Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên thực hiện theo các bước (giai đoạn sau): Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và tổng kết, điều chỉnh công tác kiểm tra.
1.3.5.1. Lập kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên
Kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là một bộ phận trong kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường. Kế hoạch cần chỉ rõ:
+ Căn cứ (cơ sở) xây dựng kế hoạch
+ Đặc điểm tình hình (thuận lợi, khó khăn) + Mục đích, yêu cầu
+ Nội dung kiểm tra + Đối tượng kiểm tra
+ Phương pháp kiểm tra + Hình thức kiểm tra + Thời gian kiểm tra + Lực lượng kiểm tra
Các loại kế hoạch kiểm tra bao gồm: Kế hoạch kiểm tra toàn năm, kế hoạch kiểm tra tháng, lịch kiểm tra tuần...
1.3.5.2. Tổ chức kiểm tra
Công việc đầu tiên của tổ chức kiểm tra là xây dựng lực lượng kiểm tra. Cần lựa chọn người tham gia lực lượng kiểm tra có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Đầu năm học, hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ, xác định trách nhiệm, quyền hạn, phân công cụ thể cho các thành viên trong ban kiểm tra. Một số phẩm chất năng lực cần có của người kiểm tra viên là: Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; Có năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp; Ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao. Có uy tín với đồng nghiệp; Trung thực, thẳng thắn; Thận trọng; Tế nhị trong giao tiếp.
Sau khi thành lập ban kiểm tra, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra.
Đối với kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên (theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 như đã trình bày ở trên) và tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên tiểu học. Đây là cơ sở để nhà trường đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên và đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.
Ngoài ra, trong công tác tổ chức kiểm tra còn phải xây dựng chế độ kiểm tra:
+ Chế độ chính sách cho lực lượng kiểm tra.
1.3.5.3. Chỉ đạo kiểm tra
- Tiến hành kiểm tra (tiếp cận đối tượng) gồm: lựa chọn và sử dụng phương pháp, phương tiện chủ yếu để thu thập thông tin, số liệu cần thiết, xử lý thông tin (xử lý thô, tinh), đánh giá sơ bộ, lập biên bản và thông báo bước đầu.
- Thu thập thông tin phản hồi từ giáo viên được kiểm tra.
- Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra. - Tổng kết đưa ra kết luận và kiến nghị.
- Kiểm tra lại (nếu cần). - Lưu hồ sơ kiểm tra.
1.3.5.4. Tổng kết, điều chỉnh
+ Tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác kiểm tra
+ Điều chỉnh đối tượng kiểm tra, lực lượng kiểm tra và công tác quản lí của các cấp quản lí trong nhà trường.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học
Quá trình quản lí giáo dục được hiểu như một quá trình vận động của các thành tố, có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, trong hệ thống tổ chức của nhà trường. Hệ thống đó bao gồm: Chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, nội dung, phương pháp quản lí, mục tiêu quản lí. Các thành tố đó luôn vận động trong mối liên hệ tương tác lẫn nhau, đồng thời diễn ra trong sự chi phối, tác động qua lại với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội chung quanh. Như vậy, trong quản lí nhà trường cần nhận rõ tác động của chủ thể quản lí đến nhà trường, có hai loại: Tác động từ bên ngoài (Khách quan) và tác động bên trong nhà trường (Chủ quan).
1.4.1. Các yếu tố khách quan
Là các tác động từ bên ngoài nhà trường, gồm các tác động của các cơ quan quản lí giáo dục cấp trên, nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường. Cụ thể:
- Các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra: Trong từng hoạt động của nhà trường các văn bản quy định rõ ràng, đầy đủ, giúp hiệu trưởng có thể vận dụng ban hành văn bản áp dụng pháp luật, để tổ chức điều hành, quản lí nhà trường, quản lí công tác kiểm tra hoạt động sư pham giáo viên ở trường tiểu học.
- Sự tác động của các cấp quản lí giáo dục vể công tác kiểm tra: Việc thanh tra của Sở giáo dục và đào tạo; chỉ đạo, kiểm tra của Phòng giáo dục và đào tạo; chính quyền địa phương trong hoạt động kiểm tra nhà trường; việc tổ chức bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ quản lí, cho thành viên ban kiểm tra, có tác động, ảnh hưởng nhất định đến công tác kiểm tra của nhà trường.
- Công nghệ thông tin: Việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường, nếu dược tổ chức tốt sẽ đem lại việc cung cấp thông tin về hoạt động kiểm tra nhanh chóng, giúp việc quản lí, điều hành nhà trường kịp thời, hiệu quả hơn; việc lưu trữ, xử lý và sử dụng cung cấp thông tin kết quả kiểm tra cũng sẽ nhanh chóng, hiệu quả.
