Các quy tắc sửdụng hành động ngôn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của nguyễn nhật ánh (Trang 27)

Khi thực hiện các hành động ngôn từ tức là tham gia vào một hình thức hành động có sự chi phối của những quy tắc. Hiểu được ý nghĩa của một hành động ngôn từ chỉ đơn giản là nắm chắc những quy tắc sử dụng chúng. Và J. Searle đã khẳng định có hai quy tắc để hiểu ý nghĩa của các hành động ngôn từ đó là: quy tắc thiết chế và quy tắc điều chỉnh.

a. Quy tắc điều chỉnh là điều khiển một hoạt động đã tồn tại từ trước, nhưng nó không phụ thuộc vào sự tồn tại của các quy tắc.

b. Quy tắc thiết chế tạo ra (và cũng có tác dụng điều chỉnh) một hoạt động mà sự tồn tại của nó chính là do những quy tắc đó quy định.

Ngữ nghĩa của một ngôn ngữ có thể được xem là một chuỗi những hệ thống các quy tắc thiết chế và những hành động ở lời là những hành động được thực hiện phù hợp với hệ những quy tắc thiết chế. Có những quy tắc biểu thị nội dung mệnh đề, có những quy tắc biểu thị sở chỉ, có những quy tắc dành cho việc sử dụng một số loại phương tiện chỉ chức năng... Nghiên cứu hành động ngôn từ có thể bàn đến chúng một cách độc lập. Muốn phân biệt được người nói đang sử dụng hành động ở lời nào thì phải căn cứ vào phương tiện

chỉ chức năng và nắm được quy tắc sử dụng chúng. Với quan điểm như vậy, J. Searle đã dành nhiều trang viết cho việc trình bày quy tắc sử dụng một số loại phương tiện chỉ chức năng. Trên cơ sở phân tích hành động hứa, ông đã liệt kê được những điều kiện sử dụng và đúc kết lại những quy tắc sử dụng các phương tiện chỉ chức năng. Và hệ thống những quy tắc này có thể áp dụng cho việc nhận diện, phân tích các loại hành động khác. J. Searle đã đúc kết thành 4 quy tắc (điều kiện) sử dụng hành động ở lời như: quy tắc nội dung mệnh đề; quy tắc chuẩn bị; quy tắc chân thành; quy tắc căn bản. Cụ thể như sau:

- Quy tắc nội dung mệnh đề: Quy tắc này chỉ ra nội dung của hành động ngôn từ, nó chính là bản chất ý nghĩa của phát ngôn, nó có thể là một mệnh đề đơn giản, hay là một hàm mệnh đề, có thể là hành động của người nói hay là hành động của người nghe.

- Quy tắc chuẩn bị: Là quy tắc nhận thức, tri nhận nội dung mệnh đề được đưa ra, nó liên quan đến hiểu biết của người thực hiện hành động và tri thức nền của người tiếp nhận hành động về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ, năng lực tinh thần vật chất đối với hành động ở lời được phát ngôn.

- Quy tắc chân thành: Là sự chân thành trong ý nghĩ trạng thái tâm lý mà người nói thực hiện hành động ở lời thích hợp với hành động ở lời mà mình phát ngôn, chẳng hạn khi hỏi thì thực lòng muốn hỏi, khi yêu cầu, sai khiến thì phải thực lòng muốn yêu cầu sai khiến. Người nói phải thực sự mong muốn cái đích cuối cùng trong hành động chính là nội dung ở lời được nêu ra.

- Quy tắc căn bản: Quy tắc này là sự cam kết, là bổn phận, trách nhiệm ràng buộc người tạo lời cũng như người tiếp nhận lời vào hành động ở lời tạo ra.

Những quy tắc trên của J. Searle là cơ sở để nhận diện hành động ngôn từ được thực hiện trong phát ngôn ở các lời thoại.

