Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long​ (Trang 61)

- Nhận thức về công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên:

Chúng tôi tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng, mục đích và chủ thể kiểm tra.

- Thực trạng nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long: Thông qua phỏng vấn, khảo sát ý kiến cán bộ quản lí, giáo viên cũng như phân tích hồ sơ, sản phẩm hoạt động quản lí chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng mức độ thực hiện nội dung kiểm tra.

- Thực trạng việc sử dụng phương pháp và hình thức kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long: Thông qua khảo sát ý kiến cán bộ quản lí và giáo viên, chúng tôi tìm hiểu thực trạng mức độ sử dụng phương pháp và hình thức kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

- Thực trạng việc thực hiện qui trình kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long: Thông qua khảo sát ý kiến cán bộ quản lí và giáo viên, chúng tôi thu được thông tin về thực trạng mức độ thực hiện qui trình kiểm tra, từ lập kế hoạch kiểm tra, tổ chức kiểm tra đến chỉ đạo kiểm tra và tổng kết, điều chính kiểm tra.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, qua đó xác định nguyên nhân của thực trạng.

a. Mẫu 1: Dành cho cán bộ quản lí (phụ lục 1). b. Mẫu 2: Dành cho giáo viên (phụ lục 2).

Chúng tôi cũng dùng phương pháp phỏng vấn (phụ lục 3): Thực hiện tiếp xúc, trao đổi với cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường để tìm hiểu về nhận thức,thuận lợi và khó khăn, ưu điểm và nhược điểm của công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

Ngoài phiếu khảo sát và các câu hỏi phỏng vấn, tác giả còn nghiên cứu các văn bản pháp lý, hồ sơ liên quan đến công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long như các số liệu thống kê từ Phòng Giáo dục, các trường tiểu học của huyện Tam Bình.

Sử dụng phần mềm xử lý thống kê SPSS (IBM SPSS Statistics) for Windows, phiên bản 20.0 để xử lý thông tin trong phiếu điều tra.

2.2.3. Tổ chức khảo sát

Kết quả khảo sát từ 200 giáo viên và 28 cán bộ quản lí có thông tin cơ bản ở Bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4. Thông tin cơ bản về đối tượng khảo sát Thông tin chung Giới tính

Tổng

Giáo viên Nam Nữ

- Tuổi giáo viên 38,3±6,1 37,7±5,9 38±6.0

- Số lượng 87 113 200

- Tổ trưởng phụ trách chuyên môn 14/87 22/113 36/200 - Năm công tác của giáo viên 16,0±5,5 15,2±5,7 15,6±5,6

- Tuổi 45,1±4,9 44,8±3,9 45±4,6

- Số lượng 20 8 28

- Số năm giảng dạy 14,3±4,4 16,1±4,9 14,8±4,6

- Số năm là công tác quản lí 11,8±4,2 8,3±4,2 10,8±4,4

- Số lớp/trường 17,2±2,8 17,6±3,3 17,3±2,9

- Số tổ trưởng chuyên môn/trường 4,2±0,6 4,4±0,7 4,2±0,6 Trong 28 cán bộ quản lí khảo sát thì có 17 hiệu trưởng và 11 hiệu phó, trong 200 giáo viên có 125 người công tác ở các trường đạt chuẩn quốc gia và 75 người công tác ở các trường chưa đạt chuẩn quốc gia của 28 trường trong huyện. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt nhiều về tỷ lệ trình độ của giáo viên Nam và giáo viên Nữ trong huyện (Hình 2.3), có 11/21 giáo viên trình độ trung cấp, và 6/19 giáo viên trình độ cao đẳng công tác ở các trường chưa đạt chuẩn quốc gia, số lượng này chiếm tỷ lệ cao. Tuổi của các giáo viên trình độ trung cấp (45-48 tuổi) trong khi tuổi của giáo viên có trình độ cao đẳng 33-38 tuổi, giáo viên có trình độ đại học thì tuổi biến động từ 26-48 tuổi, những giáo viên này công tác ở hầu hết các trường đạt chuẩn quốc gia theo thông tư Số: 59/2012/TT-BGDĐT, kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ tuổi và trình độ giữa giáo viên Nam và Nữ ở các trường trong huyện.

Tỷ lệ cán bộ quản lí Nữ có trình độ đại học và cao đẳng cao hơn cán bộ quản lí Nam, số năm tham gia giảng dạy của họ cũng cao hơn cán bộ Nam.

Hình 2.4: Trình độ cán bộ quản lí (CBQL) theo Nam(a) Nữ (b) từ kết quả khảo sát các giáo viên và cán bộ quản lí trong huyện

Từ kết quả khảo sát 28 cán bộ quản lí thì có 11 trường chưa đạt chuẩn quốc gia, trong số những trường này có 7 hiệu trưởng trình độ đại học, 1 hiệu trưởng trình độ trung cấp, 3 hiệu trưởng trình độ cao đẳng, 1 hiệu trưởng đã có 20 năm làm công tác quản lí, các hiệu trưởng còn lại có số năm làm quản lí từ 5-15 năm, chứng tỏ những hiệu trưởng này đã có kinh nghiệm quản lí.

