Kết luận chương ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng giao thông vận tải III​ (Trang 65 - 88)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.5. Kết luận chương ra

Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường CĐ GTVT III là một hoạt động rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện tốt mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Để phong trào đổi mới phương pháp học tập tích cực thực sự đi vào chiều sâu, vấn đề đầu tiên và có tính bao trùm là cần đổi mới quan niệm về công tác quản lý giáo dục; nâng cao hơn nữa về ý nghĩa và tầm quan trọng của các phương pháp dạy học tích cực; thực sự coi chất

lượng đào tạo và vấn đề "sống còn" của nhà trường; kiên quyết chống bệnh thành tích trong giáo dục.

Từ đó, cần xây dựng, hoàn thiện và từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích đội ngũ giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, khuyến khích sinh viên học tập tích cực, chủ động.

Với quan điểm: đội ngũ giáo viên là những người quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường, quyết định sự thắng lợi của phong trào đổi mới phương pháp dạy học. Nhà trường cần từng bước hoàn thiện và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cả vế số lượng và chất lượng, cần đầu tư, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên, tạo các điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tốt và đưa phong trào đổi mới phương pháp dạy học đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.

Song song với các hoạt động trên, cần tạo ra một phong trào thi đua học tập tích cực và sáng tạo sâu rộng trong nhà trường và làm cho mỗi sinh viên ý thức được rằng "tương lai của bản thân chính do mình tự quyết định", biến ý thức thành các hành động học tập tích cực, chủ động và sáng tạo; tự chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của mình.

Những biện pháp quản lý mà chúng tôi đề xuất ở trên có tính thử nghiệm, vì vậy việc triển khai áp dụng cần thực hiện linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường CĐ GTVT III. Đó còn là những đúc rút, những suy nghĩ và trăn trở của bản thân trong quá trình giảng dạy, công tác ở trường CĐGTVTIII.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đang đứng trước những biến đổi vô cùng to lớn: bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức... Tự học, học suốt đời đã trồ thành xu thế chung của thời đại và mỗi người, nếu muốn tự khẳng định mình đều phải tự trang bị cho mình một phương pháp học tập tích cực và sáng tạo để có thể học tập suốt đời.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương, khóa VIII: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học"; và Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: "Phát huy tư duy khoa học và sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu của học sinh và sinh viên đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề". Trường CĐ GTVT III đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy - học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên, trong công tác đào tạo của nhà trường hiện còn những mặt tồn tại cần khắc phục, đó là:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa hoàn chỉnh, nhất là giáo trình và sách giáo khoa (mới biên soạn và in được 19 giáo trình và 57 bài giảng - số liệu: [36]).

- Đội ngũ giáo viên không đồng đều và chưa được chuẩn hóa, còn tồn tại sức ì của thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ một chiều, thụ động; vẫn còn hiện tượng sinh viên: thụ động, ỉ lại và trông chờ... trong học tập

- Công tác quản lý của nhà trường còn chậm đổi mới và chưa tạo ra được những cơ chế thông thoáng cho việc đổi mới phương pháp dạy - học.

Từ những hạn chế đã nêu, do được bồi dưỡng và học tập về công tác quản lý giáo dục, kết hợp với với kinh nghiệm dạy học và những suy nghĩ, trăn trở của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, chúng tôi đề xuất một số biện phát quản lý như sau:

1. Cần đổi mới quan điểm về công tác quản lý giáo dục, mạnh dạn phân cấp quản lý kết hợp với cơ chế chịu trách nhiệm về công việc được giao.

2. Đổi mới công tác quản lý giáo dục, xây dựng những cơ chế đánh giá mới (theo hiệu quả và chất lượng công việc) và những chính sách nhầm khuyến khích đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học; kiên quyết chống căn bệnh thành tích trong hoạt động giáo dục.

3. Tập trung xây dựng, hoàn thiện và từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, làm cơ sở cho phương pháp dạy học tích cực.

4. Luôn coi trọng vai trò của đội ngũ giáo viên trong công tác đổi mới phương pháp dạy học; tổ chức tốt công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; tạo các điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần để người giáo viên có thể tâm tâm tận sức đổi phương pháp dạy học.

5. Từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cả về số lượng và chất lượng.

6. Cần xây dựng cho sinh viên trường CĐ GTVT III động cơ và thái động học tập đúng đắn; tổ chức bồi dưỡng, rèn luyện cho sinh viên một số kỹ năng tự học cơ bản làm công cụ cho việc học tập tích cực. Tạo điều kiện và quản lý tốt thời gian tự học của sinh viên.

Để làm tốt hơn nữa công tác đổi mới phương pháp dạy-học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, căn cứ vào thực tiễn phát triển của trường CĐ GTVT III, chúng tôi kiến nghị một số nội dung như sau:

1. Cần hoàn thiện giáo trình, tài liệu giảng dạy của bậc học cao đẳng làm cơ sở cho việc học tập tích cực của sinh viên.

2. Thư viện cần phối hợp với các bộ môn chuyên ngành và những giáo viên có uy tín, thành lập các thư mục chuyên ngành (các đề tài nghiên cứu và ứng dụng có., liên quan, sách tham khảo cho các vấn đề, các trang web có liên quan tới các ngành đào tạo...) để giáo viên và sinh viên nghiên cứu, tham khảo.

3. Nhà trường, các khoa và các bộ môn cần có cơ quan, cán bộ chuyên trách về lý luận dạy học, lý luận giáo dục... có nhiệm vụ theo dõi, tổng kết về các phương pháp dạy và học tiên tiến, các thành tựu của khoa học giáo dục, những xu hướng phát triển của giáo dục đại học trên thế giới... để phổ biến, thông tin, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và sinh viên trong trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Am (1997), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục.

[2] Nguyễn An (chủ biên), Bùi Kim Phượng, Nguyễn Thị Bích Hạnh, Ngô Đình Qua (1996), Lý luận dạy học, Trường đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh.

[3] Đặng Quốc Bảo (1997), Quản lý kinh tế xã hội và quản lý giáo dục: Khái niệm và lý luận, Trường cán bộ quản lý Giáo dục - Đào tạo, Hà Nội.

[4] Nguyễn Hữu Châu (2001), Một số xu thế của giáo dục ở thế kỷ XXI, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục số 85, Viện khoa học giáo dục.

[5] Carl Rogers (2001) (Cao Đình Quát dịch), Phương pháp dạy và học có hiệu quả, Nxb Trẻ. [6] Vũ Đình Cự (chủ biên) (1998), Giáo dục hướng tới thế kỷ 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung

ương khóa vin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[9] Nguyễn Thị Doãn (1996), Các học thuyết quản /ý, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội). [10] Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà

Nội.

[11] Phạm Văn Đồng (1999), về vấn đề Giáo dục - Đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [12] Lê Văn Giang (2001), Những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học giáo dục, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

[13] Phạm Minh Hạc (1998), Tâm lý học, Nxb Giáo dục.

[14] Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15] Phạm Minh Hạc (2001), "Phát triển nguồn nhân lượng đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Báo Nhân dân, ngày 07/6/2001.

[16] Trần Hiệp (chủ biên) (1996), Tâm lý học xã hội những vấn đề lý luận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

[17] Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Văn Lê (1999), Giáo dục học đại cương, Nxb Giáo dục. [18] Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập Ì, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[19] Đặng Thành Hưng, Bản chất của dạy học hiện đại, Tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục, tháng 3-4/2001.

[20] Đặng Thành Hưng, Nguồn gốc và những khiu cạnh xã hội triết học của trào lưu giáo dục hướng vào người học, Báo Vãn nghệ ngày 18/5/2003.

[21] Trần Thế Hưởng, Vũ Thị Tường Vi, Tự học những kỹ năng cơ bản, tậpl.

[22] Trần Kiều - Nguyễn Lan Phương, Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, Tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục, tháng 6-7/1997.

[23] M.I Kindakốp (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục, Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục Hà Nội.

