Khi thực hiện hành động trần thuật, người nói phải thực hiện hai thao tác: Một là khẳng định sự có mặt, sự xuất hiện của hiện thực, hai là miêu tả cụ thể hiện thực. Như vậy, một hành động trần thuật có hai thành phần nội dung đó là: Nội dung mệnh đề và hiệu lực ở lời. Căn cứ vào hai nội dung này, luận văn chia hành động trần thuật thành bốn tiểu nhóm: Hành động trần thuật thông báo, hành động trần thuật miêu tả, hành động trần thuật kể, hành động trần thuật giải trình. Tuy nhiên, khi khảo sát ngữ liệu lời thoại trong tác phẩm
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi nhận thấy hành động trần thuật miêu tả ít được sử dụng nên chúng tôi không nghiên cứu hành động này. Ba hành động trần thuật còn lại được chúng tôi thống kê số lượng và chia tỷ lệ chi tiết như sau:
Bảng 3.3. Bảng thống kê số lượng và tỷ lệ giữa các tiểu nhóm hành động trần thuật qua lời thoại trong hai tác phẩm
Tác phẩm HĐTT /tỷ lệ Tổng số Các tiểu nhóm HĐTT thông báo HĐTT kể HĐTT giải trình CTXMVĐTT (100%)127 (36,2%)46 (21,3%)27 (42,5%)54 TTHVTCX (100%) 223 (27,8%) 62 (30,5%) 68 (41,7%) 93 Tổng (100%) 350 (30,9%) 108 (27,1%) 95 (42%) 147
Căn cứ vào bảng thống kê số lượng và tỷ lệ giữa các tiểu nhóm hành động trần thuật qua lời thoại trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của tác giả Nguyễn Nhật Ánh ở trên, chúng tôi nhận thấy giữa các hành động trần thuật có sự chênh lệch không đáng kể. Trong đó, cao nhất là hành động trần thuật giải trình có 147 hành động, chiếm 42%, tiếp đó là hành động trần thuật thông báo với 108 hành động, chiếm 30,9% và sau cùng là hành động trần thuật kể với 95 hành động chiếm 27,1%. Như vậy, có thể nhận thấy giữa các tiểu nhóm hành động trần thuật có một sự cân bằng tương đối. Điều này chứng minh phần nào cho cách thức sử dụng linh hoạt các hành động ngôn từ trong lời thoại của Nguyễn Nhật Ánh.
3.3.2.1. Hành động trần thuật thông báo
Hành động trần thuật thông báo là hành động mà người nói đưa ra thông tin nhằm làm cho người nghe biết một thông tin, một sự tình nào đó đã, đang và sẽ xảy ra. Thông tin, sự tình này cả người nói và người nghe đều quan tâm và có trách nhiệm. Những hành động thuộc tiểu nhóm hành động trần thuật
thông báo này chủ yếu là những lời của người nói thông báo, báo tin cho người nghe. Khi thực hiện hành động trần thuật thông báo, người nói muốn gây cho người nghe một sự chú ý, một sự quan tâm nhằm dẫn đến hình thành ở người nghe một ý niệm về sự tồn tại của một hiện thực nào đó. Nhưng đôi khi nội dung thông báo được đưa ra theo thỉnh cầu của người nói. Đây được coi là một chỉ dẫn quan trọng để chúng tôi nhận diện các hành động trần thuật thông báo qua lời thoại trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.
Dạng hành động trần thuật thông báo này thường tồn tại một cách ngầm ẩn, không có dấu hiệu nhận biết trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh. Dựa vào nội dung mệnh đề và hoàn cảnh giao tiếp trong các cuộc hội thoại được tác giả sử dụng trong hai tác phẩm, chúng tôi thống kê được 108 hành động trần thuật thông báo, chúng chủ yếu thực hiện những nội dung sau:
a.Thông báo về một sự việc đã, đang và sẽ xảy ra
* Thông tin về sự việc đã xảy ra
Đây là thông tin về một sự việc đã xảy ra trong quá khứ mà người thông báo chứng kiến hoặc nghe thấy và tin rằng người nghe chưa biết thông tin mà mình thông báo.
<48>. a. Hôm sau, Hải cò lại háo hức đi tìm tôi, chỉđể khoe: - Tao vừa ăn cơm trong thau. (CTXMVĐTT, 2017)
b. - Mày đem nó ởđâu về thế?