1.3. Khái niệm hành động hỏi và khái niệm hành động trần thuật 1.3.1. Khái niệm hành động hỏi

Hành động hỏi là hành động sử dụng ngôn từ nhằm tác động đến người tiếp nhận lời trong giao tiếp, trong đó người nói mong muốn người nghe cung cấp thông tin hoặc giải đáp về một sự việc, một vấn đề nào đó mà người nói chưa hiểu hết hoặc đang còn nghi vấn.

Câu chứa hành động hỏi thường được gọi là câu hỏi, câu nghi vấn. Theo tác giả Hoàng Trọng Phiến (1980) “Câu hỏi là một thể câu thuộc phạm trù phân chia câu theo thực tại hoá. Nếu như câu kể thuộc phạm trù câu hiện thực, thì câu hỏi thuộc phạm trù câu khả năng. Bởi lẽ các sự kiện làm biểu vật cho câu là khả năng hoặc phi hiện thực, cho dù ở dạng nào trong nội dung câu hỏi

đều làm nổi rõ một “cái không rõ” mà câu hỏi cần hướng đến”.

Tác giả Nguyễn Kim Thản (1964) cho rằng: “ Câu nghi vấn nhằm mục

đích nêu lên sự hoài nghi của người nói và nói chung đòi hỏi người nghe tường thuật vềđối tượng hay đặc trưng của đối tượng”.

Tác giả Đinh Trọng Lạc (1997) nhận định: “Câu nghi vấn là câu nêu điều thắc mắc, hoài nghi cần phải giải đáp”.

Còn theo tác giả Đỗ Thị Kim Liên (1999), “Câu hỏi dùng để thể hiện sự

nghi vấn của người nói về một điều gì đó mà mong muốn người nghe đáp lời. Cuối câu nghi vấn thường có dấu chấm hỏi (?).

Như vậy cho đến nay, định nghĩa về câu hỏi vẫn chưa toàn diện, còn tồn tại nhiều quan điểm, nhiều cách nhận diện, phân loại khác nhau. Tuy nhiên, từ những định nghĩa trên đây, chúng tôi thấy hành động hỏi có sự giống nhau cơ bản như sau:

Thứ nhất, về nội dung của hành động hỏi, bao giờ hành động hỏi cũng biểu thị những điều nghi vấn, sự thắc mắc, hoài nghi để người nghe đáp lại, giải thích làm rõ những nghi vấn, thắc mắc, hoài nghi ấy.

tùy thuộc vào hoàn cảnh, đối tượng, mục đích, văn hóa giao tiếp cụ thể mà hành động hỏi có những hình thức khác nhau. Hành động hỏi có thể được biểu hiện dưới dạng một câu đầy đủ một kết cấu chủ vị, có thể là một câu hỏi tu từ (tức là hỏi chỉ để hỏi chứ không cần câu trả lời) hay có khi là một câu tỉnh lược có hình thức một từ duy nhất: Ai?... (Lúc này, nội dung câu hỏi phải xét trên hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp để nhận biết). Một hình thức đặc trưng dùng để nhận biết hành động hỏi đó là cuối câu hỏi thường có dấu chấm hỏi (?).

1.3.2. Khái niệm hành động trần thuật

Theo J. Austin khi phân loại các hành động ngôn từ, căn cứ vào ý nghĩa khái quát của động từ ngữ vi, ông xếp hành động trần thuật thuộc phạm trù hành động trình bày. Đó là những hành động mà người nói dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt lập luận, giải thích cách dùng các từ ngữ như khẳng định, phủ định, trả lời, dẫn dắt ví dụ, chuyển dạng lời, báo cáo các ý kiến… Ông gọi những hành động trần thuật là những hành động khảo nghiệm (miêu tả, tường thuật, kể), những hành động có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn đúng - sai logic.

