Du lịch biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 162 - 178)

3.3.2.1. Đa dạng hóa, đặc trưng hóa sản phẩm du lịch biển

Đối với du lịch nghỉ dưỡng biển: Xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp kết hợp với các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp (kêu gọi đầu tư casino ở TP. Phan Thiết và đảo Cù Lao Câu – huyện Tuy Phong).

Đối với du lịch sinh thái biển: Tham quan khu bảo tồn biển Phú Quý, Cù Lao Câu đa dạng sinh học, khám phá những nét độc đáo của hệ động – thực vật dưới nước của Bình Thuận; lặn biển khám phá đại dương, đi tàu đáy kính ngắm san hô.

Đối với du lịch thể thao biển: khai thác thế mạnh thể thao biển, thể thao trên cát, thể thao mạo hiểm. Xây dựng Bình Thuận thành trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế, Mũi Né thành trung tâm kinh doanh giải trí thuyền buồm nổi tiếng trong và ngoài nước. Phát triển Festival thuyền buồm quốc tế Mũi Né thành thương hiệu riêng.

Đối với du lịch văn hóa biển: phát triển các lễ hội và các di tích, làng nghề truyền thống gắn với đời sống vạn chài hấp dẫn du khách.

Phát triển mạnh du lịch homestay, du lịch MICE, mua sắm, văn hóa ẩm thực miền biển nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng doanh thu du lịch. Xây dựng và phát triển trung tâm ẩm thực biển mang tính đặc trưng của tỉnh tại thành phố Phan Thiết. Khai thác văn hóa ẩm thực biển với những đặc sản như: mực một nắng, nước

mắm Phan Thiết. Xây dựng Trung tâm hội nghị - triển lãm tại Phan Thiết, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị cho các trung tâm hội nghị, hội thảo tại các khách sạn, khu du lịch quy mô lớn, nâng cao trình độ và kỹ năng của nhân viên để đảm bảo chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp.

Đa dạng hóa, đặc trưng hóa sản phẩm du lịch biển tỉnh Bình Thuận phải gắn liền với việc xúc tiến, quảng bá và mở rộng thị trường du lịch; thu hút các sự kiện đặc biệt mang tầm quốc tế và khu vực như: các cuộc thi đấu thể thao biển, liên hoan âm nhạc, các cuộc thi sắc đẹp, các Festival, …. đến vùng biển tỉnh Bình Thuận.

3.3.2.2. Đa dạng hóa thị trường khách du lịch tham gia du lịch biển, đặc biệt là thị trường khách quốc tế

Trong giai đoạn 2005 – 2015, cơ cấu khách du lịch quốc tế tham gia du lịch biển tại Bình Thuận đa số là khách Nga, Đức. Trước mắt, dòng khách này sẽ là nguồn thu lớn cho du lịch biển tỉnh Bình Thuận, nhưng về lâu dài, yếu tố này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn, thiếu bền vững. Nếu bối cảnh thế giới nói chung và bối cảnh nước Nga và Châu Âu nói riêng có những biến động, suy thoái thì lượng khách Nga, Đức sẽ sụt giảm nghiêm trọng, làm giảm sâu nguồn thu du lịch biển trong tỉnh.

Do vậy, Bình Thuận cần tiến hành quảng bá những nét độc đáo, đặc trưng về du lịch biển của mình sang nhiều quốc gia khác nhằm đa dạng hóa cơ cấu dòng khách du lịch quốc tế, tránh phục thuộc vào một thị trường, tiềm ẩn nguy cơ thiếu bền vững. Hơn nữa, cần khai thác mạnh hơn nữa dòng khách nội địa tham gia du lịch biển, đặc biệt là dòng khách cuối tuần từ TP. Hồ Chí Minh ra Phan Thiết. Bình Thuận cần phát huy những nét độc đáo, đặc trưng của tài nguyên du lịch biển và tạo sự thuận lợi trong hệ thống giao thông, đặc biệt là đường hàng không nhằm tạo thuận lợi cho dòng khách từ TP. Hồ Chí Minh ra Phan Thiết, rút ngắn thời gian di chuyển, tăng thời gian vui chơi của du khách, làm cơ sở cho việc tăng chi tiêu du khách khi tham gia du lịch biển, từ đó làm tăng doanh thu du lịch biển.