1.4.2. Các yếu tố chủ quan
Là tác động từ bên trong nhà trường, gồm hoạt động của các chủ thể quản lí của chính nhà trường nhằm huy động, điều phối, giám sát các lực lượng giáo dục của nhà trường thực hiện có chiến lược, có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học và giáo dục đặt ra. Đó là sự tác động có mục đích, có kế hoạch và phải tuân theo các nguyên tắc quản lí. Cụ thể:
Phẩm chất chính trị của người Hiệu trưởng: Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; quy định của ngành, của địa phương và của nhà trường. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí; thực hành tiết kiệm.
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của người hiệu trưởng: Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; trung thực, tận tâm với nghề nghiệp và có trách nhiệm trong quản lí nhà trường; Được tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cộng đồng tín nhiệm; là tấm gương trong tập thể sư phạm nhà trường.
Năng lực chuyên môn và năng lực quản lí của hiệu trưởng: Đạt trình độ chuẩn đào tạo. Hiểu biết chương trình và kế hoạch giáo dục ở tiểu học; Có năng lực chỉ đạo, tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có hiệu quả. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường. Dự báo được sự phát triển của nhà trường phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển nhà trường. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển nhà trường toàn diện và phù hợp; xây dựng và tổ chức thực hiện đầy đủ kế hoạch năm học.
Nghiệp vụ kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng. Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng các hoạt động dạy học, giáo dục và quản lí của nhà trường theo quy định; chấp hành thanh tra giáo dục của các cấp quản lí; sử dụng các kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm định chất lượng giáo dục đề ra các giải pháp phát triển nhà trường.
Kỹ năng đánh giá, tư vấn, thúc đẩy của hiệu trưởng: Kiểm tra và đánh giá chính xác, khách quan là một biện pháp giúp đỡ đối tượng, nhưng để giúp đỡ hiệu quả hơn thì không chỉ dừng lại ở việc đánh giá mà Hiệu trưởng còn có nhiệm vụ tư vấn cho đối tượng được kiểm tra, chỉ cho họ những biện pháp để khắc phục những tồn tại, yếu kém, chỉ ra việc sử dụng những phương pháp
dạy học và giáo dục chưa hợp lý, sự vận dụng phương pháp chưa sát với hoàn cảnh của lớp học và đưa ra những yêu cầu cần phải thực hiện.
Tư vấn phải nhằm giúp giáo viên: Tự phân tích các hoạt động sư phạm của mình. Tự đánh giá khoảng cách giữa yêu cầu đặt ra đối với bài dạy với kết quả đạt được, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để cải thiện nghiệp vụ sư phạm. Phân tích trách nhiệm cá nhân và tập thể, Tăng khả năng tham gia vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục.
- Ý thức, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên
Tư tưởng, phẩm chất đạo đức của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Tham gia học tập, nghiên cứu các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước. Biết liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng; Chấp hành quy chế của ngành. Đảm bảo ngày công; lên lớp đúng giờ, chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được phân công. Không làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ cốt cán trong nhà trường: Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy; có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hoá kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy; kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống; có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chuyên sâu về một môn học.
Thái độ, nhận thức của cán bộ giáo viên về kiểm tra hoạt động sư phạm: Có nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra hoạt động sư phạm trong trường học. Thấy được tầm quan trong của kiểm tra hoạt động sư phạm là một trong những nội dung quản lí để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nghiệp vụ kiểm tra hoạt động sư phạm của cán bộ giáo viên: Thường xuyên
phạm trong trường học. Nếu là thành viên trong ban kiểm tra thì phải có kỹ năng kiểm tra như: nắm vững văn bản chỉ đạo, thu thập thông tin, góp ý trao đổi với người được kiểm tra, thực hiện đánh giá, tư vấn, thúc đẩy và lập biên bản sau khi kiểm tra.
- Các điều kiện cần thiết để thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm có chất lượng
Về vật chất:
+ Đảm bảo đầy đủ các văn bản về quy định công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học để các thành viên trong ban kiểm tra nắm bắt kịp thời thông tin mới trong quá trình kiểm tra.
+ Đảm bảo các phương tiện, văn phòng phẩm, biểu mẫu cần thiết để thực hiện công tác kiểm tra.
+ Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách cho các thành viên trong ban kiểm tra cho phù hợp trong tình hình hiện nay.
Về tinh thần:
+ Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng công tác kiêm tra cho các thành viên trong ban kiểm tra.
