Phát triển kinh tế biển ở các tỉnh Duyên hải miền Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 41)

Các tỉnh DHMT (theo cách phân vùng hiện hành bao gồm 14 tỉnh, thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận có diện tích 95.894,9 km2 và dân số đến năm 2015 là 19.522,5 nghìn người. Toàn vùng có 101 huyện, quận với 1.540 xã, phường. Khu vực này có chiều dài bờ biển trên 1.500km, bằng 1/2 chiều dài bờ biển cả nước. Các tỉnh DHMT có chiều ngang hẹp, lưng tựa vào dãy Trường Sơn, mặt hướng ra biển Đông, chiều dài bờ biển hơn 1000 km. Biển miền Trung nằm gần đường hàng hải quốc tế. Bờ biển có nhiều cảng lớn nối liền với hệ thống đường bộ xuyên suốt các tỉnh miền Trung

– Tây Nguyên, đặc biệt là nối với hành lang kinh tế Đông – Tây, đường xuyên Á, đi sâu vào các nước khu vực. Đây là con đường huyết mạch có tầm chiến lược cực kỳ quan trọng rút ngắn hành trình từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương. Với vị trí địa lý này, các tỉnh DHMT có được lợi thế nổi trội để hợp tác phân công với các tỉnh trong và ngoài nước, khai thác tiềm năng phát triển KT - XH. Tài nguyên hải sản phong phú, trữ lượng hải sản ước tính gần 30 vạn tấn, khả năng khai thác trên 10 vạn tấn/năm [19]. Biển vùng DHMT còn có các loại tài nguyên khoáng sản như kim loại màu, ti tan, cát. Ti tan trữ lượng ước tính khoảng 2 triệu tấn, nằm ở vùng bờ biển các tỉnh [19]. Cát trắng để sản xuất thủy tinh là nguồn tài nguyên rất dồi dào ở DHMT.

Tài nguyên du lịch biển vô cùng phong phú, đặc sắc. Cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, bờ biển sạch, cát trắng, nước trong xanh, nhiều ánh nắng, có nhiều vũng, vịnh đẹp hấp dẫn du khách như Đà Nẵng, Nha Trang cùng nhiều đảo nằm gần bờ tạo điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Do cấu tạo địa hình, nhiều tỉnh có biển gắn liền với vách núi mở ra tiềm năng cho ngành du lịch mạo hiểm như leo núi, nhảy dù, đua thuyền, lướt ván.

Ven bờ biển các tỉnh miền Trung có nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ, tạo ra các sản phẩm phong phú, đa dạng phục vụ du khách. Nơi đây còn có các làn điệu dân ca, nhiều lễ hội truyền thống, gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân. Nhiều làn điệu dân ca đặc sắc như hát bội, bài chòi, hò khoan, hò kéo lưới, hát bá trạo, sắc bùa, với các lễ hội của dân cư ven biển là tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch. Các tỉnh DHMT có nhiều cảng biển, tiềm năng to lớn để phát triển dịch vụ cảng biển, vận tải biển. Cảng Hòn La - Quảng Bình, cảng Cửa Việt - Quảng Trị. cảng Chân Mây - Thừa Thiên Huế, cảng Đà Nẵng, cảng Kỳ Hà - Quảng Nam, cảng Dung Quất - Quảng Ngãi, cảng Qui Nhơn, cảng Nhơn Hội – Bình Định, cảng Vũng Rô – Phú Yên, cảng Vân Phong, cảng Cam Ranh – Khánh Hoà [18]. Đây là lợi thế to lớn để phát triển dịch vụ vận tải biển giữa các tỉnh trong nước và vận chuyển hàng hoá, dịch vụ cho nước ngoài. Hệ thống cảng biển đều nằm gần với đường quốc lộ số 1, gần đường sắt và nối liền với hành lang kinh tế Đông – Tây, là lợi thế to lớn để phát triển nền kinh tế tổng hợp ở ven biển. Những ngành có thế mạnh như công nghiệp cơ khí đóng, sữa chữa tàu biển, công nghiệp lọc, hoá dầu, công nghiệp sản xuất thủy tinh,

công nghiệp chế biến thủy sản. Các ngành dịch vụ như lưu kho, trung chuyển hàng hoá cho các nước xuất, nhập khẩu, dịch vụ tín dụng, ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ nghỉ ngơi, giải trí, du lịch. Các tỉnh DHMT vừa là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông – Tây, đồng thời là điểm mở đầu của đường hàng hải kết nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và các châu lục khác trên thế giới, do vậy, có nhiều lợi thế để thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.

