3.1.2.1. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản
- Đến năm 2015, tổng số tàu thuyền nói chung và tàu khai thác khơi của tỉnh đã phát triển vượt mức kế hoạch gần 2,5 lần. Tuy nhiên, sự gia tăng của lực lượng khai thác là quá nhanh, trong khi đó khả năng tìm kiếm mở rộng ngư trường, thay đổi tập quán khai thác, chuyển đổi nghề gắn với việc ứng dụng các máy móc, thiết bị hiện đại, cũng như việc nâng cao trình độ tổ chức sản xuất của người ngư dân thì lại không theo kịp.
- Sản lượng khai thác đạt so với mục tiêu quy hoạch (170.000 tấn). Tuy nhiên, cơ cấu, chủng loại các loài hải sản có giá trị kinh tế thấp chiếm tỷ trọng tương đối lớn nên giá trị sản lượng khai thác không đạt mục tiêu quy hoạch đề ra. Tính mùa vụ trong khai thác đã có những chi phối, tác động mạnh đến nhiều hoạt động liên quan, nhất là trong chế biến và dịch vụ nghề cá.
- Năng lực khai thác tăng nhanh, trong khi sản lượng khai thác lại không tăng với tỷ lệ tương ứng nên năng suất khai thác tính trên đơn vị thuyền hoặc công suất máy chính ngày càng giảm. Hiệu quả khai thác giảm sút có nguyên nhân từ trình độ tổ chức và tính hợp tác trong sản xuất của ngư dân, cũng như ngư cụ, phương tiện, kỹ thuật khai thác còn hạn chế; do giá nhiên liệu tăng cao những năm qua…; song nguyên nhân chính là thực trạng nguồn lợi ở những ngư trường truyền thống của tỉnh đã có dấu hiệu giảm rõ rệt, nhất là ở một số đối tượng có giá trị kinh tế cao và một số bãi cá vùng gần bờ.
- Mặc dù số lượng tàu có công suất >= 90 CV đạt 18,29% nhưng số lượng tàu thuyền nhỏ vẫn còn rất nhiều (chiếm 82%) và đang gây áp lực lớn đối với nguồn lợi hải sản ven bờ. Sự tăng trưởng nhanh về số lượng tàu thuyền công suất lớn đã phản
ánh tính tích cực trong phát triển năng lực khai thác; song về ngư trường, nguồn lợi ở vùng biển khơi chưa được khảo sát, đánh giá cụ thể nên việc đảm bảo hiệu quả ổn định cho đội tàu khai thác xa bờ trong những năm tới là vấn đề lớn cần phải được đặt ra. Đồng thời, nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng như cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão... thời gian qua còn hạn chế nên chưa đáp ứng kịp cho sự phát triển của lực lượng tàu thuyền lớn, khai thác xa bờ.
- Cơ cấu nghề thực tế ở các địa phương và trên từng tuyến khai thác trong phạm vi toàn tỉnh chưa thực sự phù hợp với định hướng quy hoạch. Việc quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động của tàu thuyền theo nghề khai thác trên từng ngư trường còn nhiều bất cập nên tàu thuyền khai thác hải sản hoạt động không đúng tuyến quy định, sử dụng các ngư cụ gây tác hại đến nguồn lợi vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc xác lập cơ cấu nghề hợp lý trên các tuyến là vấn đề lớn cần phải thực hiện trong thời gian lâu dài. - Thực tiễn của nghề khai thác hải sản Bình Thuận hiện nay có nhiều tác động cả về mặt chủ quan và khách quan như: nhu cầu hải sản ngày càng tăng do sức ép của gia tăng dân số trong khi nguồn lợi thì có hạn; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bất thường làm cho môi trường biển, nguồn lợi hải sản đang ngày càng suy giảm nhưng cường lực khai thác tiếp tục gia tăng, đặc biệt là vùng nước ven bờ đã dẫn đến năng suất khai thác và hiệu quả kinh tế giảm làm cho nghề khai thác mất ổn định, thiếu bền vững; đồng thời, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; nguồn lực đầu tư có hạn;… Đây là vấn đề lớn đang đặt ra, đòi hỏi phải có chiến lược với hệ thống giải pháp đồng bộ, phù hợp nhằm giải quyết từng bước và đảm bảo tính lâu dài.
