Hiện trạng phát triển kinh tế biển theo ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 81)

2.2.2.1. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản a. Khai thác

* Năng lực tàu thuyền KTHS

Bình Thuận là một trong những tỉnh có ngành khai thác hải sản khá phát triển, quy mô đội tàu đến năm 2015 là 8.750 chiếc với tổng công suất 640 ngàn CV, công suất bình quân 73,14 CV/tàu, cải thiện rất nhiều so với 10 năm trước (năm 2005 là 33,58 CV/tàu). Qua đó cho thấy, mặc dù tàu thuyền dưới 90 CV còn chiếm đa số nhưng ngành khai thác đang có xu hướng đầu tư những loại tàu lớn hơn (loại > 90 CV), tăng khả năng khai thác xa bờ, phù hợp với chủ trương của tỉnh và của ngành.

Bảng 2.3. Diễn biến tàu thuyền và công suất qua các năm 2005 - 2015

Nguồn: Xử lí từ [11] Danh mục Đơn vị tính 2005 2010 2015 Tăng BQGĐ 2005-15 Số lƣợng Tổng Chiếc 5.974 100% 8.892 100% 8.750 100% 4,6% Trong đó: Loại < 20 cv Chiếc 1.125 18,90% 3.133 35,23% 3.000 34,3% 16,6% Loại 20 - 90 cv Chiếc 4.015 67,20% 4.318 48,56% 4.150 47,43% 0,3% Loại >= 90 cv chiếc 834 13,96% 1.441 16,21% 1.600 18,29% 9,2%

- Số lượng và công suất

+ Tàu thuyền công suất dưới 20 CV: tỉnh Bình Thuận có sự thay đổi rất lớn về tỷ trọng trong cơ cấu đội tàu của tỉnh, nhất là ở giai đoạn 2005 - 2010. Năm 2005 số phương tiện này 5.974 chiếc, năm 2010 tăng lên 3.133 chiếc và đến năm 2015 giảm dần là 3.000 chiếc (bảng 2.5). Số phương tiện này chỉ chiếm 18,9% năm 2005 nhưng đến năm 2010 lại chiếm đến 35,23% và đến năm 2015 có xu hướng giảm chậm đạt 34,3%. Phương tiện trên là những tàu nhỏ, khai thác ở khu vực ven bờ, chủ yếu tập trung ở các xã bãi ngang ven biển và hiện nay đã được giao cho các huyện, thị xã, thành phố quản lý; nghề khai thác chủ yếu là: lưới rê, nghề câu, lưới rùng, lưới kéo ven bờ,... nên thường có sản lượng khai thác không đáng kể, lao động tham gia không nhiều. Tuy nhiên đó là những phương tiện có nguy cơ gây tác hại lớn đến nguồn lợi [11]. Vì thế trong những năm tới cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn; đồng thời kết hợp với các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích giải bản, chuyển đổi nghề, tiến tới giảm dần loại tàu thuyền nhỏ.

+ Tàu thuyền công suất từ 20 - 90 CV: vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu đội tàu của tỉnh, mặc dù trong giai đoạn 2005 - 2015 số lượng tàu thuyền này có những biến động. Cụ thể, số phương tiện này đạt 4.015 chiếc (chiếm 67,2%) năm 2005 và tăng lên đạt 4.318 chiếc năm 2010; tuy nhiên, tỷ trọng của nhóm tàu này lại giảm mạnh xuống chỉ còn 48,56% trong cơ cấu đội tàu của tỉnh. Đến năm 2015, tỷ trọng của nhóm tàu thuyền này vẫn tiếp tục giảm và chiếm 47,43% trong cơ cấu đội tàu thuyền của Bình Thuận.

