7. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3. Tăng cường vai trò quản lý trong quá trình dạy học
Một trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm là chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục cao đẳng - đại học của chúng ta chưa cao, chưa đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn xã hội.
Do đó, để nâng cao chất lượng đào tạo - thực hiện tốt mục tiêu đào tạo, thì nhà trường mà chủ yếu là phòng Đào tạo cần tập trung quản lý tốt quá trình đào tạo bằng kế hoạch đào tạo.
Kế hoạch đào tạo là khâu đầu tiên, là công cụ chủ yếu của công tác quản lý đào tạo của nhà trường. Xây dựng và quản lý tốt kế hoạch đào tạo thì quá trình đào tạo mới có mục đích và phương pháp xác định, mới tô chức và tận dụng được tối ưu các điều kiện, các yếu tố nhân lực, phương pháp, phương tiện... để đạt tới mục tiêu đào tạo. Có kế hoạch khoa học, phù hợp thì việc quản lý mới có hiệu quả. Kế hoạch đào tạo của nhà trường có nhiều loại văn bản, nhưng quan trọng nhất là thời khóa biểu. Vì nó là pháp lệnh, là kỷ cương của hoạt động dạy và học.
Nó giúp cho công tác quản lý quá trình dạy học được thể hiện một cách tỷ mỉ, chuẩn xác đến từng ngày, từng giờ (tại thời điểm này, ở hội trường này, ai đang lên lớp, nội dung gì, cho đối tượng sinh viên nào...).
Thời khóa biểu là mệnh lệnh làm việc của các khoa và các bộ môn, các lớp để tổ chức các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời là cơ sở để các đơn vị này xác định, xây dựng kế hoạch hoạt động tiếp theo của mình, không những mọi hoạt động dạy học phải phục tùng nghiêm ngặt mà phải kiên quyết bỏ các thói quen tùy tiện thay đổi, điều chỉnh thời khóa biểu. Với thời khóa biểu, người cán bộ quản lý có thể kiểm tra kế hoạch giảng dạy của các bộ môn và của từng giảng viên: chương trình và nội dung giảng dạy, số giờ lên lớp, số lượng sinh viên tham gia học tập... trên cơ sở đó kịp thời đôn đốc, nhắc nhở và chấn chỉnh những sơ sót, sai phạm (nếu có).
3.1.3.2. Quản lý bằng chế độ.
Song song với việc quản lý bằng kế hoạch, chúng ta cần quản lý quá trình đào tạo bằng các chế độ và theo chế độ. Mọi hoạt động trong trường CĐ GTVT III phải diễn ra theo kế hoạch chặt chẽ nhưng cũng phải tuân thủ những chế độ, quy định nghiêm ngặt của Bộ GD&ĐT và Bộ GTVT.
Để làm tốt công tác quản lý thì khâu báo cáo, kiểm tra giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua kiểm tra, chúng ta mới phát hiện những sai sót một cách kịp thời để uốn nắn, đồng thời ngăn ngừa những sai sót để không vi phạm nguyên tắc, chế độ. Do đó, định kỳ hàng tuần, hàng tháng các khoa, các bộ môn và phòng Công tác sinh viên, học sinh phải có các báo cáo tình hình thường kỳ hoặc đột xuất cho phòng Đào tạo để phòng tổng hợp và báo cáo Ban giám hiệu và nhận được sự chỉ đạo sát hơn với tình hình dạy và học trong nhà trường.
3.1.3.3. Chống bệnh thành tích trong GD&ĐT.
Cần triệt để chống căn bệnh thành tích trong giáo dục; từng bộ môn, các khoa, phòng và Ban giám hiệu trường CĐ GTVT III không vì chạy theo thành tích, chất lượng ảo mà buông lỏng quản lý chất lượng đào tạo; vì những chỉ tiêu thi đua để nhân nhượng, châm chước khâu kiểm tra, thi cử, đánh giá, cho điểm... của sinh viên.
Vì bệnh thành tích trong GD&ĐT sẽ dẫn tới hiện tượng chây lười trong học tập và hình thành thói quen ỉ lại của sinh viên; làm thui chột ý chí và lòng nhiệt tình đổi mới phương pháp dạy học của giảng viên; ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Nhà trường cần quản lý chặt chẽ các hoạt động kiểm tra thường kỳ, thi hết môn, thực hành, thực tập... kiên quyết xử lý (từ cảnh
cáo, cất thưởng, chuyển công tác đến buộc thôi việc, lưu ban, thôi học.) các trường hợp chạy chọt, mua bán điểm... trong trường nhằm lành mạnh hóa môi trường giảng dạy và học tập.
3.1.4. Xây dựng cơ chế, chính sách và các hoạt động để phát triển phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học.