ĐẶC ĐIỂM NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG HỎI Nhận diện hành động hỏi dựa vào
từ ngữ cấu tạo hành động hỏi
Nhận diện hành động hỏi dựa vào nội dungvà hiệu lực ở lời nói - Có sử dụng đại từ nghi vấn hoặc tổ
hợp có đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu, sao, vì sao, tại sao, thế nào, bao lâu, khi nào...
- Có sử dụng các phụ từ, kết cấu phụ từ như: có... không, có... chưa, đã ... chưa, (có)...được không, có... phải không, ...
- Có sử dụng các tình thái từ: à, ư, hả, hử, hở, nhỉ, nhé...
- Có sử dụng một số đại từ mang chức năng của tình thái từ: đây, đấy, thế
này...
- Có sử dụng quan hệ từ: hay...
- Có sử dụng ngữ điệu (gắn với ngữ cảnh và động từ)
Hành động hỏi trực tiếp: Có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn bề mặt và hiệu lực ở lời
Hành động hỏi gián tiếp: Không có sự tương ứng giữa cấu trúc phát ngôn trên bề mặt với hiệu lực ở lời.
2.2. Điều kiện thực hiện hành động hỏi qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh
Hành động hỏi là một hành động phổ biến trong giao tiếp, trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn của mỗi con người. Tuy nhiên, dù thông dụng đến đâu thì nó vẫn có những điều kiện nhất định để thể hiện với mục đích chính là tìm kiếm thông tin về những điều còn nghi vấn, những cái chưa biết, chưa rõ với hành động hỏi trực tiếp và để thể hiện những
hành động khác với hành động hỏi gián tiếp. Như vậy, hành động hỏi về cơ bản phải có những điều kiện sau:
Thứ nhất: Điều kiện về nội dung mệnh đề
Đây là điều kiện về tính thống nhất để xác định nội dung mệnh đề hỏi và là tiêu chuẩn quan trọng để định vị và nhận diện hành động hỏi.
Hành động hỏi phải xuất hiện dưới dạng mệnh đề cụ thể, cả hai vai giao tiếp (người hỏi và người đáp) đều hướng tới nội dung (hiển ngôn hay hàm ngôn) của hành động hỏi, đều phải cùng nói về một sự tình duy nhất của hiện thực, với thành tố hoàn cảnh đồng nhất được kết nối với nhau bằng những quan hệ đồng nhất và được đặt trong cùng một hệ quy chiếu về không gian, thời gian.
Hành động hỏi và hành động trả lời sẽ được xem là một mối quan hệ thống nhất khi hành động hỏi mang ý nghĩa hiển ngôn. Tức là người hỏi đã tự xác định và đặt người đáp vào một hệ quy chiếu về không gian và thời gian nhất định, định vị các yếu tố nội dung vào một tọa độ nhất định, người đáp buộc phải chấp nhận toàn bộ yếu tố nội dung và điều kiện ấy đảm bảo cho thông tin mà mình cung cấp đúng với những thông tin mà người hỏi đang cần.
Ngược lại, nếu người đáp không chịu đáp ứng những yếu tố nội dung trong tọa độ ấy, không đáp ứng đúng thông tin mà người hỏi đang cần và sự tình không có tính duy nhất, bị lệch sang nhiều hướng theo chủ ý của người hỏi và người đáp thì đó chính là mối quan hệ không thống nhất giữa người hỏi và người đáp, giữa hành động hỏi và hành động trả lời. Tính không thống nhất giữa người hỏi và người đáp còn thể hiện ở nhiều tình huống khác nhau như:
+ Người đáp trả lời chệch hướng nội dung hỏi của người hỏi (do hiểu không đúng hoặc hoàn toàn không hiểu nội dung của câu hỏi)
+ Người đáp trong nhận thức có hiểu nội dung của câu hỏi nhưng cố tình trả lời chệch hướng nhằm đếm những mực đích khác (từ chối, thách thức, gây sự, lảng tránh...)
+ Đích của hành động trả lời ở người đáp không thống nhất với nội dung thuộc bề mặt của hành động hỏi. Sự đáp lời tuy chệch khỏi nội dung hỏi (không thống nhất) nhưng lại nhằm đúng mục đích của người hỏi (thống nhất), tạo ra sự thống nhất giữa nội dung lời đáp và đích gián tiếp của hành động hỏi.
<4>: Đôi mắt thằng Tường thốt nhiên xa xăm:
- Suốt đời sống trên gác, không đặt chân xuống đất chắc ba chị Mận khổ lắm
anh há?
Tôi vỗ vai Tường, như bằng cái đập đó dập tắt nỗi lo trong lòng nó:
- Mày yên tâm đi. Nửa đêm thế nào mẹ con Mận cũng mở cửa cho ba nó
xuống nhà đi tiểu.(TTHVTCX, 2016)
Ở ví dụ <4> nhân vật Tường và nhân vật Tôi (anh trai Tường tên là Thiều) đều ở trong hoàn cảnh đồng nhất đó là đang nói về câu chuyện của gia đình nhân vật Mận, bố Mận bị bệnh phong và phải sống trốn trên gác mái để tránh điều tiếng và sự xa lánh của mọi người. Hai nhân vật Thiều và Tường đều nói đến một sự tình duy nhất của hiện thực, câu hỏi được đặt trong hệ quy chiếu về không gian và thời gian với nội dung mà tất cả mọi người đều hướng đến là cảm giác cha của Mận khi bị nhốt trên gác. Cũng trong hệ tọa độ ấy, dẫu câu trả lời của nhân vật Tôi (Thiều) không đáp ứng được yêu cầu của hành động hỏi, nhưng nó vẫn thể hiện được quan hệ thống nhất giữa nội dung mệnh đề, cả hai đều hướng đến một nội dung.