+ Tàu thuyền công suất từ 90 CV trở lên: Đây là lượng tàu thuyền mang lại sản lượng khai thác hải sản chủ yếu của tỉnh. Năm 2005 số tàu thuyền này chỉ ở mức "khiêm tốn" so với hai nhóm tàu còn lại, có 834 chiếc (chỉ chiếm 13,69% trong có cấu đội tàu của tỉnh). Tuy nhiên, đến năm 2010 con số này tăng lên gần gấp đôi và số lượng tàu thuyền ở nhóm này đạt 1.441 chiếc và tiếp tục gia tăng đạt 1.600 chiếc vào năm 2015. Mặc dù tỷ trọng của nhóm tàu này trong cơ cấu đội tàu của tỉnh vẫn còn thấp so với hai nhóm tàu còn lại nhưng sự gia tăng về số lượng tàu trong nhóm này là một dấu hiệu đáng mừng cho khai thác hải sản của tỉnh (nhằm đạt mục tiêu 3.000

chiếc năm 2020 [2] ). Từ đó thấy rằng, sự gia tăng về tỷ trọng như đã phân tích ở trên phù hợp với định hướng phát triển nghề KTHS của tỉnh thời kỳ 2010 - 2020 là phát triển đội tàu công suất lớn khai thác xa bờ, giảm dần tàu công suất nhỏ khai thác vùng biển ven bờ để bảo vệ nguồn lợi hải sản và hệ sinh thái vùng biển ven bờ.

Thực tế khai thác hải sản của tỉnh Bình Thuận tập trung chủ yếu ở các huyện ven biển, gồm: TP. Phan Thiết, Tx La Gi, huyện Tuy Phong và đảo Phú Quý, 4 huyện/thị này chiếm trên 99% tổng số lượng tàu thuyền cả tỉnh; được thể hiện qua biểu đồ 2.1.

Nguồn: Xử lí từ [11], [19]

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu tàu thuyền KTHS phân theo đơn vị hành chính năm 2005 và 2015

- Trang thiết bị và công nghệ trong khai thác

Đa số tàu thuyền (từ 20 CV trở lên) đều được trang bị máy thông tin vô tuyến có tầm liên lạc từ 30-50 hải lý; có trên 1.500 tàu cá công suất lớn từ 90 CV trở lên đã trang bị máy thông tin tầm xa (công suất trên 100 W). Máy định vị có khoảng 4.000 chiếc, máy tầm ngư có 3.000 chiếc được trang bị trên các tàu nghề lưới vây, nghề mành kết hợp chà, nghề lưới kéo, câu bủa. Tời cơ khí phổ biến trên các tàu thuyền, một số thuyền lưới vây, nghề câu trang bị tời thủy lực thu lưới phục vụ thu thả ngư cụ, thu hoạch sản phẩm. Công nghệ sau thu hoạch cũng có những chuyển biến tích cực, nhiều tàu thuyền khai thác vùng khơi đã chú ý cải tiến hệ thống khoang, hầm, công cụ bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác.

Đối với KTHS xa bờ đã củng cố và thành lập 274 tổ đoàn kết/2.272 thuyền và 06 tổ hợp tác/06 thuyền tham gia tổ đội, hợp tác xã KTHS xa bờ [2]; có thêm nhiều

tàu cá của ngư dân trong tỉnh góp mặt trên các ngư trường khơi xa cùng ngư dân cả nước thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế kết hợp nhiệm vụ quốc phòng.

Tuy nhiên, mặc dù ngày càng được cải thiện theo hướng hiện đại song hầu hết trang thiết bị và công nghệ trong khai thác hải sản của tỉnh còn khá lạc hậu, đặc biệt là công nghệ bảo quản đông trên tàu cá còn rất hạn chế.