1.2.2.1. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản

Ngành hải sản vừa là ngành truyền thống, vừa là ngành mũi nhọn của các tỉnh ven biển miền Trung, bao gồm khai thác, nuôi trồng và chế biến.

a. Khai thác

Nghề đánh bắt, khai thác của các tỉnh miền Trung trước đây rất lạc hậu, năng lực sản xuất thấp, vốn đầu tư nhỏ nên sản lượng đánh bắt bị hạn chế, muốn nâng sản lượng cá lên phải tập trung đầu tư vốn mua sắm tàu thuyền, mua máy đẩy và lưới chài. Giai đoạn 2002 trở lại đây, phương tiện về ngư cụ, 53 tàu thuyền đánh bắt của người dân ngày càng phát triển, tạo ra khả năng sử dụng lao động đánh bắt hải sản ngoài khơi tăng lên 1- 3%/năm.

Hiện nay, trên địa bàn ngư dân ven biển miền Trung có 24.500 tàu thuyền với tổng công suất khoảng 824.000 CV, trong đó có khoảng 4000 tàu công suất hơn 45 CV/chiếc phần lớn số tàu thuyền có công suất dưới 45 CV/chiếc (chiếm khoảng 69%) tập trung khai thác vùng lộng gần bờ, trong khi ngư trường vùng này có trữ lượng cá chỉ khoảng 30% vùng biển thuộc quyền khai thác của Việt Nam. Mức độ đánh bắt hải sản của lao động ngư dân tập trung ở các vùng biển thuộc các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế có xu hướng cao hơn các tỉnh khác trong vùng.

Một trong những vấn đề quan trọng của hiện tượng này nằm trong sự khác biệt của quá trình phân hóa và tập trung sở hữu thuyền, phương tiện sản xuất. Tại các tỉnh nói trên xuất hiện lực lượng lao động làm ăn thành đạt, họ là những người sở hữu tàu thuyền lớn và thuê mướn nhiều nhân công lao động. Mặt khác, cũng có nhiều lao động ngư dân làm ăn thua lỗ, sẵn sàng bán tàu, thuyền đi làm thuê. Tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, lao động ngư dân trong mọi hoàn cảnh đều cố gắng mua sắm tàu thuyền đánh bắt hải sản. Mặc dù, tàu thuyền có công suất nhỏ và thiếu trang bị

phương tiện nhưng trong một chừng mực nhất định, số lao động này đã kiếm được miếng ăn hàng ngày, đủ bù đắp chi phí bỏ ra.

Bảng 1.1. Sản lượng KTHS ở một số tỉnh miền Trung, giai đoạn 2005 - 2015

Đơn vị: Tấn

Xử lí từ nguồn: [39] ,[40] b. Nuôi trồng

Nghề NTHS ở miền Trung có từ rất lâu, tuy nhiên trước đây nền kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp, mặt khác các nguồn lợi thủy, hải sản rất phong phú, dồi dào nên con người tập trung chủ yếu vào nghề khai thác, đánh bắt, còn nuôi trồng nếu có, cũng chỉ tồn tại dưới hình thức quảng canh, nhờ trời, như một nghề phụ trong ngư dân.

Từ năm 1990 đến nay, nguồn lợi hải sản tự nhiên bị cạn kiệt dần, điều kiện đánh bắt trở nên khó khăn hơn, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng, nhất là cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nên nghề NTHS phát triển, thu hút một bộ phận khá lớn ngư dân chuyên nuôi trồng. Sau khi nhà nước có chính sách giao mặt nước, bãi bồi, đầm phá khuyến khích nhân dân NTHS thì các tỉnh đã khai thác, sử dụng cả diện tích nước mặn, nước lợ nuôi trồng nhiều loại sản phẩm có giá trị cao, nuôi trồng trở thành nghề chính cùng với nghề đánh bắt, chế biến hải sản. Từ năm 1999 đến nay thị trường có nhu cầu, tôm được giá, nuôi tôm đã bùng nổ thành phong trào ở các địa phương ven biển, công tác quy hoạch NTHS đã được xúc tiến.