Ở Việt Nam cho đến nay khái niệm hành động trần thuật vẫn chưa có sự thống nhất về cách gọi tên, khi đi vào giải quyết thực tiễn của tiếng Việt. Sở dĩ như vậy là vì biểu thức ngữ vi của hành động trần thuật không có những phương tiện đặc trưng để chỉ ra hiệu lực ở lời, do đó tuỳ thuộc vào góc nhìn chú ý vào đặc trưng của kiểu hành động mà có các tên gọi khác nhau. Nhấn mạnh vào lòng tin (sự xác tín) của người nói trước phân đoạn thực tại khách quan phản ánh vào lõi miêu tả, tác giả Đỗ Hữu Châu dùng khái niệm “trần thuyết”. Nhấn mạnh vào diễn biến sự tình, Hồ Lê, Nguyễn Anh Quế, Hoàng Trọng Phiến gọi là hành động “kể”, nhưng phổ biến hơn cả vẫn là khái niệm trần thuật.

Tuy nhiên cũng cần phân biệt giữa ngôn ngữ trần thuật và hành động trần thuật qua lời thoại nhân vật.

Ngôn ngữ trần thuật qua lời thoại nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm, được biểu đạt bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông qua sự lựa chọn của các nhà văn, nhằm mục đích tái hiện một cách sinh động tính cách đặc điểm nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hoá ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh đặt câu, dùng từ hay cách phát âm đặc biệt của nhân vật, sử dụng yếu tố tình thái thể hiện sắc thái ngôn ngữ địa phương hay mang dấu ấn tầng lớp địa vị, nhóm người... Dù bằng cách nào thì nó cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa tính cá thể và tính khái quát. Nghĩa là một mặt mỗi nhân vật có ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, mặt khác ngôn ngữ ấy phản ánh được nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình độ văn hoá của một tầng lớp người nhất định.

Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ người kể chuyện, ngôn ngữ gián tiếp kể lại diễn biến của câu chuyện. Hình thức trần thuật là phương diện cơ bản của phương thức tự sự để giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, giúp hình dung được nhân vật qua lời kể, biến cố, miêu tả lại diễn biến tâm lí của nhân vật.

Dựa vào những vấn đề trên khái niệm trần thuật được hiểu là: Phương diện cơ bản của phương thức tự sự là việc giới thiệu, khái quát thuyết minh miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định. (Cao Xuân Hạo, 2004)

Theo Đỗ Thị Kim Liên (2005): “Hành động trần thuật là hành động kể

lại, thuật lại một sự tồn tại của hiện thực khách quan (trong quá khứ, hiện tại) bằng tín hiệu ngôn ngữ.”

1.4. Giới thiệu tác giả - tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh

1.4.1. Đôi nét về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và quá trình sáng tác của ông

Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 07/5/1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.

Thuở nhỏ ông theo học ở các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và Phan Châu Trinh. Từ năm 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống ở Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Từ năm 1973 đến nay, ông là phóng viên của báo Sài Gòn Giải phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục: tiểu phẩm, trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao báo Sài Gòn giải phóng với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra Nguyễn Nhật Ánh còn có các bút danh khác như: Anh Bồ câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông...

Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư (Nxb Tác phẩm mới, 1984 - in chung với tác giả Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (Nxb Măng Non, 1985). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyện sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.

Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học trẻ hạng A năm 1995. Ông được bầu chọn là nhà văn yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc Gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ, đồng thời được Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Năm 1998, ông được nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất năm 2003. Bộ truyện nhiều tập Kính Vạn Hoa được Trung

ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao huân chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Đến nay ông đã xuất bản hơn 100 tác phẩm và từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các bạn đọc nhỏ tuổi ở Việt Nam.

Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh ký hợp đồng với nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyên dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang

nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết bộ truyện hoàn toàn dựa trên trí tưởng tượng. Vì vậy để chuẩn bị cho tác phẩm này ông phải mất sáu tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách liên quan như phù thủy và pháp sư, các huyền thoại phù thủy, ma thuật và thuật phù thủy.

Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút kí của một chú cún có tên Tôi là Bêtô.

Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện có tên Cho tôi xin một vé

đi tuổi thơ, tác phẩm này được báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008, đoạt giải thưởng văn học ASEAN năm 2010.

