Phân loại hành động trần thuật dựa vào từ ngữ cấu tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của nguyễn nhật ánh (Trang 85 - 91)

Từ những đặc điểm nhận diện hành động trần thuật đã xây dựng trong bảng 3.1, qua khảo sát ngữ liệu trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của tác giả Nguyễn Nhật Ánh, chúng tôi thống kê được tổng số 350 hành động trần thuật trong các lời thoại, được phân loại chi tiết như sau:

Bảng 3.2. Bảng thống kê hành động trần thuật dựa vào từ ngữ cấu tạo

Tác phẩm Tổng số 350 hành động trần thuật ( = 100%) Các từ ngữ: tượng thanh, tượng hình, miêu tả. Các động từ ngữ vi: thông báo, báo cáo, cho hay, báo

tin, ... Các động từ: nhận thấy, thuật lại, nhận ra, tường thuật... Các từ ngữ chỉ không gian, thời gian. Các từ ngữ chỉ ý nghĩa giải trình, lý do nguyên nhân Không có dấu hiệu, chỉ có nội dung trần thuật CTXMVĐTT 2 0 10 32 36 47 TTHVTCX 3 0 25 56 62 77 Tổng 5 0 35 88 98 124 Tỷ lệ 1,4% 0% 10% 25,2% 28% 35,4%

Qua bảng thống kê chúng tôi nhận thấy các dấu hiệu nhận biết hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và tác phẩm Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của tác giả Nguyễn Nhật Ánh có sự chênh lệch rõ rệt. Trong tổng số 350 hành động trần thuật, có tới 124 hành động trần thuật không có dấu hiệu nhận biết chiếm 35,4%. 226 hành động còn

lại là hành động trần thuật có dấu hiệu nhận biết, chiếm 64,6%, tập trung chủ yếu ở các từ ngữ chỉ lý do, nguyên nhân; các từ ngữ chỉ ý nghĩa giải thích, giải trình (98 hành động, chiếm 28%); các từ ngữ chỉ không gian thời gian (88 hành động, chiếm 25,2%) và các động từ: kể, nhận thấy... (35 hành động, chiếm 10%). Còn lại là các hành động trần thuật có các từ ngữ tượng thanh, tượng hình (5 hành động, chiếm 1,4 %). Các động từ ngữ vi: thông báo, báo cáo, báo, báo tin... là đặc trưng của hành động trần thuật thông báo, chúng tôi không thấy xuất hiện. Điều này có thể hiểu rằng các dấu hiệu nhận biết hành động trần thuật qua lời thoại trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của tác giả Nguyễn Nhật Ánh tồn tại một cách ngầm ẩn và việc dựa vào nội dung ngữ nghĩa, ngữ cảnh để nhận biết hành động trần thuật là một yếu tố quan trọng không thể thiếu.

3.3.1.1. Hành động trần thuật sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình, miêu tả

Sử dụng từ tượng thanh, tượng hình, miêu tả là cách sử dụng đặc trưng trong hành động trần thuật miêu tả. Ở dạng này, chúng tôi thống kê được 05 hành động (chiếm 1,4 %)

<43> a. Tôi tủm tỉm: - Mày thấy thế nào?

- Ờ, nước trong chai ngọt và mát hơn nước trong ly mày ạ. Lạ ghê! (CTXMVĐTT, 2017)

b. Tường gật đầu và không đợi tôi hỏi tiếp, nó liến thoắng kể:

- Công chúa đẹp lắm, anh Hai. Công chúa mặc áo đầm xanh, tay phồng, có tua ren màu hồng. Mái tóc cô ta cũng thắt nơ màu hồng. Trên cổ có

đeo một xâu chuỗi ngọc màu tím nữa... (TTHVTCX, 2016)

Trong ví dụ <43a> có hành động trần thuật của nhân vật Hải cò về việc uống nước bằng chai và trong <43b> có hành động trần thuật của nhân vật Tường về nàng công chúa mà mình nhìn thấy. Hành động trần thuật, được thể

hiện qua những từ ngữ miêu tả: “nước trong chai ngọt và mát”, “nàng công chúa mặc áo đầm xanh...” .

Sử dụng các từ tượng hình, miêu tả để thể hiện hành động trần thuật của các nhân vật trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã nêu lên được những đặc trưng của hành động trần thuật miêu tả. Đó là những vấn đề được đề cập ở dạng cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết và mang đậm dấu ấn chủ quan của người nói. Mặc dù được sử dụng với tần suất thấp trong hai tác phẩm nhưng việc tác giả Nguyễn Nhật Ánh sử dụng các hành động trần thuật có sử dụng các từ tượng thanh, tượng hình, miêu tả cũng đã thể hiện được sự hiểu biết của người nói về vấn đề tồn tại của hiện thực.