- Nó ởđây từ hồi nào đến giờ, tại anh không thấy đó thôi. Hang của nó
ở dưới chan giường mình. (TTHVTCX, 2016)
Hành động thông báo trong <48a> là hành động của nhân vật Hải cò thông báo với cu Mùi về việc Hải cò “vừa ăn cơm trong thau” và hành động thông báo trong <48b> là hành động của nhân vật Tường thông báo với nhân vật Thiều rằng con cóc “ở đây từ hồi nào đến giờ” tại Thiều không nhìn thấy và hang của con cóc nằm ngay dưới chân giường của Thiều và Tường. Như
vậy ví dụ <49> cho thấy hiệu lực ở lời của hành động thông báo là để người nghe nắm bắt thông tin sự việc.
* Thông tin về sự việc đang xảy ra
Thông báo thông tin về sự việc đang xảy ra là một thông báo có thể người nghe chưa biết hoặc có thể biết nhưng chưa nắm bắt hết thông tin, nội dung phản ánh thông tin này là ở thời gian hiện tại, do đó hiệu lực ở lời thường mang tính thời sự.
<49> a. – Mày đang phơi hai bàn tay kiểu mới đấy à?
- Không. Mình có phơi hai bàn tay đâu. Nó đáp, giọng rầu rầu – Mình
đang phơi khuôn mặt. (TTHVTCX, 2016)
b. Ba mình vẫn ở trong nhà. Mẹ mình nhốt ba mình trên gác. (TTHVTCX, 2016)
Ở <49> là hành động trần thuật thông báo của nhân vật Mận với nhân vật Thiều về việc Mận đang phơi khuôn mặt cho khô nước mắt do mới bị mẹ đánh đòn và việc ba Mận vẫn đang ở trong nhà, trên gác. Những nội dung thông tin được thông báo trong các hội thoại trên đây, người nghe (nhân vật Thiều) có thể chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa nắm chắc.
* Thông tin về việc sắp, sẽ xảy ra
Đây là dạng hành động trần thuật thông báo mà thời gian thông tin thông báo là hiện tại, nhưng thời gian sự việc là ở tương lai, sự việc thông báo có thể xảy ra hoặc không xảy ra, nên thông tin thông báo dạng này thường là đoán hoặc suy luận.
<50> a. Tôi hét vào ống nói:
- Yên tâm, yên tâm! Sẽ không có bất cứ một bản tham luận nào. (CTXMVĐTT, 2017)
b. - Mẹ con sắp được thả rồi. (TTHVTCX, 2016)
Hành động trần thuật thông báo của các nhân vật Tôi (cu Mùi), mẹ Thiều, Tường ở <50> là thông tin sự việc sắp hoặc sẽ xảy ra nhưng chưa chắc chắn xảy ra.
b. Thông tin về đối tượng
Trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, những hành động trần thuật thông báo có đối tượng được đề cập phần lớn xuất hiện ở hai nhóm: con người và sự vật, sự việc.
* Đối tượng con người
Từ ngữ chỉ người trong các hành động trần thuật thông báo qua lời thoại trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơvà Tôi thấy hoa vàng trên cỏ
xanh của Nguyễn Nhật Ánh có số lượng lớn. Đó là những từ ngữ chỉ tên người, tên chức danh, nghề nghiệp của đối tượng được đề cập trong các hành động trần thuật thông báo.
Về đặc điểm cấu tạo, chúng phần lớn là những từ đa âm tiết hoặc đơn tiết chỉ có tên riêng hoặc tên riêng + nghề nghiệp.
Về khả năng kết hợp, chúng có khả năng kết hợp với hệ thống từ xưng gọi để tạo nên các mối quan hệ liên nhân khác nhau. Trên cơ sở ngữ liệu được khảo sát, chúng tôi thường gặp một số cách kết hợp sau đây:
+ Kết hợp với từ chỉ thân tộc như: chị Vinh, chú Đàn, ông Ba Huấn, cô Thoan... nhằm tạo nên sắc thái gần gũi, thân mật giữa người thực hiện và đối tượng được đề cập. <51> Tôi nhún vai: - Mày là nhóc con mà biết gì! - Chính chú Đàn nói với em mà. ... Tường cười khúc khích:
- Chú bảo chị Vinh đã mê chú, chú không cần phải khản cổ “gặm bắp nướng” hằng đêm nữa. (TTHVTCX, 2016)
+ Kết hợp với những từ ngữ chỉ đối tượng thứ ba (thằng, con, đứa...) để tạo ra ý nghĩa coi thường, thân mật suồng sã, tạo nên một sự hòa đồng cần thiết giữa người nói và đối tượng được đề cập.