Các tỉnh đã xây dựng các vùng nuôi tôm công nghiệp, các huyện bước đầu triển khai quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng. Ngành hải sản cùng với các ban ngành có liên

Chỉ tiêu 2005 2010 2015 Nƣớc mặn Nƣớc ngọt Nƣớc mặn Nƣớc ngọt Nƣớc mặn Nƣớc ngọt

Thừa Thiên Huế 17.400 92 21.367 287 24.450 354

Đà Nẵng 16.500 10,3 50.000 40,7 69.500 51,2

Quảng Nam 36.987 57 40.702 260 45.127 520

Quảng Ngãi 68.747 298 87.042 366 94.842 505

Phú Yên 23.108 8 27.432 35 35.246 107

quan của tỉnh và các 51 huyện thị ven biển tiến hành rà soát lại diện tích mặt nước đã nuôi, chưa nuôi làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch NTHS đến năm 2020 và những năm tiếp theo và nhằm hạn chế việc xây dựng ao hồ nuôi tự phát, lấn chiếm dòng chảy làm ô nhiễm nguồn nước.

Nghề NTHS ở miền Trung đã thu hút vốn đầu tư trong nhân dân, thúc đẩy phát triển các ngành nghề dịch vụ góp phần tạo việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, trong đó có một số người giàu lên. Các tỉnh đã có những cơ sở sản xuất cá giống với sản lượng cá giống 12 - 13 triệu con/năm/cơ sở.

Bảng 1.2. Tình hình về NTHS ở một số tỉnh duyên hải miền Trung năm 2015

Địa phƣơng Diện tích (nghìn ha ) Sản lƣợng ( tấn )

Quảng Bình 3,9 7585

Quảng Trị 2,5 5130

Thừa Thiên Huế 5,5 9251

Đà Nẵng 0,7 979 Quảng Nam 7,1 12198 Quảng Ngãi 1,5 6820 Bình Định 4,3 6308 Phú Yên 2,3 5263 Khánh Hòa 6,0 15070 Xử lí từ nguồn:40 Tuy nhiên NTHS còn những hạn chế:

- Chưa khai thác, sử dụng hết diện tích có khả năng NTHS, mới sử dụng 50%. Trong khi đó một số địa phương lại phát triển nuôi trồng tự phát, thiếu quy hoạch nên sử dụng đất đai không đúng mục đích, ảnh hưởng đến môi trường làm mất cân bằng sinh thái.

- Thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, trình độ thâm canh thấp nên năng suất thấp và rủi ro thiệt hại lớn, nhất là nuôi tôm. Việc lai tạo cung cấp con giống, thức ăn và phòng chống dịch bệnh còn ít ỏi và tự phát. Đến nay chỉ có nuôi tôm tương đối đầy đủ còn các loại sản 52 phẩm khác nhân dân tự làm và phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên

nên độ rủi ro cao, hiệu quả thấp, khó bảo đảm được tiêu chuẩn theo yêu cầu của công nghiệp chế biến.

- Chủng loại sản phẩm còn đơn điệu, nghèo nàn, sản lượng thấp so với khai thác đánh bắt. Đến nay cũng chỉ có tôm, cua, cá đồng, còn nhiều loài thủy sản khác chưa được đầu tư nuôi trồng mang tính công nghiệp.

c. Chế biến

- Cở sở chế biến hải sản: Trong những năm qua, nhất là 5 năm (2010 - 2015) công suất chế biến, đặc biệt chế biến đông lạnh tăng lên đáng kể. Số cơ sở từ 2005 đạt 85 cơ sở đến 2015 giảm còn 54 cơ sở, nhưng công suất chế biến tăng lên rõ rệt (từ 395 tấn/ngày tăng lên đạt 912 tấn/ngày). Có thể thấy rằng trước những năm 1990, chúng ta ồ ạt thành lập các công ty cấp huyện, trong đó các công ty hải sản chế biến cấp huyện tăng lên đáng kể. Sau khi tổ chức lại và hơn nữa do cơ chế thị trường sàng lọc, số cơ sở cấp huyện phải giải thể hoặc chuyển về doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh. Do đó số doanh nghiệp giảm đi một cách rõ rệt.

- Về kỹ thuật và công nghệ

Nói chung các nhà máy chế biến hải sản của các tỉnh DHMT đã được đầu tư đổi mới công nghệ, trong đó có một số doanh nghiệp nhà nước đã đầu tầu thực hiện, như Seaprodex Đà Nẵng, một số công ty của tỉnh như xí nghiệp đông lạnh Đồng Hới, công ty xuất nhập khẩu sông Hương, công ty xuất nhập khẩu thủy sản Thuận Phước. Một số nhà máy đã ngang tầm với châu Á, hơn cả Trung Quốc, Thái Lan, đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm cao. Từ năm 2005 đến nay, đã nâng cấp và xây dựng mới 29 cơ sở chế biến với thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh thực phẩm và môi trường hơn. Có xí nghiệp đã đầu tư trang thiết bị cấp đông chỉ cần 1 giờ là đông (trước đây phải 6 giờ).

