7. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Về hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên
Để tìm hiểu thực trạng giảng dạy tại CĐ GTVT III, chúng tôi đã tiến hành điều tra (theo Phụ lục 3) đối với 25 giáo viên ở các khoa trong trường và thu được kết quả như sau:
Về vai trò của việc học tập tích cực, chủ động và sáng tạo đối với kết quả học tập của sinh viên 100% (25/25) ý kiến được hỏi đều cho rằng: chúng có vai trò rất quan trọng (và quan trọng). Điều đó đã chứng tỏ: đôi ngữ giáo viên của trường CĐ GTVT III đã nhân thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập tích cực là: chúng có vai trò quyết đinh đối với kết quả học tập của sinh viên nói riêng hay chất lương đào tao của nhà trường nói chung. Từ đó, những người làm công tác giảng dạy trong nhà trường phải luôn có ý thức trong công tác: dạy học - truyền thụ kiến thức kết hợp với dạy học - dạy cách học cho sinh viên.
Với kết quả ở bảng 1, về mặt nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy, chúng ta thấy: 56,00% số giáo viên cho rằng nội dung chương trình do mình đang đảm nhiệm là vừa phải; 36,00% cho rằng nội dung của môn học còn ít tính thực hành. Và đa số (84,00%) các thầy cô sử dụng phương pháp dạy học truyền thống là: giảng giải minh họa; 56,00% thầy cô áp dụng phương pháp dạy học tìm kiếm từng phần.
Sự suy nghĩ, trăn trở về cống tác đổi mới phương pháp day học còn chưa được các thầy cô thật quan tâm và chú ý đúng mức: chỉ có 16,00% giáo viên nhận thức được việc đổi mới phương pháp giảng dạy là công việc cấp bách, nhất thiết phải làm, 48,00% giáo viên cho rằng đó là công việc cần làm và 8,00% ý kiến được hỏi cho rằng: làm được thì tốt, nhưng nếu không làm được thì ???. Qua kết quả trên, chúng ta có nhận xét là: về chương trình dạy học, các thầy cô đều cho rằng chúng ở mức độ vừa phải và hơi ít thực hành; như vậy thì sự đòi hỏi về thời gian cho các bài giảng ở trên lớp là không quá căng, người giáo viên không lo cháy giáo án... Thế nhưng sự đầu tư công sức vào việc cải tiến và phương pháp day học của đôi ngũ giáo viên còn chưa thật đúng mức, chưa tương xứng với nhận thức của các thầy cô về tầm quan trọng của phương pháp dạy – học đối với kết quả học tập của sinh viên, với chất lượng đào tao của nhà trường.
Tình hình cũng tương tự đối với việc sử dụng các phương tiện, trang thiết bị và đồ dùng dạy học: chỉ có 20,00% giáo viên thường xuyên sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học; 64,00% giáo viên trả lời: việc sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học là tùy nội dung bài giảng; còn số giáo viên thỉnh thoảng và rất hiếm sử dụng đồ dùng dạy học là 16,00%. Đối với nhà trường đào tạo ra các kỹ sư thực hành, trung cáp kỹ thuật - là những đối tượng làm việc những công việc rất trực tiếp, cụ thể; rất cần thực hành, thực tế thì tình hình sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường như vậy chưa được quan tâm đúng mức.
92,00% số giáo viên được hỏi đều cho rằng việc chuẩn bị bài giảng là cần thiết (hay nhất thiết phải làm); 8,00% ý kiến của giáo viên được hỏi cho rằng: việc chuẩn bị bài giảng có cũng được, không có cũng được. Điều đó chứng tỏ: đa số anh chị em giáo viên đều ý thức được trách nhịêm, đều quan tâm đến công vịêc giảng dạy của mình.
Về thực trạng giảng dạy kết hợp với việc nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong học tập, qua điều tra khảo sát chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2 Tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường CĐ GTVT III.
