Các nhân tố kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 66 - 80)

2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động

Dân số tỉnh Bình Thuận năm 2015 khoảng 1,17 triệu người, trong đó nam chiếm 50,5%, nữ chiếm 49,5%. Sau mười năm, dân số của tỉnh tăng 136.457 người, bình

quân mỗi năm tăng 13.646 người. Dân số thành thị chiếm 39,4% và dân số nông thôn chiếm 60,6%. Mật độ dân số 152 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khá cao (1,406%), nhưng do sức hút từ các khu công nghiệp, thương mại ở Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh đã thu hút một lượng lớn lao động từ tỉnh di cư vào Nam, nên tốc độ tăng dân số bình quân toàn tỉnh chỉ còn 1,05%.

Toàn tỉnh có 31 dân tộc; người Kinh chiếm 92,66%, người Chăm chiếm 2,99%, người RaGlai chiếm 1,33%, người Cơ Ho chiếm 0,9%, người Hoa chiếm 0,87%,... Qua 10 năm, người KhơMe tăng 4 lần (từ 183 lên 672 người), người Mường tăng gần 2,5 lần (346 lên 728), người GiaRai tăng 2 lần (374 lên 657),… Sự đa dạng văn hóa đã tạo ra những nét đặc trưng khác nhau trong sản xuất, buôn bán và tiêu dùng các sản phẩm từ phát triển kinh tế biển đến từ các dân tộc khác nhau.

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi (xử lí từ [11]):

+ Nhóm tuổi từ 15-19 chiếm tỷ trọng cao nhất với 11,7%; + Nhóm tuổi từ 10-14 chiếm 11,1%;

+ Nhóm tuổi từ 5-9 chiếm 9,1%; + Nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm 7,4%.

Tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên khá cao so với sự giảm dần của dân số trong độ tuổi từ 0-9 (bình quân nhóm 0-4 tuổi giảm 2,25%/năm và nhóm 5-9 tuổi giảm 3,76%/năm). Dân số của tỉnh có xu hướng với tỷ trọng dân số trẻ giảm cùng với tỷ trọng người già ngày càng tăng, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 38,9% năm 2009 xuống còn 28,7% năm 2015, trong khi tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên tăng từ 6,6% lên 7,4%. Chỉ số già hóa của dân số tăng, nên cơ cấu dân số của tỉnh đang trong thời kỳ của “cơ cấu dân số vàng”. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển KT - XH. Dân số trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng đã tác động tích cực đến sự phát triển KT - XH và đặc biệt là cung cấp lực lượng lao động phục vụ cho các ngành kinh tế của tỉnh; tuy nhiên, đây cũng là một sức ép về giải quyết việc làm cho người lao động hàng năm.

Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh về quy mô và tỷ trọng: từ khoảng 676,6 ngàn người (58,5%) năm 2005 lên 788,3 ngàn người (66%) năm 2015 và 958,3 ngàn người (68,5%) năm 2020. Đây vừa là nguồn bổ sung lao động, đồng thời cũng tạo sức

ép về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trong thời kỳ tới.

Năm 2015, cả tỉnh có 720.386 người (61,6% tổng dân số) trong độ tuổi lao động, trong đó đang làm việc là 546.541 người. Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động là 4,5% (thành thị 4,9% và nông thôn 4,2%).

Chất lượng lao động

Từ năm 2005 đến nay, chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh tuy từng bước được nâng lên nhưng vẫn còn thấp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ đạt 26,8%, thấp hơn so với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (27,44%). Nhóm tuổi từ 15 trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 8% (sơ cấp 17,%, trung cấp 3%, cao đẳng 2,1%, đại học và trên đại học là 2,1%); số người có trình độ THCS là 8,4% và trình độ THPT là 10,4%. Trong đó, lao động ở nông thôn đang bị già hoá và chưa qua đào tạo nên khả năng tiếp thu khoa học – công nghệ và thích ứng với cơ chế thị trường sẽ gặp không ít khó khăn.