Các thiết bị hiện đại nhất của thế giới về chế biến hải sản chỉ cần 6 tháng là có thể có mặt tại Việt Nam; có những dây chuyền luộc tự động 3 - 5 tỷ đồng, thay thế cho dây chuyền luộc thủ công trước đây. Có nhiều xí nghiệp đã thực hiện đông lạnh theo công nghệ IQF; sasomi, sản xuất thức ăn nuôi tôm (riêng Seaprodex đã có xí nghiệp đạt công suất 7- 8 ngàn tấn/năm). Thành phố Đà Nẵng là địa phương có nhiều doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị công nghệ chế biến có nhiều kết quả.

Riêng doanh nghiệp của địa phương quản lý, có một số kết quả cụ thể sau: về thiết bị cấp đông, tủ đông tiếp xúc có 34 chiếc với tổng năng lực cấp đông thực tế của thiết bị 6,65 tấn/mẻ. Tổng sản lượng hàng cấp đông lên 2000 tấn/năm. Về thiết bị cấp đông IQF có công suất thực tế một doanh nghiệp: 0,2 - 1 tấn/h; tổng sản lượng IQF thực tế đạt 1250 tấn/năm. Tuổi thọ trung bình của thiết bị này 15 - 17 năm; hầm đông có công suất thực tế 5 - 14 tấn/ngày tủy theo doanh nghiệp, có doanh nghiệp đạt 5 tấn/ngày, 8 tấn/ngày, như công ty cổ phần thủy sản Đà Nẵng đạt 14 tấn/ngày và sản lượng hàng đông thực tế qua hầm là 750 tấn/năm. Về thiết bị bảo quản có kho đông tổng dung lượng kho của tất cả các doanh nghiệp là 7661 m2, với 28 kho của 29 xí nghiệp [10, tr.58]. Ngoài ra, còn có kho nước đá, kho mát, thiết bị làm nước đá và phương tiện vận chuyển.

Tuy vậy, về cơ sở vật chất và công nghệ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất khai thác và NTHS, đồng thời không đáp ứng với nhu cầu thị trường và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thiết bị của một số xí nghiệp cũ kỹ, công nghệ lạc hậu, không đảm bảo các tiêu chuẩn về điều kiện an toàn vệ sinh thủy sản, thiếu vốn sản xuất một cách trầm trọng. Tình trạng này thường rơi vào một số doanh nghiệp Nhà nước và các cơ sở tiểu thủ của kinh tế cá thể thu gom chế biến khô hoặc làm nước mắm. Theo thống kê của các tỉnh thì sản lượng đông lạnh và chế biến các mặt hàng cao cấp của khu vực mới đạt khoảng 19% so với sản lượng, còn lại là trao đổi bằng mặt hàng tươi sống và phơi khô.

1.2.2.2. Du lịch biển

Các tỉnh DHMT có hơn 1.000 km bờ biển với những bãi tắm tuyệt đẹp. Dải đất miền Trung có 4 di sản văn hoá thế giới là Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn - Quảng Nam, cùng di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng và hàng loạt những điểm đến hấp dẫn như: Nha Trang - Khánh Hoà, khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Quảng Nam. Miền Trung còn sở hữu rất nhiều bãi biển đẹp từ Quảng Bình đến Ninh Thuận như: Cửa Tùng, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Cửa Đại, Nha Trang, Mũi Né... nơi đây thật sự trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước, mảnh đất màu mỡ thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

Ở Bắc DHMT do khí hậu phân mùa rõ rệt nên du lịch biển nghỉ dưỡng chỉ phát triển trong mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 8. Ở phía nam DHMT du lịch nghỉ dưỡng phát triển phần lớn thời gian trong năm (trừ một số tháng mưa lụt), đặc biệt là Đà Nẵng và Nha Trang, do địa hình có núi và đảo che chắn nên các bãi tắm ít bị sóng lớn. Không những vậy, hệ sinh thái biển và ven biển DHMT rất đa dạng sinh học. Ở vùng vịnh Nha Trang, hầu hết các loài san hô, các cảnh biển Việt Nam nằm trong danh sách “đỏ” đều có mặt. Vì vậy, khu vực này không chỉ thu hút khách du lịch thuần tuý mà mỗi năm còn đón hàng trăm đoàn khoa học đến nghiên cứu, hội thảo v.v. và tổ chức các cuộc thi hoa hậu quốc tế.

Dựa theo giá trị tài nguyên của bãi biển, các doanh nghiệp đã đầu tư vào khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)