<52> a. Tôi kể lại cho thằng Tường và con Mận nghe chuyện thằng Sơn, Tường rụt cổ:
- Ghê quá anh há! Còn con Mận thộn mặt:
- Trong bụi cây có gì hay ho đâu, thằng Sơn rủ con Bé Ba chui vô đó làm chi cho ông Tư Cang nổi khùng không biết. (TTHVTCX, 2016)
b. - Hay quá, cu Mùi! - Hải cò reo lên - Trong bọn, cái bàn ủi nhà con Tủn là hung dữ nhất. Nếu con Tủn không xích cái bàn ủi của nhà nó lại, thì dù tao có là chồng nó tao thề sẽ không bao giờ bước chân qua nhà nó! (CTXMVĐTT, 2017)
Về ý nghĩa, các từ ngữ chỉ người trong hành động trần thuật thông báo qua lời thoại trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơvà Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh có ý nghĩa rất quan trọng. Với việc sửdụng nhiều cách kết hợp: từ thân tộc + tên riêng; từ ngữ chỉ nghề nghiệp + tên riêng (thầy Nhãn); từ ngữ chỉ đối tượng thứ ba (con, thằng...), những đối tượng được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong hai tác phẩm là những người thân, bạn bè quen biết, thân thuộc. Bằng những cuộc hội thoại đơn giản, về những nội dung rất giản dị, thân quen trong cuộc sống hàng ngày, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã tạo ra sự thân mật, gần gũi giữa các nhân vật trong giao tiếp. Mặt khác, đối tượng con người được đề cập trong hai tác phẩm này có phần bỗ bã, mang tính chất vùng miền của người dân miền Trung càng cho thấy sự phong phú, linh hoạt và rất giản dị trong cách sử dụng ngôn ngữ, cũng như khả năng phản ánh sát, đúng tính cách nhân vật của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
* Đối tượng sự vật, sự việc
Đây là nhóm đối tượng xuất hiện nhiều nhất trong các hành động trần thuật thông báo qua lời thoại nhân vật trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh. Chúng là những từ ngữ biểu thị sự vật, sự việc cụ thể, gắn liền với hoạt động sinh hoạt hoặc những kỷ niệm của nhân vật.
<53> - Mận nè.
- Gì hở Thiều? Con Mận quay qua nhìn tôi bằng đôi mắt long lanh, vẻ
hân hoan còn rạng ngời trên mặt nó. Tôi đưa tay gãi gáy:
- Con Vện của mày ấy mà? - Con Vện sao?
- Mày bảo nó chết cách đây một tuần phải không? - Ờ.
- Thế xác nó đâu?
- Mình chôn chỗ bụi chuối sau hè. (TTHVTCX, 2016)
Về đặc điểm cấu tạo, đối tượng sự vật, sự việc có thể là một từ, một tổ hợp từ hoặc một kết cấu C-V.
Về khả năng kết hợp, lớp từ ngữ chỉ đối tượng là sự vật, sự việc có khả năng kết hợp với một số từ loại khác nhau để làm thành những cụm từ hoặc một kết cấu C-V có khả năng đảm nhiệm vai trò một hành động hoặc nhiều vị trí vai trò khác nhau trong hành động.
<54>- Tí sún nè. - Mắt tôi sáng lên - Tao nhớ ra rồi. Người ta cũng hay chôn kho báu trong vườn cây.
- Vườn cây á? Con Tí sún ngơ ngác hỏi lại, không biết tôi định dẫn dắt cuộc phiêu lưu này đến đâu.
- Ờ, vườn cây. – Tôi gật đầu và chỉ tay về phía nhà Hải cò - Mày nhìn
Cụm từ “vườn cây” trong <54> đứng độc lập thành một hành động thông báo.