Hình 2.5: Số lượng và tỷ lệ % giáo viên từ các trường khảo sát

Có sự tương quan chặt chẽ giữa tuổi và giáo viên là số năm giảng dạy điều này tuân theo quy luật tự nhiên trong ngành giáo dục, người dạy lâu nhất

là 28 năm và người mới nhất là 3 năm, tuổi bắt đầu vào nghề của giáo viên là 22,4± 2,4 năm, tức là những giáo viên này đã vào nghề ngay khi tốt nghiệp các trường sư phạm, trong khi tuổi của cán bộ quản lí mới vào nghề dạy học là 30,2± 4,3 năm, nghĩa này họ đã đi dạy được 3-6 năm thì được bổ nhiệm làm quản lí và năm bắt đầu làm quản lí là ở Bảng 2.4

Hình 2.6. Tương quan giữa tuổi và số năm dạy học của giáo viên (a); giữa tuổi và số năm dạy học của cán bộ quản lí (b); giữa tuổi và số năm làm quản lí (c) của cán bộ quản lí các trường trong huyện Tam Bình

Tuy nhiên, tuổi của cán bộ quản lí không có sự tương quan đáng kể với số năm dạy và số tuổi cũng tương quan thấp với số năm làm quản lí, điều này chứng tỏ việc bổ nhiệm làm quản lí phụ không phụ thuộc vào thời gian dạy học mà thuộc nhiều yếu tố khác, có trường hợp vào nghề không lâu thì được đề bạt làm quản lí, có thể là giáo viên này có năng lực chuyên môn tốt, tố chất lãnh đạo tốt, do lãnh đạo tiền nhiệm nghỉ hưu, và chiến lược trẻ hoá đội ngũ lãnh đạo của huyện Tam Bình, có 10/28 trường hợp là số năm làm quản lí nhiều hơn số năm làm giáo viên, những cán bộ quản lí này là giáo viên làm việc được thời gian ngắn rồi được lên làm quản lí thời gian dài, có 3 trường không đạt chuẩn quốc gia có hiệu trưởng thuộc nhóm này.

Qua phân tích các đối tượng khảo sát trình bày ở trên cho thấy, đối tượng khảo sát bao gồm cả HT, PHT, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên đặc điểm đối

thông tin toàn diện về thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên đối với công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên

Nhận thức có vai trò định hướng cho con người trong suy nghĩ, hành động. Nó có tác dụng điều chỉnh thái độ và hành vi của con người trong cuộc sống. Chúng tôi đã tìm hiểu nhận thức của CBQL, giáo viên đối với công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên trên các phương diện: tầm quan trọng và mục đích kiểm tra; chủ thể kiểm tra. Chúng tôi có kết quả ở bảng 2.4 và 2.5 sau đây:

Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí về tầm quan trọng và mục đích của của việc kiểm tra hoạt động sư phạm

Nhận thức

Giáo viên Cán bộ quản lí

Số lượng % Số

lượng %

Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí về tầm quan trọng của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

- Quan trọng 122/200 61 25/28 89,3

- Rất quan trọng 78/200 39 3/28 10,7

Mục đích của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là (nhiều lựa chọn)

- Nhằm góp phần phát triển đội ngũ giáo viên,

hoàn thiện năng lực nhà giáo 78/200 38,5 20/28 71 - Để đánh giá xếp loại giáo viên chính xác 60/200 30 27/28 96 - Giúp hiệu trưởng nhà trường thực hiện tốt

công tác quản lí 39/200 19,5 25/28 89

Theo kết quả khảo sát trình bày ở Bảng 2.5, giáo viên và cán bộ quản lí đều nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra hoạt động sư phạm và họ chọn ở 2 mức độ là quan trọng và rất quan trọng. Trong đó, 61% giáo viên cho là quan trọng và 89,3% ở cán bộ quản lí; trong khi ở mức rất quan trọng ở giáo viên và cán bộ quản lí lần lượt là 39% và 10,7%. Không có ý kiến nào cho rằng kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là ít quan trọng hoặc không quan trọng. Điều này khẳng định, giáo viên và cán bộ quản lí nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong trường học.

Mục đích của kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên là nhằm góp phần phát triển đội ngũ giáo viên, hoàn thiện năng lực nhà giáo. Bảng 2.5 cho thấy, có 96% cán bộ quản lí cho rằng mục đích của việc kiểm tra là để đánh giá, để xếp loại giáo viên chính xác, có 89% cho rằng mục đích kiểm tra là để hiệu trưởng thực hiện tốt công tác quản lí, 71% cho rằng nhằm giữ kỹ cương nề nếp trong dạy học, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên, hoàn thiện năng lực nhà giáo (71%). Trong khi đó giáo viên nhận định mục đích của kiểm tra hoạt động sư phạm thể hiện ở bảng 2.4 chưa rõ nét (chiếm từ 12-38,5%).