Văn hoá làng nghề và nghề truyền thống

Theo văn bản số 576/SCN-KH (27/08/2007) của Sở Công Thương về kết quả soát xét và đề xuất hướng xử lý đối với 21 làng nghề. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có 02 làng nghề chế biến hải sản: Làng nghề chế biến hải sản Phú Hài (khu phố 1, Phú Hài, Tp.Phan Thiết) với hơn 100 năm tuổi; và Làng nghề chế biến hải sản Mũi Né (khu phố 9, Mũi Né, Tp. Phan Thiết) đã hơn 50 năm tuổi nghề. Nhờ có sự hoạt động của một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hàng hải sản với quy mô tương đối lớn nên đã góp phần thúc đẩy các làng nghề chế biến hải sản phát triển. Các công ty lữ hành có thể tổ chức các tour đến các làng nghề trên để du khách tham quan, tìm hiểu, chụp ảnh quy trình thực hiện, chế biến, tạo ra sản phẩm của các nghề trên, thậm chí một số làng nghề có thể tổ chức cho du khách tham gia trực tiếp vào một số công đoạn trong quy trình sản xuất ra sản phẩm. Thông qua hoạt động trên, du khách vừa hiểu được nền văn hóa biển, vừa trải nghiệm được quá trình sản xuất sản phẩm và thậm chí có thể thưởng thức được sản phẩm do chính mình làm ra. Bên cạnh đó, việc tổ chức các đoàn du khách đến với các làng nghề truyền thống gắn liền với đời sống cư dân miền biển còn là một phương pháp xuất khẩu tại chỗ sản phẩm lợi thế của Bình Thuận cũng như bán được các mặt hàng lưu niệm cho du khách.

Ngoài ra, xét theo tiêu chí thời gian xuất hiện nghề tại địa phương và thực trạng hoạt động, ở Bình Thuận còn có nghề sản xuất nước mắm (Phan Thiết) được công nhận là nghề truyền thống. Nét đặc trưng của nước mắm Phan Thiết còn thể hiện qua màu đỏ cánh gián, độ đạm khoảng 32 độ đạm. Trong thời gian qua, nước mắm Phan Thiết đã trở thành một thương hiệu, một sản phẩm thế mạnh của Phan Thiết. Du khách có thể tham quan, chụp ảnh, tìm hiểu quy trình làm nước mắm và mua những chai nước mắm về làm quà cho người thân.

Nghề làm thuyền thúng đã có một quá trình lịch sử lâu đời gắn liền với nghề biển. Thuyền thúng (thúng chai) tại Phan Thiết đã xuất hiện và phát triển cách đây hơn 100 năm. Cùng với nghề biển, nghề làm thuyền thúng nơi đây cũng trải qua nhiều thăng trầm, mang những giá trị văn hóa biển hết sức độc đáo. Tuy nhiên, do sự tiến bộ của kĩ thuật – công nghệ đánh bắt, nghề làm thuyền thúng có nguy cơ mai một. Vì vậy, Bình Thuận cần có những giải pháp để khôi phục lại nghề này để góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa biển của địa phương và đưa vào khai thác phục vụ du lịch biển, thu hút du khách.

Nghề làm muối cũng là một trong những nghề truyền thống miền biển có nhiều khả năng đưa vào phát triển du lịch biển. Nét đặc trưng của nghề làm muối và sản phẩm muối ở Bình Thuận chính là chất lượng muối đạt loại cao trong cả nước do thuận lợi về điều kiện tự nhiên. Với bề dày lịch sử và đặc trưng của nghề làm muối, ngành du lịch Bình Thuận cần tổ chức các tour tham quan và trải nghiệm nghề làm muối thủ công truyền thống ở các hộ dân cũng như công nghệ làm muối hiện đại ở Công ty cổ phần Muối Vĩnh Hảo.

Nghề nuôi cá lồng bè là một nghề mới hình thành vào những năm 1990, nhưng đã phát triển mạnh trong vài năm gần đây. Phú Quý là địa phương phát triển mạnh mẽ nhất số lượng các bè lồng nuôi cá bởi có điều kiện tự nhiên phù hợp với đặc điểm của nghề này. Các bè lồng nuôi cá ở Phú Quý chủ yếu nuôi các loại cá mú, cá bớp và tôm hùm có giá trị cho xuất khẩu. Trong những năm gần đây, ngoài việc xuất khẩu, các loại hải sản này được đưa vào phục vụ ẩm thực cho du khách. Gần đây, nhiều ngư dân đã mở rộng nhà lồng sang dạng bán kiên cố để phục vụ du lịch câu cá cũng như phát triển du lịch homestay trên biển. Hiện nay, huyện đảo Phú Quý đang thu hút ngày một

nhiều du khách bởi loại hình du lịch tham quan, nghỉ ngơi tại nơi nuôi cá lồng bè. Hoạt động du lịch câu cá kết hợp homestay trên biển tại Phú Quý là loại hình đang được đẩy mạnh khai thác trong phát triển du lịch biển.

