảm bảo một lượng vốn đáng kể để phát triển nơng lâm nghiệp, thủy sản chất lượng cao.

Trong cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển cơng nghiệp thì chủ yếu tập trung vào khu vực cơng nghiệp chế tác mà trong đĩ các khu cơng nghiệp là những điều kiện quan trọng để phát triển khu vực này.

Dự báo cân đối tổng thể vốn đầu tư theo nguồn vốn như sau:

1. Nguồn vốn tích lũy từ ngân sách địa phương: Đây là nguồn vốn quan trọng, nhưng khơng lớn, dự kiến chỉ cĩ thể đáp ứng được khoảng 10% tổng nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn. Cần sử dụng nguồn vốn này hết sức tiết kiệm, cĩ trọng tâm, trọng điểm với vai trị như “vốn mồi” để tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào tỉnh.

Tăng thu ngân sách trên cơ sở phát triển sản xuất, kinh doanh để khai thác, mở rộng nguồn thu; đồng thời tích cực đấu tranh chống thất thu thuế và gian lận thương mại. Tiếp tục khai thác nguồn vốn từ quỹ đất, quỹ nhà theo đúng

chủ trương, chính sách của Nhà nước. Quản lý chặt chẽ đất xây dựng, nhất là đất đơ thị, thực hiện kê khai cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, thu đủ thuế hoặc phí sử dụng đất đối với người đã được cấp quyền sử dụng đất. Quản lý thu đủ và thu đúng giá trị đối với các tài nguyên khống sản, biển.

Thực hiện tiết kiệm chi ngân sách trên cơ sở vận dụng những định mức hợp lý để cĩ thể loại bỏ các khoản chi tiêu quá mức hoặc khơng phải chức năng của chi ngân sách, giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước. Thực hiện chế độ kiểm tra tài chính thơng qua kiểm tốn nhà nước, thực hiện nghiêm ngặt chế độ kế tốn chứng từ trong cơ quan nhà nước.

2. Vốn đầu tư của Trung ương trên địa bàn: Nguồn vốn này cũng là vốn của ngân sách Trung ương đầu tư theo các chương trình, dự án đã được xác định trong quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dự kiến nguồn vốn này cĩ thể đáp ứng được khoảng 25 - 26% tổng nhu cầu vốn đầu tư trên địa bàn. Đây là nguồn vốn hết sức quan trọng và cơ bản để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật lớn phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Để nguồn vốn này triển khai thuận lợi, sớm phát huy hiệu quả, tỉnh cần tích cực phối hợp với các đơn vị được Chính phủ giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án, làm chủ đầu tư triển khai các cơng việc: thỏa thuận dự án, địa điểm đầu tư, giải phĩng mặt bằng, thực hiện các cơng tác hỗ trợ khác.

3. Đầu tư từ các doanh nghiệp và dân cư trong nước: Cần cĩ chính sách thích hợp để thu hút nguồn vốn này, đây là nguồn vốn cĩ ý nghĩa lâu dài. Dự báo các doanh nghiệp và tư nhân trong tỉnh sẽ đáp ứng khoảng 15 - 20% tổng số vốn đầu tư, nếu các chính sách thu hút tốt, nguồn vốn này cĩ thể đạt cao hơn lên đến 25 - 30%. Để huy động tốt nguồn vốn này cần:

- Tiến hành cổ phần hố, tham gia thị trường chứng khốn đối với các doanh nghiệp trong tỉnh cĩ điều kiện để huy động thêm nguồn vốn.

- Thực hiện nghiêm túc luật doanh nghiệp, luật đầu tư. Khuyến khích tư nhân trong tỉnh thành lập các doanh nghiệp quy mơ vừa và nhỏ.

- Củng cố, mở rộng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân nhằm cùng với hệ thống ngân hàng huy động tốt vốn nhàn rỗi trong dân. Đa dạng hố các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu.