[24] Mai Hữu Khuê (chủ biên), Nguyễn Trịnh Kiểm, Đỗ Hữu Tài, Bùi Quang Xuân (2000), Nghệ thuật lãnh đạo tâm lý học trong quản lý kinh doanh, Nxb tổng hợp Đồng Nai.

[25] Hồng Liên (2002), "Xay dựng phương pháp học tập hiệu quả", Báo Sài gòn giải phóng, ngày 15/01/2002.

[26] Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb Giáo dục.

[27] Phạm Thành Nghị (2000), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

[28] Raja Roy Singh (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: Những triên vọng của châu A - Thái Bình dương, Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[29] Vũ Văn Tảo (người dịch) (1997), Học tập một kho báu tiềm ẩn, Nxb Giáo dục.

[30] Ngôn Thanh, Giáo dục đào tạo: tiếng chuông mạnh, Báo Văn nghệ ngày 25/10/2003) [31] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2002), Học và

dạy cách học, Nxb Đại học Sư phạm.

[32] Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường (1998), Quá trình dạy - Tự học, Nxb Giáo dục.

[33] Nguyễn Cảnh Toàn, cần có tầm nhìn xa trong Giáo dục, Báo Hà Nội mới ngày 05/9/2003.

[34] Đỗ Hoàng Toàn (2000), Lý thuyết quản lý, Hà Nội.

[35] Trần Anh Tuấn (1995), Quản trị học, Đại học Mở - Bán công thành phố Hồ Chí Minh. [36] Nguyễn Đức Tư (2001), Giải pháp tăng cường các nguồn lực nhằm nâng cấp trường

trung học Giao thông vận tải khu vực III thành trường Cao đẳng, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Giáo dục, Viện Nghiên cứu phát triển Giáo dục).

[37] Trịnh Quang Từ (1996), Phương pháp tự học, Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

[38] Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản Giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục. [39] Nguyễn Như Ý, Đổi mới phương pháp dạy và học là một chìa khóa quan trọng của

cải cách giáo dục, Báo Nhân dân ngày 10/7/1998.

[40] Trao đổi về lựa chọn phương pháp dạy học, www.edu,nét.vn ngày 22/4/2003.

[41] Lấp lửng cái mệnh đề "Lấy người học làm trung tâm".www.edu.net.vn ngày 25/02/2003. [43] Phá bỏ việc dạy học theo kiểu truyền thụ một chiều, www.edu.net.vn ngày 25/02/2003. [43] Đổi mới cách dạy phải đi đôi với đổi mới cách học, www.edu.net.vn

ngày 25/02/2003. [44] Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường CĐ GTVT III. [45] Trường CĐ GTVT III (2003), Mục tiêu chương trình đào tạo Hệ cao đẳng.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN TRƯỜNG CĐ GTVT III

NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO

1. Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc lập dự báo, xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển dài hạn GD-ĐT, kế hoạch và chương trình ĐT hàng năm.

2. Quản lý và giám sát quá trình đào tạo: nội dung, chương trình, giáo trình; kế hoạch tuyển sinh, tốt nghiệp, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp, bố trí phòng học phục vụ cho việc học cũng như cho những nhu cầu khác; hỗ trợ các khoa, bộ môn trong việc thực tập, tham quan, phân công giảng viên, mời giảng viên thỉnh giảng.

3. Thực hiện các nội dung học thuật, kiểm tra chế độ cổng tác giảng viên, tổ chức hội giảng, thao giảng, các kỳ thi học sinh giỏi từ cấp tổ đến cấp bộ.

4. Xây dựng lịch các kỳ thi, kiểm tra, tổng kết học kỳ, năm học; tham mưu cho Hội đồng đào tạo xét điều kiện dự thi, tốt nghiệp, xét lưu ban, lên lớp, chế độ chính sách, học bổng, khen thưởng, kỷ luật SV; hướng dẫn các khoa, bộ môn ra đề thi, quản lý đề thi, đưa vào ngân hàng đề thi, thực hiện quy trình rút đề thi cụ thể cho từng kỳ thi.

