Tể chức bồi dương kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng giao thông vận tải III​ (Trang 57 - 60)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Tể chức bồi dương kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

Chất lượng đội ngũ giáo viên trường CĐ GTVT III còn chưa thật đồng đều, một số còn chưa chuẩn hóa. Lực lượng giáo viên, nhất là giáo viên trẻ qua dự giờ còn bộc lộ nhiều hạn chế về nghiệp vụ chuyên môn do hệ thống lý luận giáo dục quá lạc hậu, thiếu thực tế; thậm chí, nhiều giáo viên còn chưa được học nghề dạy học, cách dạy học. Vì vậy, trong công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên của trường CĐ GTVT III, cần chú ý bồi dưỡng các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm như: phương pháp dạy học đại học, phương pháp nghiên cứu khoa học, kiến thức về tin học...; các kiến thức về các trang thiết bị dạy học tiên tiến như: ứng dụng tin học trong công tác giảng dạy, sử dụng các phương tiện nghe nhìn: multimeđia, overhead, projector... cho đội ngũ giáo viên; và những kiến thức về tâm lý học đại cương, tâm lý học nhận thức, tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi... giúp giáo viên có thêm kiến thức, có cơ sở để tổ chức các hình thức dạy học tích cực (qua khảo sát theo Phụ lục 4, số cán bộ quản lý đánh giá mức độ là cấp thiết: 3,8/5,0 và khả thi là: 3,5/5,0).

Cần chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về lý luận dạy học hiện đại, về các phương pháp giảng dạy tiên tiến nhằm phát huy tích tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên (kết quả khảo sát theo Phụ lục 4 cho thấy: tính cấp thiết là: 3,0/5,0 và tính khả thi là: 2,7/5,0). Một trong những giải pháp nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên, đó là dạy học nêu vấn đề - ơ-ris-tic (Heuristic).

Dạy học nêu vân đề - Heuristic là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực phương pháp dạy học đang phát triển; là một hệ phương pháp dạy học phức hợp, chuyên biệt hóa, bao gồm

một tập hợp các phương pháp dạy học liên kết và tương tác với nhau, trong đó, phương pháp xây dựng bài toán Heuristic (tạo ra tình huống có vấn đề) giữ vai trò trung tâm chủ đạo. Nó còn được xem như một một hệ thống mới của dạy học, bao gồm những biện pháp tích cực hóa quá trình nhận thức - học tập và chứa đựng những nguyên tắc, quy tắc như:

- Phân tích tình huống có vấn đề, nhìn rõ vấn đề và giải quyết vấn - đề.

- Đảm bảo cho sinh viên tích cực nhận thức, tích cực hoạt động tìm kiếm.

- Nắm vững sáng tạo tri thức và phương pháp hoạt động trí tuệ. Mục đích của dạy học nêu vấn đề - Heuristic ở bậc cao đẳng, đại học:

- Nắm vững hệ thống tri thức hoa học.

- Con đường, quá trình thu nhận hệ thống tri thức.

- Hình thành và phát triển tính tích cực nhận thức và phát triển khả năng sáng tạo của sinh viên.

Như vậy, bản chất của dạy học nêu vấn đề - Heuristic là đặt trước sinh viên những vấn đề nhận thức - học tập có chứa mâu thuẫn giữa cái cho và cái tìm, rồi đưa sinh viên vào tình huống có vấn đề để kích thích họ tự giác, có nhu cầu giải quyết vấn đề. Hướng dẫn hoạt động tìm kiếm và tiếp thu tri thức mới bằng con đường giải quyết vân đề học tập một cách sáng tạo. Như vậy, phát triển cho sinh viên kỹ năng giải quyết vấn đề, định hướng chính xác trong các tình huống có vấn đề, tạo hứng thú, trong hoạt động nhận thức là đều quan trọng về chất của dạy học nêu vấn đề -Heuristic.

Nội đung cơ bản của dạy học nêu vấn đề - Heuristic là một quá trình bao gồm một chuỗi bài toán nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa cái cho và cái tìm (giữa lý thuyết và thực hành), được cấu trúc một cách sư phạm làm cho mâu thuẫn mang tính Heuristic, gọi là bài toán nêu vấn đề -Heuristic, là hạt nhân của hệ phương pháp dạy học nếu vấn đề - Heuristic.

