Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long​ (Trang 36)

Hoạt động sư phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của người giáo viên nhằm hướng tới việc giảng dạy, giáo dục học

sinh. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học có mục đích, yêu cầu như sau:

- Mục đích: Nhằm đánh giá đúng trình độ chuyên môn, việc tuân thủ quy chế và các quy định khác có liên quan, phát hiện những kinh nghiệm tốt để phổ biến và nhân rộng; kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí sử dụng, bồi dưỡng giáo viên một cách hợp lý.

- Yêu cầu: Kiểm tra và đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục của giáo viên đối chiếu với quy định của chương trình, nội dung, phương pháp và kế hoạch giảng dạy đã đề ra trước đó. Xem xét hoạt động sư phạm của giáo viên, phản ánh đúng thực trạng, công khai, dân chủ, công bằng; phát hiện các tiềm năng, hạn chế, yếu kém, giúp phát triển các khả năng, sở trường vốn có và khắc phục hạn chế, thiếu sót.

Căn cứ vào nhiệm vụ của giáo viên tiểu học được qui định tại Điều lệ trường tiểu học và Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, có thể xác định nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học bao gồm:

1.3.3.1. Kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên là nền tảng cho hoạt động giảng dạy, giáo dục học sinh. Kiểm tra phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên bao gồm các nội dung sau:

1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước.

3. Chấp hành quy chế của ngành, quy định của nhà trường, kỷ luật lao động.

4. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng

5. Trung thực trong công tác; đoàn kết trong quan hệ đồng nghiệp; phục vụ nhân dân và học sinh.

1.3.3.2. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh: Đây là nội dung kiểm tra trọng tâm trong hoạt động sư phạm của giáo viên. Các nội dung kiểm tra bao gồm:

1. Trình độ nghiệp vụ sư phạm (tay nghề): Xem xét và đánh giá hai mặt là trình độ nắm kiến thức, kỹ năng, thái độ cần xây dựng cho học sinh thể hiện qua việc giảng dạy và trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy và giáo dục thông qua kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.

2. Thực hiện qui chế chuyên môn: Qui chế chuyên môn là những qui định về chuyên môn mà giáo viên phải thực hiện. Qui chế chuyên môn bao gồm:

- Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy, giáo dục; - Thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo qui định;

- Kiểm tra và chấm bài, quan tâm giúp đỡ các đối tượng học sinh; - Tham gia sinh họat tổ chuyên môn;

- Thí nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học. Thực hiện các tiết thực hành theo qui định;

- Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về hồ sơ và các qui định về chuyên môn; - Tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

- Tuân thủ các qui định về dạy thêm, học thêm. 3. Kết quả giảng dạy, giáo dục:

+ Kết quả học tập, rèn luyện của học sinh qua các lần kiểm tra chung của khối lớp;

+ Kết quả kiểm tra trực tiếp của ban kiểm tra; + Mức độ tiến bộ của học sinh.

1.3.3.3. Kiểm tra việc thực hiện các công tác khác được giao

Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo viên tiểu học còn tham gia các công tác chuyên môn khác do hiệu trưởng phân công. Một số công tác khác mà giáo viên phải thực hiện là:

+ Công tác chủ nhiệm;

+ Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là trong lớp mình dạy; + Tham gia thao giảng ở trường, huyện, tỉnh;

+ Xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng dẫn học sinh tự học;

+ Nghiên cứu khoa học.

1.3.4. Phương pháp và hình thức kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học

1.3.4.1. Phương pháp kiểm tra

Để thu thập những thông tin đáng tin cậy, khách quan về các hoạt động sư phạm của giáo viên trong nhà trường, người quản lí sử dụng các phương pháp kiểm tra khác nhau. Nhưng lựa chọn và sử dụng phương pháp nào là tùy thuộc đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian kiểm tra và tình huống cụ thể trong kiểm tra.

Có nhiều cách phân loại các phương pháp kiểm tra:

a) Cách thứ nhất gồm 3 phương pháp phổ biến

- Phương pháp kiểm tra kết quả (chất lượng và hiệu quả dạy học và giáo dục).

- Phương pháp kiểm tra phòng ngừa (dự đoán sai lệch, uốn nắn, điều chỉnh).

Để kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học theo các phương pháp trên, người hiệu trưởng cần sử dụng các phương pháp bổ trợ sau làm điều kiện, phương tiện thực hiện. Đó là các phương pháp: Quan sát, đàm thoại, phiếu điều tra chất lượng kiến thức học sinh (nói, viết, thực hành); phân tích, tổng hợp tài liệu, hồ sơ và đối chiếu với thực tế; tham gia các hoạt động giáo dục cụ thể...

b) Cách thứ hai gồm các phương pháp cụ thể sau

- Phương pháp kiểm tra hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên

+ Dự giờ là phương pháp đặc trưng để kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Người kiểm tra có thể dự giờ có lựa chọn, theo đề tài, dự giờ song song nghiên cứu phối hợp một số lớp, dự giờ có mục đích và mời các chuyên gia cùng dự... Thông qua dự giờ có thể kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm, xem xét mức độ giáo viên nắm mục đích, yêu cầu chương trình, nội dung, vị trí của bài giảng trong chương trình môn học. Qua dự giờ, thu thập được mức độ nắm chuẩn kiến thức, kỹ năng xác định trọng tâm, yêu cầu tối thiểu và những vấn đề mở rộng, nâng cao cho học sinh khá giỏi; việc giáo dục thái độ, động cơ học tập cho học sinh thông qua bài dạy; tính hợp lý của cấu trúc bài giảng; mức độ đạt được mục tiêu của bài giảng của giáo viên được kiểm tra.

