Đổi mới quan niệm và phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng giao thông vận tải III​ (Trang 55 - 57)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Đổi mới quan niệm và phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên

Trong giáo dục hiện nay, đang tổn tại năm quan niệm ve dạy học, đó là:

- Dạy học là truyền đạt thông tin, đây là hoạt động lấy thầy làm trung tâm, nhằm truyền đạt thông tin hoặc kiến thức càng nhiều càng tốt một chiều từ thầy đến trò.

- Dạy là truyền đạt kiến thức và thái độ đối với kiến thức, nhằm nhấn mạnh việc phát triển ở sinh viên khả năng xử lý tư liệu và áp dụng những quan niệm được nêu ra; người thầy mong muốn đem lại càng nhiều thông tin càng tốt, đồng thời làm cho sinh viên càng biết cách sử dụng thông tin đó càng tốt.

- Dạy là giúp cho người học học dễ dàng; bằng cách trình bày những giải thích về nội dung ở mức độ thích hợp nhằm giúp cho người học hiểu được thông tin để học và có thể ứng dụng vào những vấn đề mới, hoàn cảnh mới.

- Dạy là hoạt động nhằm thay đổi quan niệm hoặc sự hiểu biết của sinh viên về thế giới; đó là hoạt động hợp tác về kiến thức giữa thầy với trò.

- Dạy là sự hỗ trợ cho việc học của sinh viên; đó là hoạt động lấy trò làm trung tâm, trong đó sinh viên chịu trách nhiệm về việc học và nội dung học còn trách nhiệm của người thầy là giúp sinh viên trong việc lập kế hoạch, điều khiển, những hướng dẫn về quan niệm và cung cấp những mối liên hệ ngược. Mục đích của người giáo viên là động viên và duy trì những quyền lợi chính đáng của chính người học [31].

Như vậy, ba quan niệm đầu thiên về số lượng mà mục đích chính là truyền thụ kiến thức cho sinh viên càng nhiều càng tốt; trong các quan niệm này người thầy đóng vai trò trung tâm trong quá trình học tập và tiến hành kiểm tra cái mà sinh viên đã học, xem sinh viên học lúc nào và học như thế nào. Việc đánh giá chủ yếu là để xem sinh viên nắm được thông tin bao nhiêu, hơn là xem họ hiểu như thế nào.

Hai quan niệm sau là những quan niệm mới về dạy học mà ý tưởng chính của chúng là coi trọng chất lượng ("lấy người học là trung tâm" - là phương pháp dạy học nhằm phát huy

tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học). Mục đích của những quan niệm này là thay đổi cách nhìn và cách dùng kiến thức mà người sinh viên có được; việc dạy được tổ chức sao cho hoạt động học được dễ dàng bằng phương thức hợp tác giữa thầy và trò để phát triển ở người học sự thông hiểu và các cách giải thích về thế giới.

Trường CĐ GTVT III cần có bước đột phá làm thay đổi "quán tính" dạy học - truyền thụ một chiều, tồn tại từ lâu đời trong nhà trường. Chúng ta cần thấy một hiện tượng là có một số giáo viên năng nổ, nhiệt tình bỏ giáo án cũ, kỹ năng và kỹ xảo dạy học cũ đã trở thành thói quen ăn sâu và tiềm thức. Họ lao vào lần mò, tham khảo, xây dựng, thử nghiệm phương pháp giáo dục mới, nhưng rồi thành công cũng chẳng khen, thậm chí họ còn nhận được những lời "mát mẻ" của đồng nghiệp. Cho nên, nhiệt tình công tác của họ mau chóng tiêu tan. Vì vậy, lãnh đạo nhà trường cần gắn trách nhiệm của người giáo viên đối với chất lượng đào tạo của nhà trường (người giáo viên cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của sinh viên nhằm đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi cao với thực tiễn).

Các nhà quản lý cần quán triệt để người giáo viên thấu hiểu được mục đích cuối cùng của công tác giảng dạy là: "hiểu và hành" chứ không phải dạy để biết và nhớ; cách kiểm tra, thi cử và cho điểm đánh giá cũng phải dựa trên tiêu chí "hiểu" chứ không dựa vào 'tái hiện" tức là vào "nhớ". Từ đó, Ban giám hiệu trường CĐ GTVT III cần động viên, khuyến khích các thầy cô đổi mới phương pháp dạy học. Và người giáo viên cũng phải có ý thức là cần thay đổi về quan điểm dạy học, về phương pháp truyền thụ kiến thức và các hình thức dạy học nhằm bám sát mục tiêu "hiểu và hành", phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng của công tác đào tạo.

Tuy nhiên, ở trường CĐ GTVT III cũng như ở các trường cao đẳng kỹ thuật khác, do áp lực của chương trình môn học còn nặng (nhất là các môn học cơ bản) nên khi lên lớp giáo viên thường áp dụng ba quan niệm dạy học cũ, dùng các phương pháp giảng giải, thuyết trình để tránh trường hợp bị cháy giáo án, không hoàn thành nội dung chương trình môn học. Nếp suy nghĩ và tư tưởng ngại sử dụng các hình thức dạy học mới đã ăn sâu vào nếp nghĩ của mỗi giáo viên. Mặt khác, do thiếu lòng tin với sinh viên nên nhiều giáo viên lo ngại là: nếu giao cho sinh viên tự đọc một số nội dung trong giáo trình mà các em không hiểu, phản ánh với phòng Đào tạo, với bộ môn và làm ảnh hưởng tới kết quả thi hết môn học. Vì vậy, nói chung đội ngũ giáo viên có tâm lý ngại hướng dẫn sinh viên tự đọc sách giáo khoa, giáo trình và ít tổ chức các hình thức dạy học khác nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên.

Song song với hoạt động: kết hợp giữa phòng Đào tạo với bộ môn nhằm kết cấu lại nội dung chương trình theo hướng chú trọng thực hành, gọn, tinh và cơ bản; cần khuyến khích đội ngũ giáo viên đổi mới tư duy, cách nghĩ để thực hiện các phương pháp và hình thức dạy học mới như: ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, đùng hệ thống bảng biểu, hình vẽ, hình ảnh 3D sống động, làm các thí nghiệm ảo, tổ chức thảo luận theo nhóm, sử dụng phòng học chuyên dùng... nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Đó là một công việc rất cần phải làm và nhằm tạo ra cho đội ngũ giáo viên những luồng sinh khí mới trong hoạt động dạy học.

Ngoài ra, trong Quy chế quản lý công tác giảng dạy của trường CĐ GTVT III cần nêu thêm một nhiệm vụ bắt buộc đối với đội ngũ giáo viên là phải tổ chức thực hiện các phương pháp giảng dạy mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trong học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng giao thông vận tải III​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)