Chính mâu thuẫn mang tính Heuristic của bài toán đã được sinh viên tự giác chấp nhận như một nhu cầu bên trong, bức thiết phải giải quyết bằng được; lúc đó sinh viên được đặt trong tình huống có vấn đề.

Trong và bằng cách tổ chức giải quyết bài toán Heuristic, sinh viên chiếm lĩnh một cách tự giác, tích cực và tự lực cả kiến thức, cách giải quyết và do đó có được cả niềm vui của nhận thức sáng tạo.

Quá trình dạy học đại học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề được chia thành nhiều bước, nhiều giai đoạn có tính chuyên biệt.

- John Dewey đề nghị 5 bước giải quyết vấn đề: • Tìm hiểu vấn đề.

• Xác định vấn đề.

• Đưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề.

• Xem xét hệ quả của từng giải thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệm trước đây.

• Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất.

Các hình thức tổ chức dạy học nêu vấn đề - Heuristic gồm có: - Làm việc nhóm (trao đổi ý kiến, khuyến khích tìm tòi).

- Thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ tranh luận (ngồi vòng tròn, chia nhóm những người cùng ý kiến).

- Tấn công não (brain storming): đây thường là thứ nhất trong sự tìm tòi giải quyết vấn đề nhằm giúp sinh viên đề ra những ý nghĩ, giải pháp để giải quyết vấn đề.

- Xếp hạng (ranking) là một cách kích thích suy nghĩa sâu hơn về một vấn đề và làm rõ ưu tiên.

- Sắm vai (role play) nhằm tập cho sinh viên tăng thêm khả năng suy nghĩ những hướng khác nhau và phát triển kỹ năng giải quyết và giải quyết sung đột.

- Mô phỏng (simulation) là sự mở rộng của cách sắm vai, cả lớp tham gia trên cơ sở tất cả đã hiểu rõ vấn đề, cùng tham gia giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan tới con người.

- Những chiến lược ra quyết định (decision making strategies) nhằm đào tạo những kỹ năng cần thiết cho sự tham gia dân chủ.

- Báo cáo và trình bày: thực hiện nhiều cách làm, từ cá nhân viết, trình bày ở nhóm nhỏ đến báo cáo của nhóm trước tập thể. [26].

Các bộ môn cần tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận và rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy. Tổ chức các buổi giảng thử, giảng mẫu về việc kết hợp giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện tư duy lôgíc, sáng tạo cho sinh viên. Ở mỗi bộ môn, cần cử những giáo viên dạy giỏi, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm làm cán bộ chuyên trách về phương pháp giảng dạy để tư vấn, giúp đỡ cho giáo viên mới về phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên.

Ngoài ra, ở các bộ môn còn cần tổ chức thảo luận về các phần kiến thức trong chương trình môn học để giáo viên có thể giao cho sinh viên tự đọc, tự tìm hiểu và viết báo cáo thu

hoạch; hoặc thảo luận về những đề tài khoa học thuộc môn học có thể tổ chức hướng dẫn cho sinh viên.

Mặt khác, việc cải tiến công tác biên soạn giáo án cũng là một công việc cần thiết của người giáo viên với các yêu cầu cụ thể sau:

- Giáo án phải thể hiên được các bước trong hoạt động dạy và học của giáo viên và sinh viên theo tiến trình và lôgic của bài giảng, thể hiện được những mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài giảng với các nội dung và yêu cầu của hoạt động học tập tích cực và sáng tạo của sinh viên.

- Nội dung kiến thức phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính vừa sức và phải nhấn mạnh vào trọng tâm bài giảng.

- Trong giáo án cần thiết kế hệ thống câu hỏi để dẫn dắt hoạt động nhận thức của sinh viên; hệ thống câu hỏi phải từ dễ đến khó và phù hợp với nội dung bài giảng. Có ba dạng câu hỏi thường được áp dụng khi giảng bài, đó là: các câu câu hỏi củng cố kiến thức và kỹ năng áp dụng, các câu hỏi đánh giá khả năng tổng hợp, phân tích vấn đề và những câu hỏi ứng dụng kiến thức và thực hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng giao thông vận tải III​ (Trang 57 - 60)