- Phải hết sức cần kiệm để tạo tích luỹ, huy động mọi tiềm năng về tài nguyên, tài sản của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư để đầu tư vào sản xuất kinh doanh sinh lời cho cá nhân và xã hội.

- Thực hiện xã hội hố một số lĩnh vực, khuyến khích nhân dân tham gia các hoạt động phát triển hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, trại...) theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Tạo các điều kiện để các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

4. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi (FDI): Vốn đầu tư bên ngồi cĩ một vị trí rất quan trọng, việc thu hút đầu tư bên ngồi khơng chỉ là tạo vốn mà cịn là cơ hội để đổi mới cơng nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, và mở rộng thị trường. Để cĩ thể huy động tốt nguồn vốn này, cần thực hiện các giải pháp sau đây:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi (cải cách các thủ tục hành chính và cơng khai các thủ tục hành chính, giá thuê đất và chính sách sử dụng đất, giải phĩng mặt bằng, cung cấp dịch vụ hạ tầng, ...) cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước đến đầu tư vào Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Tăng cường hơn nữa cơng tác quảng cáo, giới thiệu ra nước ngồi và các địa phương khác về các tiềm năng thế mạnh của tỉnh đặc biệt là tiềm năng dầu khí, du lịch, hải sản, kinh tế biển...

- Xây dựng các dự án cĩ căn cứ để tranh thủ các nguồn vốn thơng qua các chương trình của nhà nước và của các tổ chức quốc tế như: chương trình xố đĩi giảm nghèo, nuớc sạch nơng thơn, mơi trường, y tế, giáo dục...

- Cần kết hợp nhiều hình thức liên doanh trong đĩ cĩ cả 100% vốn bên ngồi. Tỉnh cần chuẩn bị năng lực nội tại để đĩn nhận, lựa chọn, và tham gia bình đẳng trong quan hệ hợp tác, đầu tư với bên ngồi.

3.2.2.3. Các giải pháp huy động về đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội tỉnh và đĩ cũng chính là chiến lược về con người. Để phát triển nguồn nhân lực phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ qua lại lẫn nhau trên cả 3 mặt chủ yếu: giáo dục đào tạo con người; sử dụng con người; tạo việc làm.

Giáo dục đào tạo con người bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng, giáo dục hướng nghiệp; Đào tạo nhân lực bao gồm giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề, tái đào tạo nguồn nhân lực hiện cĩ. Sử dụng con người, và tạo việc làm là bố trí việc làm phù hợp với khả năng nhằm mang lại năng suất lao động, hiệu quả cơng việc cao nhất.

Dự báo trong giai đoạn 2012 - 2020, trung bình mỗi năm tỉnh cĩ khoảng 15.000 người bước vào tuổi lao động. Về mặt số lượng lực lượng lao động tăng thêm đủ để cân đối cho nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh theo các mục tiêu quy hoạch. Vấn đề cần quan tâm là chất lượng lao động, chất lượng nguồn nhân lực. Về cơ bản lực lượng lao động tăng thêm của tỉnh cĩ một mặt bằng kiến thức phổ thơng cao, chỉ cần đào tạo thêm cho họ về chuyên mơn, tay nghề là họ cĩ thể tiếp cận được với cơng việc.

Để thực hiện tốt các mục tiêu quy hoạch đặt ra, chiến lược con người của tỉnh cần thực hiện theo các hướng sau:

1. Tạo điều kiện để tiếp nhận các nhà quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học, cơng nhân cĩ tay nghề cao, lao động cĩ kinh nghiệm... đến sinh sống và lao động tại tỉnh. Trong thời gian ngắn tỉnh khĩ cĩ thể đào tạo được lực lượng lao động này. Các ngành nghề cần ưu tiên tiếp nhận lao động ngồi tỉnh là: khai thác hải sản xa bờ, cơng nghiệp dầu khí, cơng nghiệp địi hỏi kỹ thuật cao.