Hàng năm các làng nghề đã tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho nhiều người dân, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ đây. Để làng nghề phát triển ổn định, bền vững và có thể trở thành điểm tham quan cho du khách thì tỉnh cần giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, như quy hoạch khu xử lý nước thải cho làng nghề, thông qua các chương trình xúc tiến hỗ trợ đầu tư, chương trình khuyến công địa phương để hỗ trợ các làng nghề về đào tạo lao động, kiến thức quản lý, tăng cường khả năng kinh doanh, chuyển giao khoa học công nghệ, cũng như là tiến hành đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm,...

Văn hóa, lễ hội truyền thống

Hầu hết các xã/phường ven biển đã được xây dựng và từng bước nâng cấp, đều có nhà văn hóa hoặc tụ điểm văn hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa xã hội trên địa bàn. Trên địa bàn ven biển và hải đảo có hơn 20 di tích lịch sử - văn hóa truyền thống được xếp hạng và do địa phương quản lý [31]. Các hoạt động lễ hội dân gian truyền thống được duy trì. Một số lễ hội văn hóa tiêu biểu như: lễ hội Nghing Ông, lễ hội Trung Thu, lễ hội Katê của đồng bào Chăm; lễ hội Dinh Thầy Thím ở La Gi; lễ hội Ramưwan của đồng bào Chăm. Các lễ hội văn hóa dân gian đều mang tính chất, bản sắc và không gian riêng của cư dân vùng biển, có tác động nhiều chiều với tính giáo dục và là những chủ đề văn hóa, lịch sử hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Tỉnh cần có nhưng quy hoạch tổ chức các lễ hội truyền thống và văn hoá dân gian nhằm tăng cường sự gắn kết, phát huy tính cộng đồng, hướng về cội nguồn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật Hệ thống giao thông

Giao thông đường bộ tỉnh Bình Thuận mặc dù còn nhiều hạn chế, song đã có bước phát triển khá tốt, hỗ trợ cho giao thông thuỷ nội địa vốn là thế yếu của tỉnh. Thực tế giao thông thuỷ, bộ đã có tác động tích cực đến phát triển kinh tế biển thời gian qua.

Trong thời gian tới, hệ thống giao thông tiếp tục được tỉnh quan tâm nâng cấp và xây dựng, đặc biệt là giao thông đường bộ. Trong thời kỳ 2005-2015, tỉnh đạt 3.179 km tổng chiều dài các tuyến đường, trong đó xây dựng mới 1.510 km: xây dựng đường cao tốc 181 km, đường quốc lộ 390 km, đường tỉnh lộ 1.028 km và đường huyện 1.580 km. Là tỉnh nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc – Nam, hiện nay Bình Thuận có 3 tuyến Quốc lộ chạy qua, tất cả đều đã được nâng cấp, mở rộng. Đó là tuyến Quốc lộ 1A , quốc lộ 28 và quốc lộ 55. Quốc lộ 1A chạy dọc theo hướng Bắc – Nam, đoạn qua tỉnh dài 180,5 km. Quốc lộ 28 nối Phan Thiết với tỉnh Lâm Đồng và Tây Nguyên, đoạn qua tỉnh dài 42 km. Quốc lộ 55 nối Bình Thuận với TP.Vũng Tàu và các tỉnh Tây Nguyên, đoạn qua tỉnh dài 152,2 km. Bình Thuận còn có 23 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài khoảng 647,83 km, nhiều tuyến huyện lộ với tổng chiều dài 487,6 km. Các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ giúp gia tăng sự kết nối với các địa phương lân cận, tạo điều kiện lưu thông của các dòng du khách từ các trung tâm du lịch (đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng) đổ về vùng ven biển Bình Thuận.

Trên địa bàn tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài 180 km, qua 13 ga trung chuyển, trong đó ga chính là ga Mương Mán. Đặc biệt, Bình Thuận đã đưa vào sử dụng tuyến đường sắt mang tên “Bình Thuận Hội tụ xanh” nối Phan Thiết – T.P Hồ Chí Minh, phục vụ chủ yếu cho du lịch, đặc biệt là du lịch biển. Bên cạnh đó, tuyến đường ven biển 706B (Phan Thiết-Mũi Né) phục vụ phát triển du lịch và khai thác vùng ven biển đã được xây dựng mới giai đoạn 2005-2015.