+ Sắp xếp thời gian hợp lý tạo điều kiện thỏa mái cho các thành viên trong ban kiểm tra, tránh dồn nhiều nội dung kiểm tra trong một thời gian ngắn làm cho việc kiểm tra sơ sài, không đạt chất lượng.
- Văn hóa nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của lực lượng ban kiểm tra nhà trường, đảm bảo việc kiểm tra được tiến hành trong điều kiện thuận lợi nhất. Một môi trường văn hóa trong nhà trường lành mạnh, hợp tác, chia sẻ là cơ sở cho hoạt động hiệu quả của hoạt động kiểm tra trong nhà trường.
Kết luận chương 1
Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên trong nhà trường tiểu học là một trong những nội dung của kiểm tra nội bộ trường học, đó cũng là một trong bốn chức năng của hiệu trưởng. Quản lí nhà trường vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, trong đó công tác kiểm tra trong nhà trường cũng phải mang tính khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi hiệu trưởng trường tiểu học phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học về công tác kiểm tra trong quản lí. Nắm vững hệ thống nhiệm vụ, mục tiêu, các nguyên tắc và quy trình kiểm tra hoạt động sư phạm trong nhà trường. Trên cơ sở đó vận dụng linh hoạt sáng tạo trong quá trình quản lí công việc của mình, nhằm tổ chức hoàn thiện quy trình kiểm tra trong nhà trường vận hành nhịp nhàng, phù hợp quy luật khách quan, để hoạt động của nhà trường đi đến mục tiêu giáo dục đề ra.
Về yêu cầu kiểm tra là phải công khai dân chủ, trung thực, không thiên vị, không thành kiến cá nhân, phải công bằng và phải lắng nghe ý kiến phản hồi, trao đổi, đối thoại của người được kiểm tra. Phối hợp cùng các tổ chức, đoàn thể, công đoàn nhà trường, các bộ phận chuyên môn, kịp thời giải quyết những bất cập trong nhà trường, trên cơ sở giúp đỡ người được kiểm tra, động viên khuyến khích cố gắng vươn lên tạo cho quá trình kiểm tra thành tự kiểm tra.
Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học bao gồm: kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của giáo viên; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ khác.
Có nhiều phương pháp và hình thức kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Cần lựa chọn và phối hợp các phương pháp và hình thức kiểm tra phù hợp với nội dung, đối tượng kiểm tra cụ thể.
Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra (Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng kiểm tra; Lập kế hoạch, chương trình kiểm tra cụ thể (xác định đầu việc, giới hạn, thời gian); Xây dựng lực lượng kiểm tra (quyết định thành lập, xác định trách nhiệm, quyền hạn, phân công cụ thể).
Bước 2: Tiến hành kiểm tra (tiếp cận đối tượng) gồm: lựa chọn và sử dụng phương pháp, phương tiện chủ yếu để thu thập thông tin, số liệu cần thiết, xử lý thông tin (xử lý thô, tinh), đánh giá sơ bộ, lập biên bản và thông báo bước đầu; Thu thập tín hiệu phản hồi từ đối tượng.
Bước 3: Kết thúc kiểm tra: Tổng kết đưa ra kết luận và kiến nghị; Lưu hồ sơ kiểm tra; Kiểm tra lại (nếu cần).
Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Người hiệu trưởng nhà trường cần nắm vững cơ sở lý luận và pháp lý để thực hiện tốt công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Đây cũng là cơ sở để tác giả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên các trường tiểu học huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh long.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNGTIỂU HỌC
HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục tiểu học ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
2.1.1. Tình hình chung
Tam Bình là một trong 6 đơn vị hành chính tương đương của tỉnh Vĩnh Long, thành huyện nông thôn của tỉnh Vĩnh Long (Hình 1), nằm về phía Nam và cách trung tâm tỉnh Vĩnh Long 32 km. Huyện Tam Bình có 16 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên 297,72 km2 với dân số 154.049 người. Trong đó, mật độ dân số ở thành thị là 2.964 người/km2 và ở nông thôn là 516 người/km2. Dân số ở nông thôn 149.093 người, chiếm tỷ lệ 96,78%. Dân tộc chủ yếu là người kinh, người Khmer có 5.233 người chiếm tỷ lệ 3,4% chủ yếu sống ở xã Loan Mỹ. Do đó, việc học tập của con em ở nông thôn và ở vùng dân tộc Khmer còn gặp khó khăn.
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Là huyện có mạng lưới sông rạch chằng chịt, hệ thống giao thông nông thôn khá phát triển, huyện có quốc lộ 1A, quốc lộ 53, quốc lộ 54, tỉnh lộ 904,