* Cơ cấu ngành nghề khai thác hải sản

Bảng 2.4. Cơ cấu họ nghề KTHS năm 2005 - 2015

Họ nghề

Năm 2005 Năm 2015

Số lượng

(chiếc) Tỷ trọng Số lượng (chiếc) Tỷ trọng

Tổng 5.019 100% 5.640 100% Lƣới kéo 1.451 29% 1.300 23% Lƣới vây 387 8% 460 8% Lƣới rê 1.069 21% 1.125 20% Lƣới mành 1.539 31% 800 14% Nghề câu 516 10% 1.525 27% Nghề khác 57 1% 430 8% Nguồn: Xử lí từ [9], [11]

Bảng 2.4 cho thấy cơ cấu một số nghề khai thác hải sản có sự thay đổi đáng kể từ năm 2005 đến nay.

Họ nghề lưới kéo có xu hướng giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng, số lượng giảm tập trung ở nghề lưới kéo đơn. Nguyên nhân là do nguồn lợi gần bờ trong những năm trở lại đây suy giảm mạnh, trong khi đó tàu thuyền nhỏ là chủ yếu và hoạt động gần bờ, khai thác kém hiệu quả dẫn đến có sự chuyển đổi nghề khai thác.

Nghề lưới mành (mành đèn, mành chà và mành mực) giảm khá mạnh từ 1.539 chiếc (31%) năm 2005 còn 800 chiếc (14%) năm 2015, nghề này giảm mạnh là do năng suất khai thác giảm, đặc biệt là nghề mành đèn giảm từ 531 chiếc xuống còn 11 chiếc.

Nghề câu (câu lộng và câu khơi): do đánh bắt được nhiều loài có giá trị kinh tế cao, bảo quản và tiêu thụ tốt nên xu hướng phát triển mạnh nghề câu, hiện tại số lượng tàu thuyền nghề câu chiếm tỷ trọng cao nhất (27%), đặc biệt là nghề câu lộng.

Họ nghề khác (pha xúc, lặn,..) tăng hàng năm, giai đoạn 2005 - 2015 tăng 373 chiếc, hiện nay lượng phương tiện này chiếm khoảng 8% tàu thuyền toàn tỉnh và phần

lớn những tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác gần bờ và khai thác với sản lượng thấp.

* Sản lượng, năng suất và giá trị sản xuất

Sản lượng khai thác hải sản liên tục tăng trong giai đoạn 2005 - 2015, từ 128.072 tấn lên 170.000 tấn, đạt tốc độ tăng bình quân 3,2%/năm. Ngoài sản lượng tôm có xu hướng giảm (-6,23%/năm), còn lại hầu hết các nhóm đối tượng khai thác chính đều tăng: sản lượng cá tăng 3,95%/năm, mực tăng 1,65%/năm, nhuyễn thể tăng 2,74%/năm và thủy sản khác tăng 6,01%/năm.

GTSX khai thác hải sản đạt 588,4 tỷ đồng năm 2005, tăng lên 780 tỷ đồng năm 2015, đạt tốc độ tăng bình quân 3,18%/năm. Giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 1.112 tỷ đồng năm 2005, tăng lên 2.900 tỷ đồng năm 2015, đạt tốc độ tăng bình quân 21% trong giai đoạn 2005 - 2015.

Bảng 2.5. Diễn biến sản lượng KTHS tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2005-2015

(Đơn vị: tấn)

Danh mục 2005 2015 Tăng BQGĐ (%/năm)

Sản lƣợng 128.072 170.000 3,20 66.350 94.000 3,95 Tôm 5.350 3.000 -6,23 Mực 21.150 24.500 1,65 Nhuyễn thể 26.650 34.000 2,74 Thủy sản khác 8.572 14.500 6,01 GTSX 588,4 780 3,18 Nguồn: Xử lí từ [9], [11]

Xét về cơ cấu sản lượng KTHS theo đối tượng thì cá chiếm tỷ trọng lớn nhất (55%), tiếp theo là mực (14%), tôm (2%), nhuyễn thể (20%) và hải sản khác chiếm 9% (năm 2015).