+ Xem xét, kiểm tra các sản phẩm hoạt động sư phạm của giáo viên: Sản phẩm hoạt động của giáo viên gồm: Các hồ sơ sổ sách của giáo viên bao gồm: kế hoạch giảng dạy, giáo dục; giáo án; sổ điểm; sổ chủ nhiệm; kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém, sổ dự giờ, sổ tư liệu, kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn khác, đồ dùng dạy học tự làm. Các tài liệu khác nhau: Sổ sách, hồ sơ cá nhân (giáo án, kế hoạch cá nhân, lịch báo giảng, sổ điểm).

+ Đàm thoại với giáo viên (về thực hiện chương trình, phương pháp giảng dạy, sự chuyên cần và tiến bộ của học sinh). Mục đích của đàm thoại là người kiểm tra mong muốn nhận được càng nhiều càng tốt thông tin từ chính

bản thân người được kiểm tra về vấn đề quan tâm. Kỹ năng phỏng vấn thể hiện ở việc đặt câu hỏi, việc lắng nghe và khơi gợi ý kiến người được hỏi.

- Phương pháp kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh

+ Kiểm tra nói, viết, thực hành.

+ Nghiên cứu và phân tích vở học sinh.

+ Kiểm tra kỹ năng học sinh trong việc làm bài tập, thí nghiệm thực hành, lao động hướng nghiệp.

Ngoài các phương pháp nêu trên, ngày nay người ta còn sử dụng nhiều phương pháp xử lý bằng máy tính, toán học, lôgíc học. Tùy từng đối tượng, người quản lí phải biết sử dụng linh hoạt các phương pháp phục vụ cho mục đích kiểm tra của mình nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Ngày nay bằng những phương tiện thông tin hiện đại, để kiểm tra người ta có thể sử dụng rất nhiều phương tiện mạng máy tính, kiểm tra trực tuyến.

1.3.4.2. Hình thức kiểm tra

Các hình thức kiểm tra rất phong phú, có thể phân loại dựa theo các dấu hiệu sau:

- Theo thời gian:

+ Kiểm tra đột xuất: Hình thức kiểm tra này giúp cho người quản lí biết được tình hình giảng dạy, giáo dục của giáo viên diễn ra trong điều kiện bình thường hàng ngày đồng thời có tác dụng duy trì kỷ luật lao động, nâng cao tinh thần tự giác, tự kiểm tra của các giáo viên trong nhà trường.

+ Kiểm tra định kỳ: Hình thức kiểm tra này giúp cho nhà quản lí đánh giá được mức độ tiến bộ của giáo viên. Thông thường, kiểm tra định kỳ có báo trước cho giáo viên được kiểm tra nên giúp cho giáo viên bộc lộ hết khả năng trong công việc của mình.

Cũng theo tiêu chí theo thời gian, có thể phân chia các hình thức kiểm tra sau: Kiểm tra theo kế hoạch hàng năm đã được hiệu trưởng thông báo cho

hiện giáo viên có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Theo nội dung:

+ Kiểm tra toàn diện: Là xem xét và đánh giá toàn bộ các khía cạnh khác nhau đối với hoạt động sư phạm của giáo viên. Hình thức kiểm tra này thực hiện trên cơ sở những sự kiện, dữ liệu đa dạng có hệ thống của toàn bộ các hoạt động và hiệu quả của tất cả các khâu trong quá trình hoạt động của đối tượng kiểm tra.

+ Kiểm tra chuyên đề: Là xem xét và đánh giá chỉ một khía cạnh hay một số nội dung trong toàn bộ hoạt động sư phạm của giáo viên.

Như vậy, có nhiều hình thức kiểm tra, người hiệu trưởng tiểu học có thể lựa chọn hoặc phối hợp các hình thức kiểm tra. Chú ý phải gọn nhẹ, không gây tâm lí nặng nề cho đối tượng hoặc ảnh hưởng tới tiến độ của việc thực hiện chương trình. Phối hợp cùng các tổ chức, đoàn thể, công đoàn nhà trường, các bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên.

1.3.5. Quy trình kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên tiểu học

Kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên thực hiện theo các bước (giai đoạn sau): Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và tổng kết, điều chỉnh công tác kiểm tra.