- Về diện tích NTHS đến 2015 là 3.021 ha, nhưng thực tế thực hiện được là 2.032 ha, đạt 67,3% so với quy hoạch. Diện tích thực hiện NTHS không đạt chỉ tiêu quy hoạch chủ yếu là do thực trạng phát triển nuôi tôm mặn lợ đạt kết quả thấp (1.150 ha, đạt 42,3% so với quy hoạch là 2.721 ha). Nguyên nhân chính làm cho diện tích nuôi tôm mặn lợ biến động và phát triển chậm trong giai đoạn 2005-2010 là do chưa có vùng nuôi tập trung, hình thức nuôi chủ yếu là QCCT và BTC, nên thường gặp rủi ro về môi trường và dịch bệnh, hiệu quả kinh tế thấp, thậm chí nhiều hộ thua lỗ kéo dài.
- Trong giai đoạn 2010-2015, diện tích nuôi tôm mặn lợ liên tục giảm là do áp lực về phát triển du lịch, công nghiệp, đô thị hóa… nên đã nhiều lần phải điều chỉnh thu hẹp diện tích nuôi ở những vùng đã đưa vào quy hoạch; bên cạnh đó, tình hình nuôi tôm sú thường xuyên xảy ra dịch bệnh, môi trường nước ô nhiễm, đa số hộ nuôi bị thua lỗ nên khó thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực đầu tư vào phát triển nuôi tôm mặn lợ và đối tượng nuôi mặn lợ chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.
- Về giá trị xuất khẩu: so với mục tiêu quy hoạch, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 75% ở năm 2005 và đạt 51% năm 2015. Nguyên nhân là do sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ trọng thấp, trong khi đó tỷ trọng sản phẩm dạng thô, hàm lượng công nghệ thấp chiếm phần lớn nên giá trị xuất khẩu không cao.
- Cơ cấu sản phẩm chế biến xuất khẩu xác định mặt hàng tôm đông lạnh là sản phẩm chủ lực cùng với mực đông, mực khô, cá đông; song trên thực tế sản phẩm tôm đông chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nguyên nhân một phần do sản lượng tôm nuôi đạt rất thấp so với mục tiêu đề ra; việc xem xét tôm sú như nguồn nguyên liệu chủ lực cho chế biến xuất khẩu cũng chưa phù hợp, vì thực tế nguồn tôm nguyên liệu tại địa phương không đáng kể, các doanh nghiệp trong tỉnh cũng không cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp chuyên chế biến tôm ở các tỉnh phía Nam.
- Hạn chế lớn khác của công nghiệp chế biến là trình độ của lao động chế biến hải sản còn thấp, đặc biệt là tỷ lệ lao động kỹ thuật có trình độ đại học, cao đẳng còn thấp. Chưa kể hàng ngàn lao động gồm phần lớn là phụ nữ, con em lao động hầu như chưa qua đào tạo nghề, nhận thức về tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm rất hạn chế.
- Công tác quy hoạch và đầu tư các khu, cụm chế biến tập trung chậm nên nhiều cơ sở chế biến xuất khẩu, sơ chế hải sản, chế biến nước mắm tập trung trong các khu dân cư, không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; đồng thời, năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, vì vậy chưa có điều kiện để di dời và đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm. Công nghiệp chế biến hải sản phát triển không đều, chủ yếu tập trung tại Phan Thiết, nên lợi thế về nguyên liệu của các địa phương chưa được khai thác hiệu quả.
