Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu năm 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 72 - 153)

Như vậy quỹ đất ở và đất chuyên dùng (bao gồm đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp, đất cĩ mục đích cơng cộng, đất sản xuất kinh doanh phi nơng nghiệp,...) khá lớn, chiếm 20,1%. Đây là cơ sở cho việc phát triển mạng lưới đơ thị và mở rộng khơng gian một số đơ thị của tỉnh.

Quỹ đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn ở các huyện Tân Thành, Xuyên Mộc, Châu Đức, thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình đơ thị hĩa, phát triển khơng gian đơ thị.

2.1.3.3. Khí hậu

Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới giĩ mùa cận xích đạo, cĩ nền nhiệt cao đều quanh năm, ít giĩ bão và khơng cĩ mùa đơng lạnh.

Khí hậu vùng Đơng Nam Bộ nĩi chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nĩi riêng mang đặc thù khí hậu nhiệt đới giĩ mùa khơng đồng nhất với các đặc điểm sau:

+ Cĩ cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa.

+ Khí hậu cĩ tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ giĩ mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình.

+ Diễn thế khí hậu quan hệ với động lực giĩ mùa.

Bà Rịa – Vũng Tàu cĩ bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ cĩ cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, đạt 300 - 400 calo/cm2

/ngày. Trên nền đĩ cán cân bức xạ cĩ trị số lớn 70 - 75 kcalo/cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đĩ chế độ nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm 23,6 - 27,30

C (Trạm Xuân Lộc) và 24,7 – 280

C (Trạm Vũng Tàu). Nhiệt độ trung bình cao nhất khơng quá 300

C và nhiệt độ trung bình thấp nhất khơng dưới 200

C.

Bà Rịa - Vũng Tàu cĩ lượng mưa tương đối cao, nhưng rất khác nhau giữa các vùng: 2.139 mm/năm (tại Xuân Lộc) và 1.352 mm/năm (Tại Vũng Tàu) và lượng mưa phân bố khơng đều hình thành hai mùa trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khơ.

Mùa khơ kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm. Trong khi đĩ lượng bốc hơi rất cao, nĩ chiếm khoảng 64 - 67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao.

Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiến 87 - 90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 4 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62 - 63% lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khơ và khi đĩ cán cân ẩm ở Xuân Lộc là +1.616 mm.

- Khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu thuận lợi cho phát triển các loại cây cơng nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao su, cà phê) và cho phát triển một nền lâm nghiệp đa dạng, là điều kiện để phát triển đa dạng hoạt động sản xuất, nơng nghiệp hàng hĩa.

- Điều kiện khí hậu với số giờ nắng cao trong năm tạo cho tỉnh cĩ lợi thế về du lịch hơn hẳn so với các tỉnh Miền Bắc (các bãi tắm ở Miền Bắc chỉ khai thác được một mùa đĩ là mùa hè, cịn ở Bà Rịa – Vũng Tàu là quanh năm).

- Tuy nhiên, mưa lớn và chỉ tập trung vào vài tháng trong năm gây ra quá trình xĩi mịn rửa trơi đất tại các vùng dốc, và tạo ra mất cân đối nước cục bộ tại một số vùng, đồng thời làm giảm lượng khách du lịch đến tỉnh vào những tháng đĩ.

- Điều kiện thời tiết khơng khắc nghiệt, cĩ tính ổn định, giúp cho việc thực hiện các hoạt động khai thác, sản xuất, thương mại, dịch vụ diễn ra thuận lợi, là cơ sở để nâng cao đời sống cho nhân dân, hình thành hệ thống dịch vụ rộng khắp, là điều kiện thuận lợi cho quá trình đơ thị hĩa của tỉnh.

2.1.3.4. Tài nguyên nước

a. Nguồn nước mặt và chế độ thủy văn

- Sơng ngịi: Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cĩ 03 con sơng lớn chảy qua, đĩ là sơng Thị Vải, sơng Dinh và sơng Ray.