2. Cần dành một nguồn lực thích đáng để đầu tư tập trung vào một số khâu, lĩnh vực giáo dục đào tạo cần thiết; cĩ chính sách thu học phí và huy động sự đĩng gĩp của những người sử dụng sức lao động được đào tạo theo nguyên tắc ai bỏ chi phí đào tạo thì được quyền sử dụng.

3. Cĩ chính sách cấp học bổng cho những người nghèo cĩ năng lực học tốt, cho các đối tượng được hưởng các chính sách xã hội; Phân cấp giáo dục, xây dựng quan hệ thường xuyên với các cơ quan quản lý nhân lực, việc làm, tăng cường hợp tác với các tỉnh trong cả nước trên lĩnh vực đào tạo.

4. Khuyến khích xã hội hố giáo dục - đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp tự bỏ kinh phí đào tạo nâng cao lực lượng lao động của mình. Mơ hình tự đào tạo của Vietsovpetro cần được nhân rộng.

5. Chuẩn bị đồng bộ giữa các loại cán bộ: cán bộ quản trị kinh doanh, cán bộ chuyên mơn nghiệp vụ và lực lượng cơng nhân lành nghề.

6. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tích cực đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và dịch vụ để tạo thêm việc làm. Cĩ chính sách ưu đãi về thuế đối với các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động.

7. Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện luật lao động. Hồn thiện cơ chế bảo hiểm xã hội, chăm sĩc sức khoẻ cho người lao động, trợ cấp xã hội, vận động nhân dân thực hiện tốt cơng tác kế hoạch hố gia đình.

8. Giải pháp cơ bản từ nay đến 2020 là phải đầu tư hồn chỉnh 1 trường Cơng nhân Kỹ thuật ở Tân Thành, trường dạy nghề ở Long Đất, và trường Cao đẳng Cộng đồng ở Vũng Tàu, trường Trung học Kinh tế – Kỹ thuật của tỉnh với trang thiết bị và điều kiện giảng dạy hiện đại. Quy hoạch bố trí mặt bằng để kiến nghị với Trung ương cùng phối hợp với tỉnh triển khai xây dựng Trung tâm đào tạo nghề chất lượng cao tại tỉnh theo như quy hoạch phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã xác định.

Đẩy mạnh cơng tác xã hội hố, huy động các nguồn vốn khác để phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh như: Xây dựng trường đại học dân lập và các trường đại học ngồi cơng lập khác; tạo điều kiện để các trường đại học, cao đẳng trong nước và cả nước ngồi đặt cơ sở, chi nhánh tại tỉnh;

khuyến khích phát triển một số trường trung cấp, trường dạy nghề ngồi cơng lập trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường các hoạt động liên kết trong đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề với các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong nước và quốc tế để tổ chức các lớp đào tạo ngay tại tỉnh nhằm để nhanh chĩng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Triển khai các chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho chiến lược phát triển dài hạn.

3.2.2.4. Giải pháp phát triển khoa học cơng nghệ, mơi trường

Giải pháp phát triển khoa học cơng nghệ cùng với các giải pháp về vốn đầu tư, về nguồn nhân lực tạo ra nhĩm giải pháp cơ bản nhằm huy động và sử dụng cĩ hiệu quả nguồn lực vào thực hiện quy hoạch kinh tế xã hội của tỉnh.

Một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh là khơng ngừng đổi mới cơng nghệ. Phải coi trọng khoa học cơng nghệ, trước hết tập trung vào các khâu trọng yếu, các chương trình phát triển và ứng dụng. Triển khai mạnh chương trình khoa học cơng nghệ hỗ trợ doanh nghiệp trong đổi mới cơng nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, xử lý giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế, … để đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Tập trung phát triển tiềm lực khoa học cơng nghệ của tỉnh như: thành lập quỹ phát triển khoa học cơng nghệ; phát triển độ ngũ cán bộ khoa học cơng nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 131 - 153)