Bình Thuận có tài nguyên du lịch tự nhiên biển phong phú, đa dạng, đặc sắc và độc đáo với những đồi cát đỏ ven biển; 22 bãi biển đẹp, thuận lợi cho tắm biển; có đảo Cù Lao Câu, Hòn Nghề, Hòn Lao, Hòn Bà, Phú Quý; khí hậu nhiệt đới với đặc trưng nắng nhiều, trời quang mây, lượng bức xạ mặt trời dồi dào tạo thuận lợi cho hoạt động tắm nắng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, trú đông của du khách. Biển Bình Thuận có chế độ sóng và thủy triều độc đáo, là nơi lý tưởng cho việc tổ chức hoạt động thể thao biển với lướt ván buồm, ca nô. Tài nguyên sinh vật biển Bình Thuận rất phong phú và đa dạng, thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động tham quan đáy biển, du lịch tàu biển hoặc câu cá. Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn biển tại Bình Thuận mang nhiều nét độc đáo, đặc sắc với các di tích văn hóa – lịch sử và lễ hội gắn với đời sống tâm linh vạn chài; những nghề truyền thống gắn với văn hóa lối sống của cư dân miền biển đảo và nét văn hóa ẩm thực mang đậm chất biển.
- Đối với du lịch biển, quá trình di động cát với hiện tượng cát bay, cát chảy và nguy cơ sa mạc hóa ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển du lịch biển. Tài nguyên nước phân bố mất cân đối, một số khu vực ven biển thiếu nước trầm trọng; thời tiết quá nắng nóng vào đầu buổi chiều, làm hạn chế thời gian hoạt động du lịch biển của du khách; sự cố môi trường biển với hiện tượng thủy triều đỏ, tràn dầu, gây ảnh hưởng cho hoạt động tắm biển và thể thao biển của du khách; nguồn lợi sinh vật biển đang dần cạn kiệt, gây ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển tỉnh Bình Thuận.
- Trong giai đoạn 2005 – 2015, du lịch biển Bình Thuận phát triển mạnh mẽ trên nhiều khía cạnh, gặt hái được nhiều thành tựu: Loại hình và sản phẩm du lịch biển phát triển ngày càng đa dạng, nâng cao về chất lượng; nguồn lao động trực tiếp phục vụ du lịch biển tăng tương đối nhanh; số dự án và số vốn đầu tư vào du lịch biển gia tăng nhanh chóng; số lượt khách và doanh thu du lịch tăng trưởng cao và liên tục. Lãnh thổ du lịch biển Bình Thuận cũng đã phát triển theo hướng gia tăng số lượng các điểm, khu, cụm du lịch biển.
- Tuy nhiên, sự phát triển trên cũng còn nhiều bất cập: sự phát triển manh mún của một số loại hình, sản phẩm du lịch biển; chất lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch biển còn thấp; nhiều dự án đầu tư vào du lịch biển chậm triển khai; thị trường khách du lịch chưa thật sự đa dạng; một số đảo nhỏ chưa được khai thác du lịch; chất
lượng khu du lịch biển chưa đạt chuẩn quốc gia. Giao thông vận tải biển phát triển chưa mạnh. Phương tiện giao thông vận tải kết nối giữa Phan Thiết và Phú Quý còn thiếu và yếu, chất lượng không cao, thường kết hợp chở hàng hóa và hành khách, gây khó chịu cho du khách, dẫn đến không thể phục vụ tốt cho phát triển du lịch biển – đảo tại Phú Quý; chưa có sự đa dạng hóa về cơ cấu dòng khách du lịch quốc tế trong quá trình phát triển du lịch biển tại Bình Thuận.
3.2. Định hƣớng phát triển kinh tế biển của Tỉnh đến năm 2030 3.2.1. Định hƣớng chung
Tập trung triển khai các quy hoạch, cơ chế, chính sách, huy động đa dạng các nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
Tổ chức triển khai tốt các quy hoạch ngành, sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế biển đã được UBND tỉnh phê duyệt. Triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ, tín dụng, đầu tư do Trung ương ban hành phục vụ phát triển kinh tế biển, đồng thời nghiên cứu xây dựng chính sách phù hợp theo điều kiện cụ thể của tỉnh để đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, đa dạng hóa các hình thức đầu tư. Định hướng phát triển sắp tới là đẩy mạnh thu hút đầu tư vào 3 lĩnh vực trung tâm của tỉnh ở vùng ven biển, vùng biển để hình thành 3 trung tâm: Trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, trung tâm năng lượng và trungtâm chế biến sa khoáng titan lớn của cả nước.