Như vậy, cả cán bộ quản lí và giáo viên cần xác định rõ ràng hơn về mục đích của kiểm tra.

Bảng 2.6 trình bày kết quả xử lý thông tin trong phiếu điều tra về nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về chủ thể kiểm tra hoạt động sư phạm

Bảng 2.6. Nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về chủ thể kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

Chủ thể kiểm tra

(phiếu hỏi cho phép có nhiều lựa chọn)

Giáo viên Cán bộ quản lí Số lượng % Số lượng %

- Do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng kiểm

tra trực tiếp 73 36,5 3 11

- Hiệu trưởng giao quyền cho tổ, khối

chuyên môn kiểm tra 5 2,5 0 0

- Kết hợp kiểm tra của hiệu trưởng/phó hiệu

trưởng và tổ chuyên môn 115 57,5 28 100

- Giáo viên tự kiểm tra và báo cáo 4 2 0 0

Bảng 2.6 cho thấy, có 100% cán bộ quản lí cho rằng nên kết hợp giữa hiệu trưởng và tổ chuyên môn để kiểm tra, nhưng chỉ có 57,5% giáo viên ủng hộ cách này, có 36,5% giáo viên đồng ý hiệu trưởng/hiệu phó trực tiếp kiểm tra, trong khi chỉ có 11% cán bộ quản lí đồng ý cách này. Tuy nhiên cả giáo viên và cán bộ quản lí đều không ủng hộ việc hiệu trưởng giao quyền cho tổ, khối chuyên môn tự kiểm tra, hay giáo viên tự kiểm tra và báo cáo.

Kết quả khảo sát trên đây cho thấy, cả cán bộ quản lí và giáo viên đã xác định đúng chủ thể kiểm tra song coi trọng cơ chế kiểm tra trực tiếp, nghĩa là người quản lí cao nhất trong nhà trường cùng người quản lí ở các bộ phận trực tiếp kiểm tra hoạt động sư phạm của các giáo viên trong trường. Thực hiện cơ chế này, giúp hiệu trưởng nhà trường nắm được thông tin đầy đủ, chính xác song mất nhiều thời gian và không tạo điều kiện chuyển quá trình

2.3.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của người giáo viên nhằm hướng tới việc giảng dạy, giáo dục học sinh. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học bao gồm nhiều nội dung: Phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống; thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện công tác khác được giao. Chúng tôi đã hỏi ý kiến cán bộ quản lí và giáo viên về mức độ thực hiện các nội dung kiểm tra.

Mức độ thực hiện được nhận định theo 5 mức độ: Mức 5: Rất tốt; Mức 4: Tốt; Mức 3: Khá; Mức 2: Trung bình; Mức 1: Yếu.

2.3.2.1. Thực trạng việc thực hiện kiểm tra về phẩm chất đạo đức, lối sống của giáo viên ở các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên là nền tảng cho hoạt động giảng dạy, giáo dục học sinh. Kết quả xử lý thông tin từ phiếu khảo sát cán bộ quản lí và giáo viên về mức độ kiểm tra phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống của giáo viên thể hiện ở bảng 2.7 sau đây

Bảng 2.7. Ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí về mức độ thực hiện nội dung kiểm tra về phẩm chất đạo đức, lối sống của giáo viên các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Kiểm tra về phẩm chất đạo đức, lối sống GV/ QL

Mức độ thực hiện

1 2 3 4 5 % % % % %

1

Kiểm tra về nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

GV 0 3,5 60,5 36 0

2 Kiểm tra về việc chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước.

GV 0 3,5 60,5 35,5 0,5 QL 0 18 71 11 0

3

Kiểm tra về chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.

GV 0 0 70,5 29,5 0

QL 0 14 79 7 0

4

Kiểm tra về đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng.

GV 0 5 63,5 22,5 4

QL 0 18 75 7 0

5

Kiểm tra về tính trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh.

GV 0 6 66,5 24,5 3

QL 0 25 68 7 0

Nhìn vào bảng 2.7 chúng ta thấy việc kiểm tra về phẩm chất đạo đức, lối sống của CBQL và giáo viên (Bảng 2.7), có từ 60% - 70% chọn mức khá cho các nội dung ở Bảng 2.7 điều này nói lên ý thức trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tính chấp hành pháp luật và chính sách của nhà nước, quy chế của ngành, nhà trường và luật lao động, lối sống và tính trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh của giáo viên và cán bộ quản lí chưa cao. Mức rất tốt chiếm tỷ lệ không đáng kể nhưng không có mức yếu, điều này chứng tỏ là đa số đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương của nhà nước, quy định của ngành, tổ chức đơn vị và đạo đức của nhà giáo. Trong đó, trách nhiệm đối với nhà nước, với ngành và đạo đức của người thầy giáo ở mức tốt chiếm 24-36%, trong khi đối với cán bộ quản lí là 7-11%, trong khi mức rất tốt, mức trung bình chiếm không đáng

kể trong các nội dung này. Khi trao đổi với các cán bộ quản lí và giáo viên, họ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)