+ Sơng Thị Vải là một nhánh thuộc hệ thống sơng Đồng Nai, bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn Nam, với tổng chiều dài 635 km, diện tích lưu vực 37.400 km2, độ cao nguồn 1.700 m, độ cao bình quân lưu vực 470 m, độ dốc bình quân lưu vực 4,6%. Phần sơng Đồng Nai nằm trong địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hồn tồn thuộc phần hạ lưu và tiến sát ra biển và được gọi là sơng Thị Vải. Với chiều dài khoảng 25 km, rộng trung bình 600 - 800 m, sâu 10 - 20 m, cĩ những vị trí cĩ thể sử dụng tốt cho việc xây dựng các cảng nước sâu, tàu 30 - 50 ngàn tấn cĩ thể ra vào được, là tuyến giao thơng thủy thuận lợi, song nước sơng bị mặn khơng thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Vùng cửa sơng này cùng với khu vực rộng lớn thuộc các huyện duyên hải Thành phố Hồ Chí Minh, là một vùng trũng thấp với lạch triều dày đặc, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều, vật liệu bồi tụ trong vùng là trầm tích sơng biển và trầm tích đầm lầy biển.

+ Sơng Dinh: dài 35 km, lưu vực 300 km2

, là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sinh hoạt và tưới tiêu của tỉnh. Trên sơng này cĩ thể xây dựng được nhiều hồ, đáng kể nhất là hồ Đá đen cĩ dung tích khoảng 28 triệu m3

, khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và cơng nghiệp khoảng 110.000 m3

/ngày, hồ Châu Pha khả năng cung cấp nước sinh hoạt khoảng 15.000 m3

/ngày.

+ Sơng Ray: dài 120 km, phần chảy qua lãnh thổ tỉnh khoảng 40 km, với lưu vực rộng khoảng 770 km2

. Trên hệ thống sơng này cĩ hồ Sơng Ray dung tích 100 - 140 triệu m3

, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất 450 - 600 nghìn m3/ngày.

- Nước hồ chứa: Tồn tỉnh cĩ 28 đập dâng và 24 hồ chứa nước với tổng dung tích 120 triệu m3

. Ngồi khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt cịn cĩ khả năng cung cấp nước tưới cho khoảng 4.500 ha đất lúa đơng xuân, 3.000 ha lúa hè thu và 900 ha cà phê,...

b. Nguồn nước ngầm

Bà Rịa – Vũng Tàu cĩ tài nguyên nước ngầm khá phong phú.

Cĩ 02 loại tầng chứa nước ngầm cơ bản: Tầng chứa nước ngầm Bazan và các trầm tích bở rời, chiếm diện tích 822 km2

; Tầng chứa nước trầm tích đệ tứ hệ tầng Bà Miêu, chiếm diện tích 580 km2

.

Về trữ lượng, được chia làm 4 chỉ tiêu sau: Trữ lượng tĩnh thiên nhiên (9,373 tỷ m3

); Trữ lượng động thiên nhiên (1,6 triệu m3

/ngày); Trữ lượng khai thác triển vọng (1.217,2 m3

/ngày/km2); Trữ lượng khai thác an tồn gồm hai khu vực khác nhau là tầng chứa nước bazan (ở Long Điền) với 2,99 lỗ khoan/km2

và tầng chứa nước khu vực Phước Long Hội với 1,7 lỗ khoan/km2

.

Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60 - 90m, cĩ dung lượng trung bình từ 10 - 20m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng.

c. Đánh giá chung về nguồn nước

- Nguồn nước của Bà Rịa - Vũng Tàu cĩ thể cho phép khai thác tối đa 500.000 m3/ngày (từ nước ngầm là 70.000 m3) đủ đảm bảo cung cấp cho sản

xuất nơng nghiệp, cơng nghiệp và sinh hoạt.

- Nguồn nước phân bố khơng đều. Thành phố Vũng Tàu là vùng đơng dân cư, là trung tâm du lịch và dịch vụ nhưng hồn tồn khơng cĩ nguồn nước mặt và nước ngầm đáng kể nào. Cấp nước cho thành Phố Vũng Tàu, và các khu cơng nghiệp lân cận là vấn đề cần lưu ý trong những năm tới.

- Độ che phủ của rừng đầu nguồn giảm nên mùa mưa lũ thường gây ra úng lụt. Trong khi đĩ mùa khơ dịng chảy lại cạn kiệt gây ra hạn hán lớn, và nước mặn dâng cao ảnh hưởng đến cấp nước.

2.1.3.5. Khống sản

Bà Rịa - Vũng Tàu cĩ nhiều loại khống sản, trong đĩ đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và khống sản làm vật liệu xây dựng.

Khống sản làm vật liệu xây dựng của tỉnh rất đa dạng, bao gồm: Đá xây dựng, đá ốp lát, phụ gia xi măng, cát thủy tinh, bentonit, sét gạch ngĩi, cao lanh, cát xây dựng, than bùn, inmenit,... Khống sản vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi, cho phép hình thành ngành cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng rộng khắp trong tỉnh.

Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng cĩ tiềm năng về dầu mỏ và khí thiên nhiên. Trong tổng trữ lượng dầu khí đã xác minh, vùng biển của tỉnh cĩ trữ lượng 400 triệu m3

dầu, chiếm 93,29% trữ lượng cả nước. Tương tự, trữ lượng khí trên 100 tỷ m3

, chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước. Phân bố chủ yếu tại bể Cửu Long và bể Nam Cơn Sơn.

Trữ lượng đủ điều kiện để phát triển cơng nghiệp dầu khí thành ngành cơng nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển cơng nghiệp cả nước, và đưa Bà Rịa – Vũng Tàu thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất Việt Nam trong vịng một vài thập kỷ tới. Phát triển cơng nghiệp là cơ sở quan trọng để hình thành, phát triển đơ thị ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

2.1.3.6. Tài nguyên biển a. Khống sản biển

Bà Rịa - Vũng Tàu cĩ nhiều loại khống sản, nhưng đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và khống sản làm vật liệu xây dựng. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng cĩ tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam.

Dầu mỏ và khí đốt của Bà Rịa - Vũng Tàu phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long và bể Nam Cơn Sơn với trữ lượng khai thác hàng trăm triệu tấn dầu và hàng trăm tỷ m3

khí. Bể Cửu Long gồm các mỏ Bạch Hổ, Rồng, Hồng Ngọc và Rạng Đơng. Bể Cửu Long cĩ điều kiện khai thác tốt nhất do nằm khơng xa bờ, trong vùng biển nơng (độ sâu đáy <50 m), thuộc khu vực khơng cĩ bão lớn. Bể Nam Cơn Sơn cĩ các mỏ Đại Hùng, Thanh Long, Lan Tây, Lan Đỏ, Mộc Tinh, Rồng Bay, Đại Hùng.

Tài nguyên dầu khí với tổng trữ lượng tiềm năng và tổng trữ lượng đã xác minh, đủ điều kiện để tỉnh phát triển cơng nghiệp dầu khí thành ngành cơng nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển cơng nghiệp cả nước và đưa Bà Rịa - Vũng Tàu thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất Việt Nam.

Khống sản làm vật liệu xây dựng của Bà Rịa - Vũng Tàu rất đa dạng, bao gồm: đá xây dựng, đá ốp lát, phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, bentonit, sét gạch ngĩi, cao lanh, cát xây dựng, than bùn, immenit,… Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng 19 mỏ với tổng trữ lượng 32 tỷ tấn, phân bố ở hầu khắp các huyện trong tỉnh, nhưng chủ yếu ở các huyện Tân Thành, Long Đất, thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. Chất lượng đá khá tốt, cĩ thể dùng làm đá dăm, đá hộc cho xây dựng; giao thơng, thuỷ lợi, đá khối cho xuất khẩu. Nhìn chung các mỏ nằm gần đường giao thơng nên khai thác thuận lợi.

Ngồi ra, Bà Rịa - Vũng Tàu cịn cĩ một trữ lượng đáng kể các loại khống sản vật liệu xây dựng khác như sét gạch ngĩi, cao lanh, cát xây dựng,

bentonit,… nằm rải rác ở nhiều nơi, cho phép hình thành ngành cơng nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng rộng khắp trong tỉnh.

b. Sinh vật biển

Với diện tích thềm lục địa trên 100.000 km2đã tạo cho tỉnh khơng những cĩ vị trí quan trọng về an ninh quốc phịng, mà cịn tạo ra một tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển với sự đa dạng các lồi sinh vật biển.

Thềm lục địa của Bà Rịa - Vũng Tàu cĩ 661 lồi cá, 35 lồi tơm, 23 lồi mực, hàng ngàn lồi tảo, trong đĩ cĩ nhiều lồi cĩ giá trị kinh tế cao. Trữ lượng hải sản cĩ thể khai thác tối đa hàng năm từ 150.000 – 170.000 tấn.

Nguồn sinh vật biển phong phú của Bà Rịa - Vũng Tàu rất thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp khai thác, chế biến hải sản.

c. Du lịch biển đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu cĩ huyện đảo Cơn Đảo, cĩ sức hấp dẫn khách du lịch khơng chỉ vì phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, với vườn quốc gia Cơn Đảo rộng hơn 5.900 ha cĩ nhiều lồi cây thú hiếm mà cịn cĩ khu di tích lịch sử nhà tù Cơn Sơn và nghĩa trang Hàng Dương là những địa danh nổi tiếng sẽ phát huy tốt cho loại hình du lịch.