Trong khi giảng bài có 24,00% giáo viên thường xuyên yêu cầu sinh viên tự đọc sách giáo khoa và 80,00% số giáo viên thỉnh thoảng mới yêu cầu sinh viên tự đọc sách giáo khoa đã chứng tỏ: đôi ngũ giáo viên trong trường chưa thật chứ ý đến phương pháp dạy – học tích cực, chưa quan tâm đến việc tự "động não", tự chiếm lĩnh kiến thức của sinh viên.
Với kết quả 60,00% giáo viên thường xuyên yêu cầu sinh viên đọc thêm các tài liệu tham khảo, chúng ta nhận thấy rằng: yêu cầu mở rộng và đào sâu kiến thức đối với sinh viên trường CĐ GTVT III chưa ở mức cao; vẫn còn một số giáo viên có quan niệm: sinh viên chỉ cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa là đủ hoặc cấc thầy cô chưa thật chú ý đầu tư để nâng cao chất lượng bài giảng, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Về việc tổ chức thảo luận một vấn đề, một nội dung nào đó cho sinh viên, có 64,00% giáo viên thỉnh thoảng có tổ chức, 12,00% giáo viên rất hiếm tổ chức và có 4,00% giáo viên chưa bao giờ tổ chức thảo luận cho sinh viên. Kết quả khảo sát trên tương đối phù hợp với yêu cầu sinh viên tự đọc sách giáo khoa và đọc thêm tài liệu tham khảo. Vì không đặt ra những yêu cầu cao về mở rộng và đào sâu kiến thức thì việc tổ chức thảo luận cho sinh viên sẽ không có
60% 50% 40% 30% 20% 10% --- ■—ì—■ --- ■—I— ---■—r * ■ T " I
Tăng thực Rèn KNTH Có PPTH tối TăngCSVC PPGD mới XD thái độ GV giỏi hành HT
kết quả và chỉ mang tính hình thức. Sinh viên sẽ không được bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng đọc, tìm tài liệu, phân tích, tổng hợp và trình bày ý kiến của mình...
Có 72,00% giáo viên thường cho sinh viên câu hỏi ôn tập và nhấn mạnh vào các phần lý thuyết và bài tập cơ bản; về khía cạnh nào đó việc làm trên đã mang ý nghĩa tích cực, giúp sinh viên hệ thống và nắm bắt được những kiến thức cơ bản; mặt khác chính đội ngũ giáo viên đã hạn chế bớt những nội dung kiến thức trong bài giảng, không khuyến khích việc học tập tích cực của sinh viên trong trường.
Trong khi giảng bài, gần 70,00% giáo viên chú ý đến việc trình bày bảng, giúp sinh viên dễ ghi chép bài giảng và nắm được lôgíc hình thức của vấn đề. Có 16,00% giáo viên khi giảng bài chỉ chú ý giảng giải các vấn đề, các khía cạnh của vấn đề cho sinh viên; đó là một điều rất quí vì chỉ khi sinh viên hiểu sâu, nắm chắc kiến thức thì việc học tập của họ mới mang tính chủ động, họ sẽ không phải học "vẹt", học thuộc lòng khi mà chính bản thân họ còn chưa hiểu được vân đề.
Để giúp cho sinh viên có phương pháp học tập tốt, chúng tôi đã tiến hành điều tra, thu thập ý kiến của 25 thầy cô giáo trong trường. Sau đây là những hướng lớn nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong học tập.
ĐỒ thị 2.1. Các phương hướng nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của sinh viên
Theo ý kiến của các thầy cô thì biện pháp: rèn luyện cho sinh viên các kỹ năng học tập (80,00%) là hướng chỉ đạo. Đây là một phương hướng đúng đắn vì chỉ khi rèn luyện được các kỹ năng: đọc, ghi chép, thảo luận, ôn tập, ghi nhớ, quan sát, nhận xét, đánh giá... thì sinh viên mới có trong tay một hệ công cụ tốt để phục vụ cho việc học tập tích cực, sáng tạo của mình. Sinh viên mới có thể tự đọc và tổng hợp, phân tích, khái quát mở rộng và đào sâu vấn đề; có thể tự tìm tài liệu cần thiết cho việc học tập của mình; có thể tự trình bày vấn đề theo quan niệm của cá nhân mình...