1.3.5.1. Lập kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

Kế hoạch kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên là một bộ phận trong kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường. Kế hoạch cần chỉ rõ:

+ Căn cứ (cơ sở) xây dựng kế hoạch

+ Đặc điểm tình hình (thuận lợi, khó khăn) + Mục đích, yêu cầu

+ Nội dung kiểm tra + Đối tượng kiểm tra

+ Phương pháp kiểm tra + Hình thức kiểm tra + Thời gian kiểm tra + Lực lượng kiểm tra

Các loại kế hoạch kiểm tra bao gồm: Kế hoạch kiểm tra toàn năm, kế hoạch kiểm tra tháng, lịch kiểm tra tuần...

1.3.5.2. Tổ chức kiểm tra

Công việc đầu tiên của tổ chức kiểm tra là xây dựng lực lượng kiểm tra. Cần lựa chọn người tham gia lực lượng kiểm tra có đủ năng lực, phẩm chất để thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Đầu năm học, hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập ban kiểm tra nội bộ, xác định trách nhiệm, quyền hạn, phân công cụ thể cho các thành viên trong ban kiểm tra. Một số phẩm chất năng lực cần có của người kiểm tra viên là: Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng; Có năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp; Ý thức tổ chức kỷ luật và ý thức trách nhiệm cao. Có uy tín với đồng nghiệp; Trung thực, thẳng thắn; Thận trọng; Tế nhị trong giao tiếp.

Sau khi thành lập ban kiểm tra, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra.

Đối với kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên (theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 5 năm 2007 như đã trình bày ở trên) và tiêu chí đánh giá giờ dạy của giáo viên tiểu học. Đây là cơ sở để nhà trường đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên và đánh giá xếp loại giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

Ngoài ra, trong công tác tổ chức kiểm tra còn phải xây dựng chế độ kiểm tra:

+ Chế độ chính sách cho lực lượng kiểm tra.

1.3.5.3. Chỉ đạo kiểm tra

- Tiến hành kiểm tra (tiếp cận đối tượng) gồm: lựa chọn và sử dụng phương pháp, phương tiện chủ yếu để thu thập thông tin, số liệu cần thiết, xử lý thông tin (xử lý thô, tinh), đánh giá sơ bộ, lập biên bản và thông báo bước đầu.

- Thu thập thông tin phản hồi từ giáo viên được kiểm tra.

- Điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra. - Tổng kết đưa ra kết luận và kiến nghị.

- Kiểm tra lại (nếu cần). - Lưu hồ sơ kiểm tra.

1.3.5.4. Tổng kết, điều chỉnh

+ Tổ chức sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác kiểm tra

+ Điều chỉnh đối tượng kiểm tra, lực lượng kiểm tra và công tác quản lí của các cấp quản lí trong nhà trường.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tiểu học

Quá trình quản lí giáo dục được hiểu như một quá trình vận động của các thành tố, có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, trong hệ thống tổ chức của nhà trường. Hệ thống đó bao gồm: Chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, nội dung, phương pháp quản lí, mục tiêu quản lí. Các thành tố đó luôn vận động trong mối liên hệ tương tác lẫn nhau, đồng thời diễn ra trong sự chi phối, tác động qua lại với môi trường kinh tế, chính trị, xã hội chung quanh. Như vậy, trong quản lí nhà trường cần nhận rõ tác động của chủ thể quản lí đến nhà trường, có hai loại: Tác động từ bên ngoài (Khách quan) và tác động bên trong nhà trường (Chủ quan).

1.4.1. Các yếu tố khách quan

Là các tác động từ bên ngoài nhà trường, gồm các tác động của các cơ quan quản lí giáo dục cấp trên, nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường. Cụ thể:

- Các văn bản pháp quy làm cơ sở pháp lý cho công tác kiểm tra: Trong từng hoạt động của nhà trường các văn bản quy định rõ ràng, đầy đủ, giúp hiệu trưởng có thể vận dụng ban hành văn bản áp dụng pháp luật, để tổ chức điều hành, quản lí nhà trường, quản lí công tác kiểm tra hoạt động sư pham giáo viên ở trường tiểu học.

- Sự tác động của các cấp quản lí giáo dục vể công tác kiểm tra: Việc thanh tra của Sở giáo dục và đào tạo; chỉ đạo, kiểm tra của Phòng giáo dục và đào tạo; chính quyền địa phương trong hoạt động kiểm tra nhà trường; việc tổ chức bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ quản lí, cho thành viên ban kiểm tra, có tác động, ảnh hưởng nhất định đến công tác kiểm tra của nhà trường.

- Công nghệ thông tin: Việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường, nếu dược tổ chức tốt sẽ đem lại việc cung cấp thông tin về hoạt động kiểm tra nhanh chóng, giúp việc quản lí, điều hành nhà trường kịp thời, hiệu quả hơn; việc lưu trữ, xử lý và sử dụng cung cấp thông tin kết quả kiểm tra cũng sẽ nhanh chóng, hiệu quả.

1.4.2. Các yếu tố chủ quan

Là tác động từ bên trong nhà trường, gồm hoạt động của các chủ thể quản lí của chính nhà trường nhằm huy động, điều phối, giám sát các lực lượng giáo dục của nhà trường thực hiện có chiến lược, có hiệu quả các nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên tại các trường tiểu học huyện tam bình, tỉnh vĩnh long​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)