3.3.1.2. Hành động trần thuật sử dụng các động từ thể hiện hành vi kể

Quan khảo sát ngữ liệu của luận văn, chúng tôi nhận thấy các động từ thể hiện hành vi “kể” thường xuất hiện gắn liền với hành động trần thuật kể như: kể, nói, nhận thấy, nhận ra, thuật lại, tường thuật... Ở dạng này, chúng tôi thống kê được 35 hành động (chiếm 10%)

<44> - Chị Mận kể chuyện này với anh hả?

- Ờ. Nó kể với tao. Vừa kể vừa khóc. Nó bảo suốt ngày nó phải chăm sóc ba nó nên nó chẳng có thì giờ ôn tập. (TTHVTCX, 2016)

Trong <44> là lời nói của nhân vật Thiều, nhắc lại cho Tường nghe về hành động kể của con Mận rằng “ suốt ngày nó phải chăm sóc ba”. Dấu hiệu nhận biết hành động trần thuật “kể” là động từ kể, bảo.

3.3.1.3. Hành động trần thuật sử dụng các từ ngữ chỉ không gian, thời gian

Các từ ngữ chuyên dụng chỉ không gian, thời gian được Nguyễn Nhật Ánh sử dụng trong lời thoại của hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh có tần số xuất hiện tương đối nhiều, có tổng cộng 88 hành động (chiếm 25,2%).

<45> a. - Mày xem, hôm qua đến giờ tao uống nước bằng cái chai này . (CTXMVĐTT, 2017)

b. Tôi đáp và vểnh tai chờ thằng Sơn tiếp tục chửi tôi ngu. Nhưng lần này nó chỉ nhe răng cười hè hè:

- Bên kia đồi Cỏ Úa là Xóm Miễu. Tao cũng chưa đi tới đó nhưng tao nghe ba tao kể, Xóm Miễu trước đây là chốn ma thiêng nước độc, bây giờ cây cối thưa thớt nhưng vẫn còn dấu vết của rừng già. Riêng con ma cọp thì vẫn còn ởđó. (TTHVTCX, 2016)

Các từ ngữ chuyên dụng chỉ không gian, thời gian thường gắn liền với hành động trần thuật kể, bởi hành động kể bao giờ cũng gắn với một câu chuyện, câu chuyện thì phải có các từ ngữ chỉ không gian như: làng, căn gác, khu vườn, trong phiên tòa, bên kia đồi... hay các từ ngữ chỉ thời gian như: hôm qua, hôm nay, hồi đó, bây giờ, buổi sáng, buổi trưa...

Trong ví dụ <45a> là hành động trần thuật của nhân vật Hải cò khi kể lại cho nhân cu Mùi nghe về việc từ hôm qua đến giờ nó uống nước bằng cái chai, chứ không phải uống nước bằng cái ly như mọi người. Hành động trần thuật của nhân vật Hải cò có sử dụng từ ngữ chuyên dụng chỉ thời gian “hôm qua

đến giờ”.

Ở ví dụ <45b> lại là hành động trần thuật của nhân vật thằng Sơn khi kể lại cho nhân vật Thiều những thông tin về xóm Miễu, đồi Cỏ Úa. Đó là những không gian gắn liền với câu chuyện ma mà các nhân vật đang nhắc tới.

3.3.1.4. Hành động trần thuật sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa giải thích

Tác giả Nguyễn Nhật Ánh sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa giải thích rất nhiều trong lời thoại của hai tác phẩm được khảo sát. Các từ ngữ này thường gắn liền với hành động trần thuật giải trình, chúng bao gồm các từ ngữ có chức năng biểu thị giải thích như: là, tức là, có nghĩa là, bởi vì ...; các kết từ: vì, do,

nhưng...; các từ so sánh: hơn, như... Ở dạng này, chúng tôi thống kê được 98 hành động (chiếm 28 %)

<46> a. Tôi liếm môi, thú nhận:

- Tao chả bao giờ nghĩ ra mẹo được như mày. Cứ thấy nó lừng lững bước tới là đầu tao vón cục lại, chả nghĩ được gì cả.

- Những thằng hay cậy khỏe bắt nạt người khác thường là những thằng nhát. - Tường nói như người lớn - Hễ gặp đứa liều là nó nhũn ngay.

(TTHVTCX, 2016)

b. - Chú Đàn ơi! Chú có mấy hoa tay hở chú? Tôi vừa chạy vừa hét lớn. - Chú hả? - Chú xoa đầu tôi bằng bàn tay duy nhất - Trước đây chú có năm cái hoa tay nhưng bây giờ chẳng còn cái nào.

- Sao thế hả chú? - Tôi ngơ ngác - Những cái hoa tay cũng biến mất sao?