Ý kiến thứ hai là: cần tăng cường tính thực hành (chiếm 32,00%), đây là một biện pháp rất quan trọng và thiết thực, vì "thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý" chỉ có thực tập và thực hành trực tiếp thì sinh viên mới làm quen với công việc, với phương tiện và máy móc; khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành sẽ dần được sáng tỏ, tường minh hơn; các kỹ năng: quan sát, nhận xét, phát hiện và giải quyết vân đề... mới được bồi dưỡng, rèn luyện. Do đó, việc học tập của sinh viên sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Một hướng đáng chú ý khác là: mỗi cá nhân cần có phương pháp học tập phù hợp (chiếm 20,00%). chúng ta có thể hiểu là trên cơ sở được rèn luyện các kỹ năng học tập, được thực tập, thực hành... thì từng người phải dựa vào đặc điểm tâm lý, sức khỏe và điều kiện học tập để xây dựng cho mình một phương pháp học tập riêng, phù hợp với mình. Chúng ta thấy rất rõ là: chỉ có phương pháp học tập phù hợp thì việc học tập của mỗi người mới có hiệu quả, mới tích cực, mới sáng tạo.
Với 16,00% ý kiến được hỏi, nội dung cần tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bi dạy học trong nhà trường cũng là nội dung rất cần thiết. Vì "có bột mới gột nên hồ" khi có điều kiện học tập tốt: có đủ sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, có trang thiết bị để tiến hành thí nghiệm, để thực hành... thì việc học tích tích cực và sáng tạo mới có điểu kiện thuận lợi đế phát triển. Còn khi mà sách giáo khoa, giáo trình còn chưa đủ; không có giảng đường riêng cho việc tự học; ít làm quen với các phương tiện nghe nhìn hiện đại như: projector, overhead, mạng Internet, trang thiết bị thí nghiệm, mô hình, học cụ... thì khó có thể yêu cầu sinh viên học tập một cách chủ động, sáng tạo.
Cùng với các biện pháp trên, chúng ta cần xây dựng tinh thần, thái độ và động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên, tuy nhiên chúng tôi chỉ thu được 4,00% ý kiến trên tổng số giáo
viên được hỏi. Có lẽ các thầy cô suy nghĩ trách nhiệm của các thầy cô dạy ở bậc cao đẳng, đại học chỉ thuần túy là truyền thụ kiến thức mà không cần quan tâm đến việc xây đựng cho các em có tinh thần, thái độ học tập đúng đắn, tích cực, một nhân sinh quan đúng đắn ? Thực ra,
đây là một vấn đề lớn, rất quan trọng vì chỉ khi xác định được thái độ và động cơ học tập đúng đắn: học cho ai ? học để làm gì ? nghề nghiệp này gắn bó với cuộc sống của mình như thế nào ? thì người sinh viên mới học tập tích cực, mới chủ động và tìm tòi sáng tạo. Vì vậy, nhà trường cần kết hợp với Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và đội ngũ giáo viên, bằng các hoạt động tập thể, thông qua bài giảng, bằng tình thầy trò... để xây dựng và bồi dưỡng động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên.
Song song với các nội dung trên, yêu cầu cao về người giáo viên (chiếm 4,00% ý kiến) đã ít được quan tâm. Như mọi người đều biết, phương châm dạy học "lấy người học làm trung tâm" hay chính xác hơn là lấy việc học của người học làm trung tâm là một hướng mới trong giáo dục và rất được hoan nghênh; nhưng để thực hiện thành công phương châm dạy học đó lại cần phải có những người thầy có tâm huyết với nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn vững vàng, trăn trở tìm tòi đào sâu kiến thức thì mới có thể tổ chức và hướng dẫn cho sinh viên để họ có thể học tập tích cực, chủ động và sáng tạo.
Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành khảo sát về các yếu tố có tính quyết định đối với việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy và thu được kết quả như sau:
Đồ thị 2.2 Các yếu tố quyết định việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy
Qua số liệu khảo sát ở trên, chúng ta thấy có bốn yếu tố có tác động rất lớn đối với việc đổi mới và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy, trong đó vai trò của người giáo viên được đánh giá cao (chiếm 80,00%). Điều đó hoàn toàn phù hợp với những nhận định của những nhà lý luận nghiên cứu giáo dục, tuy nhiên chúng ta cần phải khẳng định lại là: đó phải là những người giáo viên có tâm huyết với nghề và có trình độ chuyên môn vững vàng. Sau vai trò của người thầy, thì trang thiết bị và đồ dùng dạy học là một yếu tố rất quan trọng trong việc đổi
mới và nâng cao chất lượng của công tác giảng dạy (chiếm 40,00%). Như đã phân tích ở trên "có bột mới gột nên hồ", khi có các trang thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại thì người thầy mới có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến: giáo án điện tử, mô hình, thí nghiệm ảo, sử dụng công nghệ multimedia... Người sinh viên mới có thể tìm hiểu các phần mềm chuyên dụng, đào sâu kiến thức, tra cứu trên Internet... để mở rộng và đào sâu kiến thức đã học. Với các điều kiện về học tập đầy đủ như: phòng học chuyên dùng, phòng thí nghiệm, phòng máy tính, thư viện, mạng Internet... thì đó là một trong những điều kiện "đủ" giúp sinh viên học tốt. Cùng với trang thiết bị và đồ dùng dạy học, một vấn đề rất thực tế trong trường CĐ GTVT III là phải có đủ sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho các môn học (chiếm 24,00%). Đây là vấn đề cấp thiết, có tác động trực tiếp tới chất lượng đào tạo và rất cần sự đóng góp của các thầy cô và các chuyên gia trong ngành Giao thông vận tải để tổ chức biên soạn, đánh giá và đưa vào sử dụng các giáo trình chuyên ngành; hệ thống hóa tài liệu tham khảo cho từng môn học, ngành học.
Yếu tố cuối cùng, nhưng có vai trò quan trọng, quyết định sự thắng lợi của việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy là vai trò lãnh đạo của nhà trường (có 36,00% ý kiến đánh giá). Ban Giám hiệu cần chỉ đạo các phòng Đào tạo, phòng Tổ chức - Hành chính và các khoa chuyên môn xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho nhà trường; xây dựng và ban hành nội quy, quy chế và chế độ làm việc cho các phòng ban chức năng, các khoa và các trung tâm trực thuộc; ban hành các chính sách khen thưởng và kỷ luật nhằm duy trì các chế độ hoạt động trong trường và khuyến khích việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo; thực hiện đầu tư về con người và xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học... nhằm thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường.
Kết luận: Qua phân tích các số liệu về thực trạng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trường CĐ GTVT III, chúng ta có thể nhận xét một số ý kiến như sau:
Đa số giáo viên đều có ý thức và trách nhiệm đối với công tác giảng dạy, đều nhận thức được ý nghĩa và vai trò của việc học tập tích cực, chủ động và sáng tạo đối với kết quả học tập của sinh viên nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.
Mặc dù anh chị em giáo viên trong trường đã tổ chức một số mặt về giảng dạy nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên. Nhưng việc chuyển từ nhận thức sang hành động của anh chị em giáo viên còn có những khoảng cách đáng kể. Và trách nhiệm
của đội ngũ những người cán bộ làm công tác quản lý trong nhà trường làm phải làm sao để dần rút ngắn khoảng cách đó.
Trong các biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực của sinh viên trong học tập, vai trò của người giáo viên được khẳng định: có vai trò quyết định; tiếp theo là việc đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; vai trò lãnh đạo của nhà trường có ý nghĩa quan trọng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo; sau cùng là việc biên soạn giáo trình và hệ thống hóa tài