Về ý nghĩa, đối tượng sự vật, sự việc trong hành động trần thuật thông báo qua tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơvà tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh thường là những đối tượng có thông tin gắn liền với con người, sự vật, sự việc, một quyết định hay một sự tình. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy đối tượng sự vật, sự việc thường sử dụng song hành cùng các thành phần phụ đi kèm như: hô, gọi, đưa đẩy... Chúng có tác dụng thiết lập quan hệ hội thoại, thu hút sự chú ý của người nghe, tạo điều kiện cho hành động thông báo truyền đạt nội dung thông tin một cách thuận lợi.
c. Thông báo về hành động
Đây là dạng thông báo về một dự định sắp hoặc đang diễn ra, hình thức thường gắn liền với một động từ.
Trong tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, nhân vật Tường đã thông báo cho nhân vật Thiều (anh trai của Tường) hành động của mình.
<55> - Mày trả thù bằng cách nào? Tường thu nắm đấm:
- Em sẽđánh nó. (TTHVTCX, 2016)
Ở <55> hành động “em sẽ đánh nó” chưa diễn ra, hành động đó sắp diễn ra. Đây là hành động thông báo để khẳng định với đối tượng tiếp nhận, gắn liền với động từ “đánh”.
Hay ở trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, hành động thông báo của cu Mùi:
<56>- Này, tụi mày! - Nhà cách mạng tập hợp đám tàn binh của mình lại - Kể từ hôm nay, tụi mình không gọi con gà là con gà, con chim là con chim, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết nữa...
Con Tí sún ngẩn ngơ: - Thế gọi bằng gì?
- Gọi bằng gì cũng được, miễn là không gọi như cũ! (CTXMVĐTT, 2017)
Đây là hành động thông báo về quyết định từ nay sẽ thay đổi tên gọi của tất cả mọi khái niệm trên thế giới của Cu Mùi và đám bạn. Hình thức thông báo này gắn liền với động từ “gọi”.
Như vậy, hành động trần thuật thông báo trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với thông tin về đối tượng (con người, sự vật, sự việc đã, đang và sẽ xảy ra) và thông tin về các hành động của các nhân vật trong tác phẩm. Qua cách sử dụng từ ngữ linh hoạt, kết cấu hành động thường đầy đủ các thành phần cùng với phong cách thể hiện nghệ thuật của riêng mình, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã tạo cho lời thoại có ý nghĩa thông báo trong tác phẩm một sự đơn giản, chân thực, gần gũi mang đậm sắc thái tự nhiên, khách quan của các sự tình trong đời sống hiện thực, dưới ánh nhìn của trẻ thơ.
3.3.2.2. Hành động trần thuật kể
Hành động trần thuật kể là hành động mà người nói lần lượt nói ra từng điều về sự vật, sự kiện, hành động, sự tình nào đó, để người nghe biết, đồng tình hoặc suy nghĩ cùng mình. Hành động này do động từ nói năng kể gọi tên. Tuy nhiên, khi thực hiện hành động kể, người nói còn có thể sử dụng các động từ khác như: nhận thấy, nhận ra, thuật lại, tường thuật... hoặc những từ ngữ chuyên dùng trong hành động kể như từ ngữ chỉ thời gian, từ ngữ chỉ không gian để đánh dấu hiệu lực ở lời kể.
Trong hành động trần thuật kể, hiện thực tham gia vào cấu trúc nội dung vẫn là con người, sự vật, sự việc, sự kiện nằm trong mối quan tâm của người nghe. Tuy nhiên mỗi lời kể của nhân vật thường tồn tại hai dạng hiện thực: (1) dạng hiện thực tổng quát, khái quát. (2) hiện thực cụ thể chi tiết.
Hiện thực tổng quát, khái quát thường tồn tại ở hành động kể dẫn nhập đề tài. Hiện thực cụ thể chi tiết tồn tại trong các hành vi kể triển khai. Các hiện
thực này thường quan tâm nhiều đến các yếu tố không gian và thời gian, tiến trình diễn biến của sự vật, hiện tượng nhân vật.
Dựa vào nội dung mệnh đề và hoàn cảnh giao tiếp của nhân vật cũng như những dấu hiệu đặc trưng của hành động trần thuật kể. Chúng tôi thống kê được 95 hành động, chúng mang những nội dung sau:
a. Kể về một câu chuyện
Đây là những hành động trần thuật kể, kể về những câu chuyện mà người