Vị trí địa lý, cùng với tài nguyên rừng, tài nguyên biển và tài nguyên nhân văn phong phú, tạo cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu một tiềm năng du lịch vào loại lớn của tồn quốc. Cĩ bờ biển dài 305,4 km, khoảng 156 km cĩ bãi cát thoải, nước trong xanh cĩ thể làm bãi tắm quanh năm như bãi tắm trong thành phố Vũng Tàu, Long Hải, Hồ Tràm, Hồ Cốc, Cơn Đảo.

2.1.4. Tài nguyên du lịch - nhân văn

Trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cĩ các di tích lịch sử, văn hĩa đa dạng và chịu ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau của các nền văn hĩa Đơng Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai. Hiện cĩ 47 di tích được Nhà nước cơng nhận xếp hạng, trong đĩ cĩ 39 di tích cấp quốc gia và 8 di tích cấp tỉnh.

Nhĩm di tích lịch sử, kiến trúc, tơn giáo bao gồm các kiến trúc đình, miếu, chùa chiền, nhà thờ... trong đĩ cĩ khu Đình Thắng Tam, Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Tượng chúa cứu thế, Khu Bạch Dinh, Tháp Đèn Hải Đăng, Trận địa pháo... là các địa điểm tốt để xây dựng điểm, tuyến du lịch; nhĩm di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến như địa đạo Long Phước, khu căn cứ kháng chiến Bàu Sen, căn cứ Minh Đạm.

Các hoạt động lễ hội tơn giáo như lễ hội Miếu Bà, lễ hội nghênh rước Cá Ơng tại Đình Thắng Tam, lễ Trùng Cửu, lễ hội Dinh Cơ ở Long Hải,... thu hút rất đơng du khách về tế lễ kết hợp với tham quan, tắm biển.

2.2. Hiện trạng phát triển và phân bố đơ thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

2.2.1. Sự hình thành và phát triển đơ thị

2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển đơ thị

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng đất đã được khai phá từ thế kỷ thứ XVII. Trải qua quá trình lịch sử với nhiều lần chia tách, sáp nhập với nhiều tên gọi khác nhau, đến năm 1991, Bà Rịa – Vũng Tàu chính thức trở thành một tỉnh của Việt Nam và được duy trì ổn định cho đến ngày nay.

Năm 1698, dưới thời nhà Nguyễn, Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập với tên gọi tổng Phước An, thuộc huyện Phước Long, phủ Gia Định. Đến năm 1808, tổng Phước An được nâng cấp lên thành huyện Phước An, thuộc phủ Phước Long và đươc chia thành 2 tổng Phước Hưng và An Phú.

Trong các giai đoạn tiếp theo, vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu được đổi tên nhiều lần (Thạnh Tra Bà Rịa, Khu Tham Biện, tỉnh Bà Rịa), chia tách để thành lập nhiều đơn vị hành chính mới (Vũng Tàu, Long Điền, Châu Thành, Xuyên Mộc, Đất Đỏ). Từ những đơn vị hành chính đĩ tiếp tục cĩ những lần điều chỉnh, chia tách, sáp nhập.

Huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng được sáp nhập vào Bà Rịa – Vũng Tàu (1929) và được tách ra cho tỉnh Biên Hịa vào năm 1959.

Cơn Đảo (đảo Cơn Lơn) cũng trải quá quá trình thay đổi khá phức tạp, thuộc địa phận nhiều tỉnh khác nhau mới được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (1991): thuộc tỉnh Hà Tiên (1698), tỉnh Vĩnh Long (1839), tỉnh Hà Tiên (1861), Nam Kỳ (1882), tỉnh Cơn Đảo (1956), trực thuộc trung ương (1965), Thành phố Hồ Chí Minh (1976), tỉnh Hậu Giang (1977), đặc khu Vũng Tàu – Cơn Đảo (1979).

Trải qua quá trình lịch sử, trước những biến động lớn của chiến tranh, những cơ hội lớn mà điều kiện tự nhiên ban tặng, chính sách phát triển kinh tế của đất nước,... dân cư ngay càng tập trung đơng đúc về Bà Rịa – Vũng Tàu để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 72 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)