Ngày 09/12/2010, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản lần đầu tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Đây là một trong những quyển sách Việt Nam bán chạy nhất năm 2010. Tính đến tháng 10/2015, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã trải qua 27 lần tái phát hành với tổng số bản in trên 129.000 bản.

Tiếp theo các năm sau đó là sự lần lượt ra đời của các tác phẩm như:

Ngồi khóc trên cây (2013); Chúc một ngày tốt lành (2014); Bước nhảy tới mùa (2015)...

Như vậy, có thể thấy rằng hơn 40 năm cầm bút, Nguyễn Nhật Ánh có một kho tác phẩm dồi dào. Dù viết ở đề tài nào đi nữa, những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh vẫn có một sức hấp dẫn lạ lùng đối với bạn đọc bởi sự dí dỏm, sức tưởng tượng phong phú cũng như lượng tri thức dồi dào trong mỗi tác phẩm.

1.4.2. Vị trí của hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơTôi thấy

hoa vàng trên cỏ xanh trong văn nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh

1.4.2.1. Tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Nguyễn Nhật Ánh một người từng theo học ngành sư phạm, với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, hình như Nguyễn Nhật Ánh đã viết được một cuốn "sách giáo khoa" cho môn học "Tâm lý học lứa tuổi". Chỉ khác là, những luận đề, luận điểm của môn học ấy được trình bày bằng ngòi bút dí dỏm của nhà văn khiến bài học thấm thía hơn, dễ "vào" hơn bất kỳ một cuốn sách giáo khoa được soạn cẩn thận nào!

Cuốn sách mở đầu bằng một nhận xét về cuộc đời của nhân vật chính là Mùi, một chú bé mới tám tuổi: "Cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt". Với một loạt dẫn chứng hùng hồn, cậu cho rằng "cuộc sống thật là cũ kỹ". Mở đầu như thế, cuốn sách khiến độc giả giật mình, tự hỏi, tuổi thơ thời bây giờ phải chăng đã già đi mất rồi? Và cu Mùi chỉ "trẻ" lại khi cùng các bạn mình bắt đầu loay hoay tìm mọi cách thoát khỏi sự buồn chán, vô vị bằng "bảo bối" sẵn có của trẻ thơ - đó là trí tưởng tượng. Với bảo bối ấy, các em chơi trò "vợ chồng, bố mẹ, con cái" nhưng nội dung của xã hội bé bỏng đó lại không sao chép cuộc sống của người lớn, mà hoàn toàn lật ngược, đảo tung hết mọi trật tự quen thuộc.

Với bảo bối ấy, cu Mùi đã "tập tành làm một nhà cách mạng tí hon", quyết không gọi "con gà là con gà, cuốn tập là cuốn tập, cây viết là cây viết" nữa. Ngay đến cả bảng cửu chương, 2 nhân 4 cũng không muốn là 8, mà "phải là cái gì cũng được, miễn là khác đi!". Thậm chí, cu Mùi còn cho rằng, cả chuyện trái đất ngày ngày quay quanh mặt trời cũng là một việc hết sức buồn tẻ và nếu nó là trái đất, nó sẽ... "tìm cách quay theo hướng khác"! Nó quan sát, phân tích cuộc sống chung quanh, đôi khi đưa ra những triết lý sắc bén về các quan hệ trong xã hội, về các khái niệm đối nghịch như con ngoan và con hư, sự đơn điệu và ổn định, sự êm đềm và vô vị, sự giống nhau và tính cá biệt, tri thức

và bằng cấp. Nó thử định nghĩa cả tình yêu, rằng "yêu cũng như học bơi vậy, ai lười sẽ bị chìm"! Và cuối cùng, đứa trẻ còn phán xét cả những người lớn nữa! Phiên tòa "trẻ con xử người lớn" ban đầu, một cách thông thường, có thể tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của nguyễn nhật ánh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)