Các ngành chính của kinh tế biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 31 - 34)

71% bề mặt trái đất được bao phủ bởi đại dương, từ xa xưa cho đến nay con người đã tiến hành nhiều hoạt động lao động sản xuất liên quan đến biển như: đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; khai thác chế biến nguyên vật liệu từ biển; giao thông vận tải biển; tham quan du lịch. nghỉ dưỡng;… Kinh tế biển đã có từ rất lâu, nhưng nó hoàn toàn tự phát. Dần dần, sự hiểu biết và khả năng chinh phục biển của con người về biển đã xây dựng nên các ngành kinh tế biển. Cho đến nay một số ngành kinh tế biển chủ yếu đã được xác định, bao gồm:

1.1.3.1. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản

Ngành hải sản bao gồm các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ. Là ngành kinh tế khai thác tài nguyên biển: tài nguyên động vật (tôm, cua, cá), các loại động vật thân mềm, giáp xác, giun biển, động vật da gai, nguồn lợi về thực vật như cỏ biển, các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Sức sản xuất nguyên khai của biển khoảng 500 tỷ tấn/năm và sản lượng hàng năm đạt khoảng 600 triệu tấn. Từ đó có thể

thấy rằng tiềm năng của ngành khai thác hải sản thế giới là rất lớn. Tổng sản lượng khai thác thủy sản toàn cầu năm 2015 đạt 93,4 triệu tấn, trong đó, khai thác biển 81,5 triệu tấn; khai thác nội địa 11,9 triệu tấn. Đối với sản lượng khai thác biển, Trung Quốc vẫn đứng đầu, tiếp theo là Indonesia, Mỹ và Nga.

Hiện nay toàn thế giới có hơn 160 quốc gia làm kinh tế hải sản, trong đó có hơn 20 quốc gia có sản lượng đánh bắt cá biển trên 1 triệu tấn/năm thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ (theo thống kê của FAO). Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng khai thác hải sản trên biển, xếp thứ 12 trên thế giới về năng lực đánh bắt với sản lượng luôn ổn định ở mức 1,5 - 1,8 triệu tấn/năm.

Vì sản lượng khai thác thủy sản tương đối ổn định từ cuối những năm 1980, nên ngành nuôi trồng hải sản có trách nhiệm gia tăng lượng cung cấp thủy sản cho tiêu thụ của con người. Năm 1974, nuôi trồng thủy sản chỉ cung cấp 7% thủy sản cho tiêu thụ của con người, đến năm 1994 tỷ lệ này đã tăng lên 26% và năm 2015 là 48%. Trong 50 năm qua, sự tăng trưởng của nguồn cung cấp hải sản toàn cầu cho tiêu thụ của con người tăng nhanh hơn sự gia tăng dân số, trung bình hàng năm tăng 3,2% trong giai đoạn 1961 - 2015, gấp đôi so với sự gia tăng dân số. Mức tiêu thụ hải sản bình quân đầu người trên toàn thế giới đã tăng từ 9,9 kg/người trong những năm 1960 lên 14,4 kg/người trong những năm 1990 và 19,7 kg/người vào năm 2013, và 2015 là hơn 20 kg/người. Ngoài việc sản lượng hải sản gia tăng, một số yếu tố khác cũng góp phần thúc đẩy mức tiêu thụ hải sản, như: giảm thiểu sự lãng phí, sử dụng hiệu quả nguồn lợi tự nhiên, các kênh phân phối được cải thiện và nhu cầu tăng do dân số tăng, đô thị hóa và thu nhập tăng. Bên cạnh đó, thương mại thế giới cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng.

Ngoài việc cung cấp thực phẩm cho con người, hải sản là nguyên liệu dồi dào cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đã có những bước tiến quan trọng. Phần sản lượng hải sản trên toàn thế giới được sử dụng cho mục đích tiêu thụ trực tiếp của con người, còn lại được dành cho các sản phẩm phi thực phẩm (non-food products), trong đó khoảng 76% được dành cho bột cá và dầu cá, còn lại phục vụ cho mục đích khác như nguyên liệu thô làm thức ăn trực tiếp trong nuôi trồng thủy sản. Sử dụng các sản phẩm phụ (by-products) đang dần

trở thành một ngành công nghiệp quan trọng, tập trung vào việc xử lý các sản phẩm này theo cách vệ sinh, an toàn và được kiểm soát, và để giảm thiểu lãng phí.