Cơ cấu sản lượng khai thác theo đơn vị hành chính thì những địa phương ven biển chiếm phần lớn sản lượng. Năm 2005, tổng 4 đơn vị là Tp. Phan Thiết, huyện Tuy Phong, Hàm Tân và Phú Quý chiếm tới 99% tổng sản lượng. Năm 2015, do đã tách huyện Hàm Tân cũ thành Tx. La Gi và Hàm Tân mới (năm 2006), nghề cá chủ yếu tập trung ở Tx. LaGi (33%), Tp. Phan Thiết (30%), Tuy Phong (24%), và Phú Quý (11%).

Để đánh giá được năng suất và hiệu quả thực sự của ngành khai thác đòi hỏi phải tập hợp nhiều yếu tố, song có thể được tính bằng bình quân sản lượng, GTSX khai

thác trên công suất hoặc lao động tham gia khai thác. Diễn biến năng suất và hiệu quả khai thác thể hiện ở các biểu đồ dưới đây:

Nguồn: Xử lí từ [9], [11]

Biểu đồ 2.2. Năng suất khai thác hải sản theo sản lượng giai đoạn 2005-2015

Sản lượng khai thác trên đơn vị công suất (CV) bình quân đạt 0,24 tấn/CV năm 2015, thấp hơn khá nhiều so với năm 2005 (0,47 tấn/CV). Qua đây cho thấy năng suất khai thác của tỉnh ngày càng giảm, nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, đặc biệt là nguồn lợi hải sản ven bờ. Sản lượng khai thác trên đơn vị lao động cũng có xu hướng giảm từ 5,56 tấn/lao động vào năm 2005 xuống còn 5,1 tấn/lao động vào năm 2015, qua đó cho thấy mặc dù nhiều tàu thuyền được trang bị máy móc hiện đại hơn song mức độ sử dụng lao động thủ công vẫn còn cao và ngày càng gia tăng. Từ đó, có thể thấy vấn đề trong khai thác sản của tỉnh Bình Thuận đó là việc khai thác quá mức nguồn hải sản gần bờ dẫn tới cạn kiệt và phản ảnh trình độ lao động của địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu phát trong khai thác hải sản nói riêng và phát triển kinh tế biển nói chung.

* Tổ chức sản xuất và kết cấu hạ tầng trong KTHS - Tổ chức sản xuất trong khai thác

Khai thác hải sản ở tỉnh chủ yếu theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, tổ hợp tác xã và hộ gia đình. Tổ chức sản xuất theo doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình mang lại

hiệu quả thiết thực nhất. Đã có nhiều hộ đăng ký sở hữu 5 – 10 tàu khai thác. Hình thức tự nguyện hợp tác trong đầu tư, sản xuất khá phổ biến đem lại hiệu quả cao. Trong hoạt động khai thác khơi đã có sự liên kết từng nhóm tàu trên biển để hỗ trợ nhau về những thông tin ngư trường, dịch vụ tiêu thụ, trao đổi sản phẩm khai thác, vật tư, thiết bị, nhiên liệu trên biển,...

Bình Thuận là tỉnh đi đầu cả nước với việc ra chỉ thị thành lập tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển. Tính đến năm 2015, toàn tỉnh đã thành lập 624 tổ đoàn kết với trên 4.000 tàu cá, khoảng 25.000 lao động, trong đó 112 tàu dịch vụ hậu cần, thu mua hải sản công suất bình quân 225 CV/chiếc, có 44 tàu có trang bị máy cấp đông, kho lạnh hoạt động hiệu quả [11]. Các tổ đoàn kết được xây dựng theo các tiêu chí: cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú và có quan hệ thân thích.

Huyện Phú Quý đã thành lập 171 tổ hợp tác KTHS xa bờ hoạt động theo mô hình trên. Thu nhập từ nghề KTHS của các tổ hợp đang đạt mức bình quân từ 2 đến 2,5 triệu đồng/người/tháng, cao hơn nhiều so với nghề khai thác thông thường ở các vùng ven biển.