3.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch biển

Tăng cường mở rộng liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề có uy tín của quốc tế và trong nước mở các lớp đào tạo tu nghiệp tại nước ngoài và tại tỉnh về ngành du lịch.

Xây dựng trường Đại học Bình Thuận có khoa đào tạo về ngành du lịch, trường Cao đẳng Nghề du lịch (Phan Thiết) để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch tại chỗ. Trước mắt, tăng cường đầu tư và phát huy tốt hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch của Trường Đại học Phan Thiết, Trường Cao đẳng Cộng đồng, Trường Trung cấp Nghề tỉnh và Trường Trung cấp Nghề Kinh tế - Kỹ thuật Công đoàn Bình Thuận.

Có chính sách sử dụng và thu hút nhân tài, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ người lao động ngành du lịch. Thông qua nhiều hình thức, nhiều nguồn, tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý các doanh nghiệp, nâng cao trình độ bồi dưỡng chuyên môn về du lịch đối với cán bộ quản lý Nhà nước.

Có chính sách khuyến khích xã hội hóa đầu tư giáo dục đào tạo, hình thành các trường học ngoài công lập có chất lượng và uy tín chuyên ngành du lịch.

Xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, tinh thông về nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ, có khả năng ứng xử tốt; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch đủ số lượng, ngày càng giỏi về nghiệp vụ. Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, trước hết là những kiến thức liên quan đến văn hóa, lịch sử của địa phương, văn hóa kinh doanh, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, ngoại ngữ...cho cả đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ du khách và cư dân vùng du lịch.

3.3.2.4. Huy động nguồn vốn đầu tư vào du lịch biển

Huy động cả nguồn vốn của Nhà nước, của doanh nghiệp và nhân dân để phát triển du lịch biển.

Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách: Triển khai các công trình trọng điểm quốc gia như đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, sân bay Phan Thiết, tuyến đường ven biển, nâng cấp quốc lộ 1A từ Phan Thiết – Đồng Nai.

Nguồn vốn FDI, ODA: Tập trung triển khai các dự án du lịch FDI đã cấp chứng nhận đầu tư có quy mô lớn, kêu gọi các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp mạnh của cả nước đầu tư. Đầu tư hạ tầng tại Phú Quý, tạo điều kiện phát triển du lịch biển.

Nguồn vốn của doanh nghiệp và của dân: Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai các dự án du lịch biển, đầu tư hạ tầng và phương tiện giao thông nối Phan Thiết – Phú Quý, khuyến khích phát triển du lịch biển theo hộ gia đình: du lịch homestay, khôi

phục các làng nghề gắn với đời sống dân cư vùng biển.

3.3.2.5. Lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch du lịch biển

Tích cực giải quyết những vướng mắc, bất cập, chồng chéo giữa các quy hoạch. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, xác định và điều chuyển quỹ đất có tiềm năng và điều kiện thuận lợi sang đất phát triển du lịch trong vùng biển, kiên quyết thu hồi những dự án xét thấy chủ đầu tư không có năng lực thực sự.

Triển khai lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập dự án đầu tư các khu, điểm du lịch biển trên cơ sở định hướng không gian du lịch biển.

Lập và xét duyệt các dự án nâng cấp, tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, làng nghề truyền thống gắn với đời sống dân cư vùng biển.

3.3.2.6. Tôn tạo các di tích - lễ hội biển , các làng nghề gắn với đời sống dân cư vùng biển nhằm tạo cơ sở cho phát triển du lịch biển

Tôn tạo các di tích, lễ hội biển : Ưu tiên vốn trùng tu, nâng cấp di tích vào các điểm trọng tâm theo các tuyến du lịch biển đã quy hoạch.

