7. Phương pháp nghiên cứu
2.4. Kết luận chương 2
Với mục tiêu xây dựng nhà trường phát triển bền vững trên cơ sở tiêu chuẩn ISO-9000 nhằm đào tạo ra những người lao động có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp nhằm phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, trường CĐ GTVT III không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo; xây dựng phong trào thi đua dạy tốt - học tốt, phong trào nghiên cứu khoa học ương nhà trường.
Tuy nhiên, việc triển khai các mặt hoạt động cụ thể của lãnh đạo nhà trường và các phòng ban chuyên môn (phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên..) còn yếu và chưa tạo được một "cú hích" đủ mạnh để phong trào đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học trong đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và sinh viên trường CĐ GTVT III đi vào chiều sâu, có những kết quả cụ thể.
Đội ngũ giảng viên chỉ chú ý hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của mình, còn chậm đổi mới phương pháp và nâng cao hiệu quả dạy học, chưa toàn tâm toàn ý trong việc truyền thụ kiến thức, dạy cách học cho sinh viên.
Sinh viên còn thụ động, ỷ lại vào giảng viên; chưa phát huy tinh thần tích cực sáng tạo trong học tập và rèn luyện, chưa thật là những con người làm chủ bản thân, làm chủ quá trình nhận thức và rèn luyện.
Những vấn đề thực tiễn trên đã đặt ra cho những người làm công tác đào tạo và quản lý của trường CĐ GTVT III những trách nhiệm vô cùng to lớn là phải tổ chức tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và đề ra những biện pháp quản lý phù hợp với đội ngũ giảng viên, sinh viên trong trường nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập của sinh viên.
Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO TRONG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG CĐ GTVT III