- Không phải biến mất - Chú Đàn cười khì khì, buông tay khỏi đầu tôi để

mân mê mẩu tay cụt - Chỉ vì cả năm hoa tay của chú đều nằm ở bàn tay phải. (TTHVTCX, 2016)

c. - Này con, khi nào phải rượt đuổi ai hoặc bị ai rượt đuổi, con người mới phải chạy, khi nào cần vượt qua một chướng ngại vật như vũng nước hay mô đất, con người mới phải nhảy. Còn lúc khác, những người đứng đắn đều đi

đứng khoan thai. Chẳng đứa trẻ ngoan nào lại nhảy như cóc hay đi trên gờ

tường như khỉ thế kia! (CTXMVĐTT, 2017)

Ở <46>, lần lượt hành động trần thuật của các nhân vật có chứa từ là;

kết từ: nhưng, vì; từ so sánh: như để giải thích cho những việc: nhân vật Thiều không thể đánh nhau với thằng Sơn nếu không có sự giúp đỡ của em trai mình; nhân vật chú Đàn đã không còn hoa tay do năm hoa tay của chú đều nằm trên bàn tay phải bị cụt; nhân vật ba sẽ dạy nhân vật con khi nhân vật con nghịch ngợm và không hiểu những lý lẽ thường nhật nhất.

Việc tác giả Nguyễn Nhật Ánh sử dụng các từ ngữ có ý nghĩa giải thích nhiều như vậy có thể được lý giải bởi lý do tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là hai truyện tiêu biểu được viết cho đối tượng là trẻ em. Nhân vật trẻ em (chiếm 90% nhân vật trong tác phẩm), với đặc tính là hiếu kỳ, ham hiểu biết và khát khao được tìm hiểu về mọi thứ xung quanh đã được tác giả Nguyễn Nhật Ánh thể hiện rõ trong cách sử dụng ngôn ngữ của mình. Qua khảo sát hành động ngôn từ trong lời thoại nhân vật ở hai tác phẩm thì hành động hỏi và hành động trần thuật là hai hành động ngôn từ được tác giả sử dụng nhiều hơn cả. Sự tương ứng giữa hình thức và nội dung của các hành động hỏi ấy là các hành động trần thuật mang nhiều ý nghĩa giải thích, trả lời cho những hành động hỏi của các nhân vật.

3.3.1.5. Hành động trần thuật không có dấu hiệu nhận biết

Dựa trên lời thoại hai tác phẩm được sử dụng làm ngữ liệu khảo sát của luận văn, trong tổng số 350 hành động trần thuật thì có tới 124 hành động trần thuật không có dấu hiệu nhận biết (chiếm 35,4 %). Việc xác định được những hành động trần thuật này thường chỉ căn cứ vào hình thức biểu hiện của hành động trần thuật. Hành động trần thuật dạng này thường có ngữ điệu kết thúc câu đi xuống và cuối câu thường có dấu chấm (.). Các dấu hiệu nhận biết hành động trần thuật dạng này tồn tại một cách ngầm ẩn. Muốn xét các hành động này phải dựa vào nội dung ngữ nghĩa của mệnh đề, kết hợp với ngữ cảnh để nhận biết hành động trần thuật.

<47> a. Con đi đánh lộn vềđó hả con? – Tôi âu yếm hỏi.

- Dạ - Hải cò phấn khởi - Con uýnh được một lúc mười đứa đó ba. (CTXMVĐTT, 2017)

b. Tôi khoát tay:

- Em yên tâm đi, không có con Tí sún nào trong bài viết của anh hết.

(CTXMVĐTT, 2017) c. - Sao em biết?

- Em vừa gặp thằng Dưa. Nó khoe hôm trước ba nó bắt được một con cóc

ở nhà mình. (TTHVTCX, 2016)

Ở <47> cả (a, b, c) đều là hành động trần thuật, tuy nhiên những hành động này không có dấu hiệu nhận biết. Ở (a) là hành động trần thuật kể, nhưng không có dấu hiệu nhận biết đây là hành động kể của nhân vật con với nhân vật ba về việc mình đi “uýnh” nhau. Ở (b) là hành động trần thuật thông báo của nhân vật Tôi với nhân vật Tí sún về việc trong bài viết của mình sẽ không có tên nhân vật Tí sún trong đó. Ở (c) là hành động trần thuật giải trình nhưng không có dấu hiệu nhận biết, đây là lời giải trình của nhân vật Tường khi nhân vật Thiều hỏi lý do vì sao Tường biết con cóc sẽ không quay về nữa.

Như vậy, việc khảo sát hành động trần thuật qua lời thoại trong hai tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơTôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh chúng tôi đã thống kê được các lời thoại có hành động trần thuật mà tác giả Nguyễn Nhật Ánh sử dụng, trong đó có cả hành động trần thuật có dấu hiệu nhận biết và hành động trần thuật không có dấu hiệu nhận biết. Qua đây, chúng tôi nhận thấy rằng, ngôn ngữ của truyện ngắn hiện đại mà Nguyễn Nhật Ánh sử dụng có xu hướng giản lược ngôn từ một cách tối đa, linh hoạt. Đôi lúc, câu không có cấu trúc C - V đầy đủ như kiểu truyền thống, làm cho các dấu hiệu nhận biết bị ẩn đi. Tuy nhiên, về nội dung, lời thoại vẫn được tác giả đảm bảo về sự rõ ràng, dễ tiếp nhận đối với các đối tượng đọc truyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành động hỏi và hành động trần thuật qua lời thoại trong tác phẩm của nguyễn nhật ánh (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)