Thứ hai: Điều kiện chuẩn bị
Đây là điều kiện liên quan tới những hiểu biết của người thực hiện hành động hỏi với người đáp lời hành động hỏi đó.
Nếu là hành động hỏi trực tiếp thì người hỏi không biết thông tin của mình đang hỏi, người hỏi biết rằng mình sẽ không biết thông tin đó nếu mình không hỏi. Người hỏi hi vọng người được hỏi sẽ cung cấp thông tin đó cho
mình khi được hỏi và người hỏi tin rằng người đáp có năng lực thực hiện hành động đáp lời.
Nếu là hành động hỏi gián tiếp thì người hỏi đã biết thông tin của điều mình đang hỏi, người hỏi biết rằng mình sẽ mượn hành động hỏi để thực hiện một hành động khác hay để cung cấp một sự việc khác với mục đích nào đó. Người hỏi không cần thông tin đó trên bề mặt phát ngôn hỏi, người hỏi biết rằng mình mượn thông tin đó để cung cấp một thông tin khác cho người đối thoại và người đối thoại sẽ không biết nếu mình không hỏi, người hỏi hi vọng người được hỏi cung cấp thông tin đó cho mình khi được hỏi.
Hành động hỏi gián tiếp nhận thông tin chưa biết bằng cách như sau: Dùng hình thức hỏi nhưng không nhằm mục đích nhận thông tin mới, việc hỏi chỉ là một điều kiện mà người nghe dựa vào đó để hiểu và làm theo một mục đích khác, một yêu cầu khác.
<5>: Để cho đời bớt nhạt, một hôm tôi bảo nó: - Tụi mình sẽđi tìm kho báu.
- Kho báu ởđâu mà tìm? (CTXMVĐTT, 2017)
Ở ví dụ <5>, nhân vật nó (con Tí sún) không biết thông tin mình đang hỏi “tìm kho báu ở đâu” và chắc chắn rằng nhân vật nó sẽ không biết thông tin này nếu không hỏi và nhân vật nó hi vọng sẽ được nhân vật tôi (cu Mùi) cung cấp thông tin đó. Đây là điều kiện chuẩn bị.
Thứ ba: Điều kiện chân thành
Đây là điều kiện chỉ ra trạng thái tâm lý của người thực hiện hành động hỏi thích hợp với hành động hỏi mà mình đưa ra.
Đối với hành động hỏi trực tiếp, người hỏi thực tâm chủ động thực hiện hành động hỏi với mong muốn thực sự có được thông tin đó. Ngược lại, hành động hỏi gián tiếp thì người hỏi không thực tâm chủ động thực hiện hành động hỏi với mong muốn thực sự có thông tin đó, mà muốn được đáp ứng một thông tin khác.
<6> - Chim xanh á? - Thằng Sơn ngẩn tò te - Chim xanh là gì? Tôi gãi đầu:
- Chim xanh tức là... người đưa thưđặc biệt. (TTHVTCX, 2016)
Ở ví dụ <6> hành động hỏi trực tiếp (Chim xanh là gì?) và hành động hỏi gián tiếp (Chim xanh á?) đều xuất phát từ người hỏi (nhân vật thằng Sơn). Ở hành động hỏi gián tiếp: Chim xanh á? Nhân vật thằng Sơn không thực tâm chủ động thực hiện hành động hỏi, mà ở đây, hành động hỏi chỉ thể hiện sự ngạc nhiên khi được nhân vật Thiều nhờ Sơn làm chim xanh, đưa thư cho con Xin. Còn ở hành động hỏi: Chim xanh là gì? mới là hành động hỏi trực tiếp mà nhân vật thằng Sơn thực tâm muốn hỏi và mong muốn có được thông tin về chim xanh - là người đưa thư đặc biệt.
Thứ tư: Điều kiện căn bản
Điều kiện này được hiểu khi người nói (người hỏi) chủ đích đặt ra sự bắt buộc người nghe (người đáp) phải cung cấp thông tin hoặc thực hiện theo chủ ý của mình. Điều kiện căn bản phối hợp với các chi tiết cụ thể của cái cần có trong nội dung của hành động hỏi, ngữ cảnh và chủ đích của người nói (người hỏi) nhằm làm cho hành động hỏi cụ thể được thực hiện một cách thích hợp cả hai phía.
<7> - Hải cò đâu? – Tôi kêu lớn.
- Dạ, ba gọi con. – Hải cò lon ton chạy tới. (CTXMVĐTT, 2017)
Trong ví dụ <7> hình thức là hành động hỏi, nhưng người hỏi (nhân vật tôi) chủ đích đặt ra sự kêu gọi, buộc người nghe (nhân vật Hải cò) phải trả lời lại lời kêu gọi của mình, vì vậy câu hỏi trở thành câu mệnh lệnh. Chính ngữ cảnh trong một cuộc diễn nhập vai làm cha mẹ của các nhân vật trẻ con đang chán nản với cuộc sống tẻ nhạt, muốn được làm người lớn, muốn được thực hiện những điều chúng không thể làm, nên hình thức là câu hỏi được phối hợp với ngữ cảnh (ba gọi con) đã trở thành mệnh lệnh yêu cầu sự xuất hiện.
Trên đây là bốn điều kiện chính mà chúng tôi sử dụng để xét và nghiên