Khái niệm sư phạm, hoạt động sư phạm củagiáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long​ (Trang 28)

Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 1999) sư phạm là khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học

Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam (Nguyễn Lân, 2000) sư phạm có 2 nghĩa:

1. Thuộc về nghề dạy học; 2. Chuyên đào tạo giáo viên

Như vậy, có thể hiểu sư phạm là phạm trù nói về nghề dạy học, về công tác giảng dạy, giáo dục trong nhà trường.

Như chúng ta đều biết, hoạt động là biểu hiện quan trọng nhất của mối quan hệ tích cực, chủ động của con người đối với thực tiễn xung quanh. Đó là quá trình diễn ra một loạt hành động có liên quan chặt chẽ với nhau tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục đích nhất định. Hoạt động của con người luôn luôn xuất phát từ những động cơ nhất định và sử dụng những công cụ, phương tiện để tác động lên đối tượng. Từ khái niệm sư phạm và quan niệm về hoạt động đã trình bày, có thể hiểu: HĐSP là hoạt động của nghề dạy học,

chính là hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường. Nó đặt trọng tâm vào công việc của người giáo viên tác động vào đối tượng lao động sư phạm là học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Hoạt động này bao gồm một loạt các công việc liên quan đến môi trường, phương tiện, công cụ, trang thiết bị… trong nhà trường.

Như vậy, HĐSP có phạm vi rất rộng, nó liên quan đến toàn bộ các bộ phận trong nhà trường. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin được xem xét, khảo sát sâu về HĐSP của giáo viên. HĐSP của giáo viên là hoạt động giảng dạy, giáo dục và các công tác chuyên môn khác của giáo viên theo quy định của Luật giáo dục và các văn bản qui phạm pháp luật khác. Hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của người giáo viên nhằm hướng tới việc giảng dạy, giáo dục học sinh. Hoạt động này bao gồm việc thực hiện những qui định về chuyên môn và việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của người giáo viên ở trong và ngoài giờ lên lớp.

1.2.3. Khái niệm kiểm tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học

Kiểm tra là chức năng của mọi chủ thể quản lí, không phân biệt ở cấp nào trong bộ máy quản lí nhà nước, là xem xét tình hình thực tế để đánh giá quá trình thực hiện các để đạt các mục tiêu nhiệm vụ đã được giao. Kiểm tra nhằm hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp lý của một chương trình, quy định hay kế hoạch công tác đã vạch ra trước đó, xem xét khả năng thực hiện trong thực tế. Tuy nhiên, ở các cấp bậc khác nhau thì quy mô kiểm tra cũng khác nhau và có những yêu cầu khác nhau. Kiểm tra gắn liền với công việc của một tổ chức nhất định hoạt động, như kiểm tra của một tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội (Đảng, Công đoàn, Mặt trận, Đoàn thanh niên...), hay kiểm tra hoạt động sư phạm trong nội bộ trường học. Kiểm tra là

có mục đích rõ ràng theo bề rộng và diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú và mang tính quần chúng.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực giào dục có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm tra:

- Theo (Hoàng Thị Tuyết, 2004) thì kiểm tra là quá trình xem xét kết quả đã đạt được đối chiếu với yêu cầu để đánh giá hiện trạng của đối tượng, từ đó điều chỉnh kịp thời.

- Theo (Nguyễn Thị Liên Diệp, 2011) thì kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt, phát hiện những lệch lạc và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đặt ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lí tới một trình độ cao hơn. Một hệ thống kiểm tra bao gồm những con người, phương pháp, công cụ để thực hiện nhiệm vụ cơ bản như: giám sát sự hoạt động, đo lường kết quả, điều chỉnh sai lệch.

- Ngoài ra, kiểm tra vừa là điều tra xem xét, đánh giá một quá trình hoạt động, vừa tự kiểm tra đánh giá các quyết định của người quản lí. Chức năng kiểm tra không chỉ tiến tới xếp loại bình bầu mà còn nhằm xác định phương hướng mục tiêu điều chỉnh kế hoạch cho một quyết định mới (Nguyễn Ngọc Hiến, 2003). Tuy nhiên, kiểm tra là một hoạt động khoa học, không phải ai cũng tiến hành kiểm tra được mà phải có nghiệp vụ khoa học, chuyên ngành, không kiểm tra tùy tiện được mà phải có tổ chức, kế hoạch và có thời gian (Nguyễn Duy Huân, 1997).

Trong quản lí nhà trường kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của người quản lí. Đó là công việc - hoạt động nghiệp vụ mà người quản lí ở bất kỳ cấp nào cũng phải thực hiện để biết rõ những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế nào. Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển.

Trong trường tiểu học, giáo viên tiểu học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. Theo Điều lệ trường tiểu học, giáo viên tiểu học có các nhiệm vụ sau:

1. Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

2. Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

3. Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.

4. Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.

5. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.

6. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

Theo (Nguyễn Khải Hoàn, 2012) thì kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là việc xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các công tác khác của giáo viên theo quy định của Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường, Quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và những quy định khác có liên quan.

Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá đúng trình độ chuyên môn, việc tuân thủ Quy chế chuyên môn và các quy định khác có liên quan; phát hiện yếu điểm để khắc phục, ưu điểm để phát huy và kinh nghiệm tốt để phổ biến; kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng giáo viên một cách hợp lý.