Phát triển hải sản
Tập trung phát triển toàn diện kinh tế hải sản theo định hướng tái cơ cấu ngành, gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo điều kiện của từng vùng. Tập trung phát triển sản xuất giống thuỷ sản có lợi thế (tôm sú, tôm chân trắng, cá biển); ưu tiên nguồn lực đầu tư để sắp xếp, bố trí các cơ sở sản xuất giống tôm, hải sản 15 theo quy hoạch; hình thành vùng sản xuất giống tập trung công nghệ cao tại Chí Công - Tuy Phong để duy trì, phát triển sản phẩm tôm giống lợi thế của tỉnh. Duy trì ổn định diện tích nuôi nước lợ, nuôi trên biển; tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) để nâng cao năng suất, chất lượng các loài nuôi chủ lực ở các vùng ven biển và đảo Phú Quý.
Tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ khai thác hải sản bao gồm hệ thống khu tránh bão, cảng cá, bến cá, chợ cá các địa bàn trọng điểm nghề cá; phát triển hoạt động dịch vụ trên biển gồm tàu thu mua, thu gom, sơ chế trên biển; ưu tiên đầu tư ứng dụng công nghệ bảo quản trong và sau thu hoạch để giảm tỉ lệ thất thoát, đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho chế biến và tiêu dùng.
Phát triển du lịch
Khai thác các tiềm năng, lợi thế về biển, đảo, núi, đồi và những giá trị văn hóa của địa phương để phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, phát triển các môn thể thao trên biển; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, liên kết với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận để hình thành các tour, tuyến du lịch nhằm thu hút mạnh du khách; đầu tư phát triển các khu du lịch cộng đồng, các khu vui chơi giải trí, xây dựng và triển khai thực hiện tốt Đề án Trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia. Đặc biệt quan tâm vấn đề môi trường (cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội) và chất lượng các sản phẩm các loại dịch vụ và các hoaạt động lễ hội. Giữ vững thương hiệu khu du lịch Hàm Tiến – Mũi Né. Làm tốt khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng các khu, điểm, cơ sở du lịch; xử lý kiên quyết và kịp thời những yếu kém, tồn tại phát sinh. Chú trọng đúng mức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và nâng chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch. Liên kết chặt chẽ giữa các vùng, quảng bá, phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan và những lợi thế có được; đẩy mạnh phát triển du lịch, chú trọng khai thác du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển, trước hết là các môn thể thao biển, xây dựng Bình Thuận trở thành trung tâm thể thao biển của cả nước. Đặc biệt quan tâm vấn đề môi trường và chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ du lịch để phát triển bền vững. Chú ý hài hài hòa giữa quy hoạch phát triển du lịch và quy hoạch phát triển nghề biển, khai thác và chế biến titan.
3.2.2. Các định hƣớng cụ thể
3.2.2.1. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản a. Khai thác
Quy hoạch năng lực tàu thuyền khai thác và chuyển đổi cơ cấu ngành nghề hải sản
Theo bảng 3.1 và 3.2, ta thấy:
- Giảm dần số lượng tàu thuyền, trong đó giảm mạnh loại có công suất < 20 CV. Cụ thể, giai đoạn 2015 – 2020 cần giảm khoảng 250 chiếc/năm để đến năm 2020 tổng số lượng tàu còn 7.500 chiếc; tiếp tục giảm đến năm 2030 còn 6.000 chiếc. Đồng thời, tăng tổng công suất tàu thuyền đến năm 2020 đạt 740.000 CV và đạt khoảng 850.000 CV vào năm 2030.
- Nhóm tàu từ 20 Cv đến dưới 90 Cv giảm từ 4150 chiếc năm 2015 còn 3.300 chiếc năm 2020 và còn 2.200 chiếc vào năm 2030. Thực hiện nghiêm quy định cấm nghề lưới kéo gần bờ, đồng thời giảm nhanh nhóm nghề lưới rê; khu vực này chú ý khôi phục, duy trì hệ thống chà, rạn tự nhiên và nhân tạo để tạo nơi trú ẩn, tập trung các loài thuỷ sản, duy trì hợp lý số lượng nghề chà truyền thống, nghề câu (tay).