5. Kiểm tra hồ sơ thanh toán cho giảng viên, cán bộ kiêm nhiệm, giảng viên thỉnh giảng do các khoa, bộ môn đề nghị.

6. Xây dựng phương án quản lý đào tạo hiện đại; theo dõi và làm các báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý và Hiệu trưởng, lưu trữ hồ sơ đào tạo theo quy định.

7. Nắm tính hình SVra trường (có việc, đúng ngành, phát huy tác dụng...), ý kiến phản hồi của cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng SV tốt nghiệp, đề xuất và điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, xã hội.

(điều 15 Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường cao đẳng GTVT III)

NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN

1. Tham mưu cho Hiệu trưởng tập hợp, quản lý, giáo dục SV; tổ chức các hoạt động vệ sinh, phòng bệnh, phòng chống ma túy, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể SV.

2. Tham mưu cho Hội đồng đào tạo xét chế độ, chính sách miễn giảm học phí, trợ cấp ưu đãi, khuyến khích học tập, lưu ban, lên lớp, khen thưởng, kỷ luật SV.

3. Kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chức, giúp đỡ SVtự học, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, lao động sản xuất, quản lý sv nội trú, ngoại trú và những hoạt động xã hội, từ thiện ngoài trường.

4. Thực hiện công tác giám thị, quản lý các mặt hoạt động của SV theo quy định nhiệm vụ tương đương giáo viên chủ nhiệm.

(điều 19, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường cao đẳng GTVT III).

NHIỆM VỤ CỦA CÁC KHOA, BỘ MÔN TRỰC THUỘC

1. Khoa, bộ môn trực thuộc có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý toàn bộ quá trình học thuật trong phạm vi quản lý.

2. Xây đựng chương trình đào tạo, biên soạn đề cương, bài giảng, giáo trình môn học, ngân hàng đề thi, ra đề thi (những môn không có trong ngân hàng).

3. Nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; xây dựng kế hoạch bổ sung, trang thiết bị dạy học, thực tập; tổ chức bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị.

4. Xây dựng kế hoạch phát triển khoa, bộ môn trước mắt và lâu dài, tổ chức bồi dưỡng và nâng cao trình độ giảng viên, tổ chức hội giảng, thi SVgiỏi hàng năm theo kế hoạch,

5. Sử dụng và quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc khoa, bộ môn quản lý. 6. Xây dựng khoa, bộ môn vững mạnh về mọi mặt.

7. Thực hiện tốt công tác giáo vụ: chương trình, kế hoạch giảng dạy, quy trình rút đề thi, kiểm tra, tổ chức các kỳ thi theo quy chế, rọc phách và chấm thi, cập nhật điểm, chuẩn bị hồ sơ để trình Hội đồng đào tạo xét các quyền lợi của SV(chất độ, kiểm tra, thi, lưu ban, lên lớp, tốt nghiệp, khen thưởng kỷ luật) thuộc khoa, bộ môn quản lý.

(điều 21, Quy chế về tổ chức và hoạt động của Trường cao đẳng GTVT III).

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG KHOA, TRƯỞNG BỘ

MÔN TRỰC THUỘC

1. Trưởng khoa, trưởng bộ môn là người có học vị cao nhất trong khoa, có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm thực tế về tổ chức, chỉ đạo, lãnh đạo khoa. Trưởng khoa, trưởng bộ môn trực thuộc chịu trách nhiệm cá nhân trước Hiệu ưưởng nhà trường về các mặt hoạt động của khoa, bộ môn mình quản lý.

2. Trưởng khoa, bộ môn được quyền đề nghị Hiệu trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm phó khoa, bố trí các tổ trưởng, trưởng phòng thí nghiệm, hoặc trưởng xưởng thực tập.

3. Đề nghị tuyển chọn, đề bạt, thuyên chuyển, mời giáo viên thỉnh giảng, đề xuất các chế độ chính sách đối với CBCNVC thuộc khoa, bộ môn để Hiệu trưởng xem xét quyết định.

4. Phân công giảng dạy lý thuyết, hướng dẫn thí nghiệm, thực hành trong sự điều phối chung của khoa, bộ môn; thường xuyên theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nội quy, quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên trường cao đẳng giao thông vận tải III​ (Trang 65 - 88)