Họat động kiểm tra phải đạt các yêu cầu quan trọng sau đây:

- Đôn đốc giáo viên giảng dạy đúng chương trình, nội dung và kế hoạch đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Đánh giá đúng trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên, xem xét hoạt động sư phạm trong hòan cảnh cụ thể để phát hiện kinh nghiệm tốt, tiềm năng và những yếu kém, hạn chế để hướng dẫn việc phát huy sở trường, khắc phục yếu kém, hạn chế.

Như vậy, có thể hiểu kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt động giảng dạy, giáo dục và các công tác chuyên môn khác của giáo viên theo quy định của Luật giáo dục và các văn bản qui phạm pháp luật khác nhằm mục đích phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung, phát triển nhà trường, phát triển người giáo viên tiểu học và học sinh nói riêng.

1.3. Lý luận về kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học

1.3.1. Tầm quan trọng của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong trường tiểu học

Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là chức năng quản lí cơ bản, là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lí đảm bảo tạo lập mối liên hệ ngược thường xuyên, kịp thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong quá trình quản lí nhà trường.

Kiểm tra hoạt động sự phạm là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà trường. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh

đạo. Thực tế cho thấy, nếu kiểm tra đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu trưởng có thông tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Như vậy, kiểm tra hoạt động sư phạm vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để đảm bảo thực hiện các mục tiêu.Kiểm tra hoạt động sư phạm còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần. Kiểm tra chẳng những giúp nhà quản lí thu thập thông tin về hoạt động của đối tượng quản lí mà còn giúp nhà quản lí nhận rõ kế hoạch, việc chỉ đạo, điều hành… cuả mình có khoa học, khả thi không, từ đó có các biện pháp điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lí. Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học là thực hiện việc xem xét và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ về công tác chuyên môn, về nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của các thành viên, bộ phận trong nhà trường, phân tích nguyên nhân của các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu sót. Do đó giúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác các cá nhân; khuyến khích cái tốt, truyền bá kinh nghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Có thể nói, kiểm tra hoạt động sư phạm là một trong các yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.

Nghị quyết 29 –NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua đã chỉ rõ: nước ta đã xây dựng được hệ thống giáo dục và đào tạo tương đối hoàn chỉnh, cơ sở vật chất, thiết bị giáo

sinh tăng nhanh, chất lượng giáo dục và đào tạo có tiến bộ. Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo giáo dục nghề nghiệp, phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Quản lí còn nhiều yếu kém, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả, cơ chế tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" còn chậm và lúng túng. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng. Bên cạnh đó, bệnh hình thức, hư danh, chạy theo bằng cấp chậm được khắc phục, tư duy bao cấp còn nặng, làm hạn chế khả năng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Việc phân định giữa quản lí nhà nước với hoạt động quản trị trong các cơ sở giáo dục, đào tạo chưa rõ, công tác quản lí chất lượng, thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức.

Ngoài ra, nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Quốc hội khoá XI đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới thi đua trong giáo dục, khắc phục bệnh thành tích chủ nghĩa. Luật 2005 đã quy định nhà giáo và người học không được có hành vi gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục không những không giảm bớt mà còn có xu hướng ngày càng phổ biến như: tình trạng gian lận trong thi cử, trong cấp và sử dụng văn bằng chứng chỉ, tiêu cực trong tuyển sinh, chuyển trường ở các cấp học, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, trong xây dựng trường sở và mua sắm

thiết bị trường học. Các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đã và đang xói mòn các nguyên tắc cơ bản của giáo dục và gây tác hại lâu dài cho xã hội.

Chỉ thị số 33/2006/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục đã chỉ thị Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Gắn việc thực hiện chương trình hành động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục Mầm non, giáo dục Phổ thông, giáo dục Đại học, giáo dục nghề nghiệp; đổi mới công tác thi, tuyển sinh và xây dựng quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục, bảo đảm dạy thực chất, học thực chất để thực sự nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”.

Kiểm tra hoạt động sư phạm trong nhà trường là những việc làm liên tục, thường xuyên giúp nhà quản lí điều hành đúng hướng đích cần đạt tới. Tuy nhiên, hiện nay việc kiểm tra họat động sư phạm các trường tiểu học vẫn được tiến hành nhưng phương pháp và nội dung kiểm tra chưa được thực hiện một cách khoa học, nghiệp vụ và kỹ năng kiểm tra còn có những bất cập. Bên cạnh đó một số hiệu trưởng chưa nhận thấy hết vị trí, vai trò, chức năng, mục đích của việc kiểm tra hoạt động sư phạm, do đó công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên của hiệu trưởng còn qua loa, đánh giá chưa chính xác, thiếu sự công bằng. Chính vì thế chất lượng kiểm tra hoạt động sư phạmtrong trường tiểu học còn nhiều hạn chế, chưa thực sự có tác dụng nâng cao chất lượng dạy – học trong nhà trường. Điều đó đòi hỏi các nhà trường tiểu học cần đẩy mạnh công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, thực hiện công tác kiểm tra này một cách nghiêm túc, khách quan, công bằng nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân.

1.3.2. Cơ sở pháp lý của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong trường tiểu học

Các căn cứ pháp lý của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong trường tiểu học:

- Luật giáo dục 2005, sửa đổi 2009. Luật Giáo dục qui định nhiệm vụ quyền hạn của hiệu trưởng nhà trường cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long​ (Trang 28)