1.1.3.2. Du lịch biển

Thuật ngữ "du lịch" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1811 ở nước Anh. Đến nay, có rất nhiều tác giả đưa ra khái niệm về du lịch dưới nhiều góc độ khác nhau.

Nhưng dưới góc độ địa lí học, cụ thể là địa lí du lịch, chúng tôi sử dung khái niệm của tác giả Nguyễn Minh Tuệ và các cộng sự (năm 1999) cho rằng: “Du lịch là một khái niệm bao hàm nội dung kép. Một mặt nó mang ý nghĩa thông thường của từ: việc đi lại của con người với mục đích nghỉ ngơi, giải trí… Mặc khác, du lịch được nhìn nhận dưới một góc độ khác như là hoạt động gắn chặt với những kết quả kinh tế (sản xuất, tiêu thụ) do chính nó tại ra. (…). Nội dung thứ hai của khái niệm du lịch là hệ quả của nội dung thứ nhất” [42, tr.12].

PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ và các cộng sự cho rằng: “Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván, đua mô tô nước,…)” [43, tr.15].

Du lịch biển là ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của du khách. Các tài nguyên phục vụ hoạt động du lịch biển bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên (các bãi biển, hệ thống các đảo và quần đảo, nguồn nước, tài nguyên sinh vật,…) và tài nguyên du lịch nhân văn (các lễ hội, hoạt động thể thao…), có thể khai thác, phát triển nhiều loại hình du lịch tham quan, nghĩ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu, giải trí, thể thao,…

1.1.3.3. Kinh tế hàng hải

Ngành vận tải biển là ngành mang tính chất kinh doanh, phục vụ trong khâu vận chuyển hàng hải bằng đường biển và xếp dỡ hàng hóa tại cảng biển. Khâu vận chuyển có nhiệm vụ tổ chức khai thác và kinh doanh tàu biển hoạt động trên một địa bàn rộng lớn. Khâu xếp dỡ có nhiệm vụ tổ chức khai thác và kinh doanh các hoạt động sản xuất, phục vụ ở cảng biển.

Ngay từ thế kỉ thứ V trước công nguyên, con người đã biết tận dụng biển làm các tuyến đường giao thông để trao đổi, mua bán và giao lưu giữa các vùng, miền và các quốc gia với nhau trên toàn thế giới. Đến nay, với sự phát triển của khoa học công

nghệ, ngành hàng hải được phát triển mạnh, hiện đại hóa ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải quốc tế.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển không lớn, nhưng vì đường dài nên hiện nay đường biển đảm đường tới 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của tất cả các phương tiện vận tải trên thế giới. Không chỉ có các tuyến viễn dương có ý nghĩa quan trọng, mà cả các tuyến vận tải ven bờ cũng có ý nghĩa đối với các nước có đường bờ biển. Vận tải đường biển là loại phương tiện vận tải hàng hóa chủ yếu nhất trong thương mại quốc tế. Khoảng 1/2 khối lượng hàng vận chuyển trên đường biển quốc tế hiện nay là dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ.

Cảng biển là nơi tàu biển đỗ tiện lợi và an toàn, nơi có thể tiến hành bốc dỡ hàng hóa và xếp hàng mới. Thông thường các cảng tự nhiên được xây dựng ở bờ vịnh nước sâu hay ở các cửa sông. Người ta thường phân loại các cảng thành cảng địa phương, cảng khu vực hay cảng quốc tế, cảng chuyển tải, cảng bách hóa hay cảng chuyên dụng. Cảng biển là kết cấu hạ tầng quan trọng của kinh tế hàng hải, nó phải đi trước một bước để thúc đẩy các ngành kinh tế biển khác phát triển. Vì vậy, cần phải có một quy hoạch cụ thể, phù hợp vì hoạt động của một cảng biển tồn tại đến hàng trăm năm hoặc lâu hơn thế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)