Những năm qua, mô hình tổ đội sản xuất trên biển đã phát huy hiệu quả. Nội lực của các thành viên trong tổ, đội được phát huy qua việc huy động vốn mua sắm tàu cá, ngư cụ. Quá trình hoạt động, các tổ đội rất linh hoạt trong hợp tác ở các khâu tìm kiếm ngư trường, khôi phục sản xuất khi bị tai nạn trên biển. Tham gia vào tổ, đội, các tàu cá đã khai thác hiệu quả hơn, sản lượng khai thác tăng, do bám biển được dài ngày. Thông qua mô hình tổ đội sản xuất đã tăng cường sự hiện diện của ngư dân góp phần bảo đảm an ninh trên biển [46].

Trong thời gian tới, mô hình tổ đội sản xuất trên biển cần tiếp tục phát huy và nghiên cứu hoàn thiện hơn. Đây sẽ là sự phát triển tất yếu vì cuộc sống ngư dân, sự ổn định ngư trường và vì chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

* Kết cấu hạ tầng ngành khai thác - Cảng cá, bến cá

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 03 cảng cá chính gồm: Cảng cá Phan Thiết: khả năng tiếp nhận tàu có công suất đến 600 CV Cảng cá Phan Rí: khả năng tiếp nhận tàu có công suất đến 400 CV Cảng cá La Gi: khả năng tiếp nhận tàu có công suất đến 400 CV

sản phẩm. Mặc dù hệ thống cảng cá hàng năm được nâng cấp nhưng nhìn chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật của cảng còn lạc hậu, qui mô nhỏ nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu cập bến của tàu thuyền với số lượng đang ngày càng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là tàu thuyền công suất lớn.

- Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền

Theo quyết định số 288/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh được quy hoạch 8 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.

Do số lượng tàu thuyền tăng nhanh nên nhiều khu tránh trú bão (đặc biệt là ở Phú Quý, La Gi) cho tàu thuyền hiện không đáp ứng nhu cầu, nhất là khi vào mùa mưa bão.

b. Nuôi trồng

* Diện tích nuôi trồng hải sản

Diện tích NTHS toàn tỉnh năm 2005 là 4.180 ha, sau đó có xu hướng giảm dần đến năm 2015 còn lại là 3.305 ha (trong đó chưa bao gồm diện tích nuôi cá mặt nước lớn). Diện tích giảm chủ yếu là nuôi mặn lợ, trong năm 2005 diện tích nuôi mặn lợ là 1.683 ha, đến năm 2015 giảm chỉ còn 868 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân về diện tích mặn lợ trong giai đoạn 2005 – 2015 là (- 4%/năm). Các nguyên nhân chính dẫn đến giảm diện tích như: sự phát triển ồ ạt của các ngành kinh tế, chưa đảm bảo giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi trồng, thiếu chủ động về nguồn nước; chồng lấn giữa các dự án khác: du lịch, khai thác khoáng sản, rừng phòng hộ, phát triển dân cư, đô thị hóa; cơ chế chính sách bảo hộ nuôi trồng thủy sản chưa được thể chế hóa, thủ tục cho vay đầu tư nuôi trồng còn phức tạp,…

Sản lượng NTHS toàn tỉnh tăng đều qua các năm, năm 2005 sản lượng NTHS đạt 3.855 tấn tăng lên 16.228 tấn năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng giai đoạn 2005 - 2015 là 19,1%/năm, trong đó sản lượng tôm tăng 19,5%/năm và cá tăng 17,5%/năm.

Năng suất NTHS nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm, thể hiện kỹ thuật nuôi cũng như khả năng đầu tư ngày càng cao. Nếu năng suất bình quân NTHS năm 2005 là 1,72 tấn/ha thì đến năm 2008 tăng lên 4 tấn/ha và năm 2015 trung bình là 7,6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)