Mở rộng quy mô các lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đua thuyền, ghe, thúng trên sông Cà Ty, đua thuyền buồm quốc tế Mũi Né, lễ hội khinh khí cầu quốc tế. Tăng cường khai thác những nét đặc sắc, sự khác biệt và quy mô lễ hội.

Có chính sách hỗ trợ làng nghề gắn với đời sống vạn chài phát triển phục vụ tham quan du lịch biển. Tiếp tụ giữ vững và xây dựng thương hiệu nước mắm Phan Thiết, mực một nắng Bình Thuận.

3.3.2.7. Xúc tiến quảng bá, hợp tác phát triển du lịch biển

Xây dựng hình ảnh điểm đến: Là một điểm đến nổi bật với du lịch nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển; một trung tâm thể thao, giải trí biển lớn của Việt Nam; một điểm đến an toàn thân thiện và hấp dẫn.

Tuyên truyền quảng bá du lịch, đặc biệt là du lịch biển: Phối hợp với các phương tiện truyền thông, mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đại sứ, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài, lãnh sự quán nước ngoài tại TP. Hồ Chí Minh để giới thiệu Bình Thuận là điểm đến hấp dẫn của khách quốc tế. Xuất bản sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách ảnh, Brochure, CD giới thiệu các khu, điểm du lịch, sản phẩm du

lịch đặc sắc của tỉnh. Tham gia hội chợ, hội nghị du lịch trong và ngoài nước nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường.

3.3.2.8. Bảo vệ môi trường biển

Áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường, như chi trả dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái, thu phí đối với các tiện ích công cộng về bảo vệ môi trường.

Ưu tiên các dự án đầu tư du lịch có các giải pháp cụ thể trong vấn đề giảm thiểu và giải quyết ô nhiễm để giữ môi trường trong sạch, mang lại hiệu quả trực tiếp cho cộng đồng và lâu dài cho toàn xã hội. Khi triển khai dự án đầu tư, tất cả nhà đầu tư phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan chức năng.

Bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch biển, cơ sở dịch vụ du lịch: áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường; kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường du lịch; kiểm định, đánh giá, tôn vinh những thương hiệu, nhãn hiệu du lịch “xanh”.

Quản lý phát triển du lịch theo luật pháp Nhà nước, có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.

3.3.2.9. Ứng phó với biến đổi khí hậu

Chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư khắc phục tình trạng biển xâm thực, gây sạt lở dải ven biển, nhất là thành phố Phan Thiết và huyện đảo Phú Quý.

Tiếp tục xây dựng, củng cố tu bổ thường xuyên hệ thống đê, kè sông, kè biển chống xói lở biển và vùng cửa sông ở các khu vực: kè sông Cà Ty (trước mắt khu vực Bảo tàng Hồ Chí Minh), kè chống xói lở bờ biển khu phố 2&3 phường Hàm Tiến, Kè bảo vệ bờ biển và khu dân cư phường Phước Lộc - xã Tân Phước, thị xã La Gi, kè bảo vệ bờ biển và khu tái định cư Thị trấn Phan Rí Cửa, Tuy Phong, Kè bảo vệ bờ biển tại xã Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam, đê biển phường Đức Long-Phan Thiết, Liên Hương - Tuy Phong.

Hoàn thành việc nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực và địa phương trong tỉnh. Tăng cường đầu tư, nâng cao năng lực trong hoạt động dự báo khí tượng, thủy văn; hiện đại hóa hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai.

Hoàn thành việc rà soát và ban hành kế hoạch loại bỏ những công nghệ kém hiệu quả, không thân thiện với môi trường. Thực hiện các quy định về sử dụng tiết kiệm năng lượng theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

Tiểu kết chƣơng 3

Định hướng chung phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 là: Tập trung triển khai các quy hoạch, cơ chế, chính sách, huy động đa dạng các nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; Tập trung phát triển toàn diện kinh tế hải sản theo định hướng tái cơ cấu ngành, gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Khai thác các tiềm năng, lợi thế về biển, đảo, núi, đồi và những giá trị văn hóa của địa phương để phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, phát triển các môn thể thao trên biển; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, liên kết với các địa phương trong tỉnh và các tỉnh lân cận để hình thành các tour, tuyến du lịch nhằm thu hút mạnh du khách; đầu tư phát triển các khu du lịch cộng đồng, các khu vui chơi giải trí, xây dựng và triển khai thực hiện tốt Đề án Trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia. Triển khai thực hiện tốt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Để đạt được các chỉ tiêu phát triển đến năm 2020, định hướng đến 2030 về phát triển kinh tế biển, tỉnh cần thực hiện những giải pháp về: tổ chức lại sản xuất; cơ chế, chính sách; vốn đầu tư; khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực; Lập quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch nhằm đảm bảo phát triển KT - XH, góp phần bảo vệ môi trường và ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

KẾT LUẬN

1. Bình Thuận có chiều dài bờ biển 192 km, được đánh giá là một trong những vùng biển có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển của vùng Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Phát triển kinh tế biển là một quá trình tăng tiến diễn ra trên vùng ven biển, vùng biển cũng như hải đảo mà hoạt động của nó dựa trên các lợi thế về tài nguyên tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Sự tăng tiến ấy được thể hiện qua nhiều mặt như sự tăng trưởng về khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản cùng với sự phát triển rõ rệt của du lịch biển và giao thông vận tải biển.

2.Trong giai đoạn 2005 – 2015, kinh tế biển Bình Thuận phát triển mạnh mẽ trên nhiều khía cạnh: Tổng số tàu thuyền nói chung và tàu khai thác khơi của tỉnh đã phát triển vượt mức kế hoạch gần 2,5 lần (2005). Sản lượng khai thác đạt so với mục tiêu quy hoạch (170.000 tấn). Tuy nhiên, cơ cấu, chủng loại các loài hải sản có giá trị kinh tế thấp chiếm tỷ trọng tương đối lớn nên giá trị sản lượng khai thác không đạt mục tiêu quy hoạch đề ra. Tính mùa vụ trong khai thác đã có những chi phối, tác động mạnh đến nhiều hoạt động liên quan, nhất là trong chế biến và dịch vụ nghề cá. Năng lực khai thác tăng nhanh, trong khi sản lượng khai thác lại không tăng với tỷ lệ tương ứng nên năng suất khai thác tính trên đơn vị thuyền hoặc công suất máy chính ngày càng giảm. Hiệu quả khai thác giảm sút có nguyên nhân từ trình độ tổ chức và tính hợp tác trong sản xuất của ngư dân, cũng như ngư cụ, phương tiện, kỹ thuật khai thác còn hạn chế; do giá nhiên liệu tăng cao những năm qua… Loại hình và sản phẩm du lịch biển phát triển ngày càng đa dạng, nâng cao về chất lượng; nguồn lao động trực tiếp phục vụ du lịch biển tăng tương đối nhanh; số dự án và vốn đầu tư vào du lịch biển gia tăng nhanh chóng; số lượt khách và doanh thu du lịch biển tăng trưởng cao và liên tục. Lãnh thổ du lịch biển Bình Thuận cũng đã phát triển theo hướng gia tăng số lượng các điểm, khu, cụm du lịch biển với “phổ phân bố” ngày càng gia tăng ở vùng ven biển và lan rộng sang đảo Phú Quý, đảo Cù Lao Câu (Tuy Phong). Dù vậy, sự phát triển du lịch biển Bình Thuận cũng còn nhiều bất cập: Sự manh mún, phát triển chậm của một số loại hình, sản phẩm du lịch biển; chất lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 162 - 178)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)