Phát triển nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn gắn với phát triển kinh tế nông thôn, các vùng chuyên môn hoá, trang trại, các cụm điểm dân cư. Đảm bảo lưu thông thuận tiện thị trường nông thôn gắn với thị trường đô thị và toàn tỉnh. Mở rộng, cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn (chiều dài đường nông thôn 1.533 km), với chất lượng nền, mặt đường bằng các loại kết cấu phù hợp. Đầu tư các tuyến trục đường liên xã, liên thôn được cải tạo “cứng hoá” mặt đường và đồng bộ hoá công trình cầu cống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

Mạng lưới điện, thủy lợi

Mạng lưới điện nông thôn hiện được đầu tư đến 100% xã trong Tỉnh và đường dây truyền tải được kéo đến các thôn, đáp ứng khoảng 88,7% số hộ sử dụng điện.

Riêng tại đảo Phú Quý, trong giai đoạn 2005 – 2013, nguồn điện không đủ cung cấp cho sinh hoạt của người dân và du khách, mỗi ngày chỉ phát điện 16/24 giờ. Từ 1/7/2014, hệ thống phong điện và 2 tổ máy Diesel công suất 2MW đã được đưa vào hoạt động, làm tăng thời gian phát điện lên 24/24 giờ mỗi ngày.

Ngoài nguồn điện lưới quốc gia, nguồn cung cấp điện cho tỉnh Bình Thuận còn được bổ sung từ: Thuỷ điện Đại Ninh (300 MW) và thuỷ điện Bắc Bình (33 MW), La Ngâu (36 MW), Đan Sách (6 MW), Sông Dinh (5 MW), Bom Bi (4 MW), Kapét (4,5 MW), Suối Tỵ (2 MW); nhiệt điện than Vĩnh Tân (Tuy Phong) với công suất 4.400 MW; nhiệt điện Sơn Mỹ; điện gió với tổng công suất 500-3.000 MW (dự kiến Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam) và Phú Quý với công suất 7,4 MW.

Nhìn chung, mạng lưới điện cơ bản đã đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế biển nói riêng cũng như nhu cầu phát triển KT– XH chung của Tỉnh.

- Các sông suối Bình Thuận thường bị cạn kiệt trong mùa khô, nhưng có tổng lượng nước trung bình hàng năm lớn. Việc khai thác nguồn nước đến 2015 tại các tuyến công trình đã xây dựng và xây dựng trên 7 lưu vực sông chính chảy qua Tỉnh.

- Diện tích lưu vực có thể khai thác 4.969 km2/9.880 km2 diện tích lưu vực tự nhiên (chiếm tỷ lệ 50,3%). Tổng lượng nước tại các tuyến công trình thủy lợi 3.973 triệu m3

. Tổng lượng nước có khả năng khai thác 1.952 triệu m3, trong đó nguồn nước tại chỗ 1.218 triệu m3 và chuyển nước lưu vực là 734 triệu m3.

Thông tin liên lạc

Trong những năm qua, hạ tầng mạng bưu chính, viễn thông tại các vùng ven biển Bình Thuận được đầu tư xây dựng, mở rộng và phát triển. Cơ sở vật chất kỹ thuật mạng bưu chính được khuyến khích đầu tư, nhiều điểm bưu điện được đầu tư nâng cấp khang trang, thiết bị hiện đại, tất cả các tuyến thư bưu phẩm đều vận chuyển bằng xe chuyên dùng. Các xã, phường, thị trấn ven biển trong tỉnh đều có điểm bưu cục hoặc bưu điện văn hoá xã, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, nhất là cung cấp nguồn tư liệu hướng dẫn đánh bắt, chế biến và nuôi trồng thủy hải sản. Hiện nay, mạng lưới bưu chính đến huyện đảo Phú Quý được phát triển tốt hơn nhờ sự phát triển về giao thông. Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do tổ chức phi Chính phủ nước ngoài Bill & Melinda gates

Foundation - Hoa kỳ tài trợ trong đó có tỉnh Bình Thuận được đầu tư giai đoạn 2012 - 2015. Việc xây dựng hệ thống thư viện tại các điểm Bưu điện văn hoá xã để cung cấp cho người dân nguồn tư liệu hướng dẫn đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản. Các doanh nghiệp xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và internet có công nghệ hiện đại, có độ bao phủ rộng đến tất cả các khu vực kinh tế trọng điểm, vùng ven biển với chất lượng ngày càng cao. Hệ thống tổng đài điện thoại cố định được nâng cấp, mở rộng dung lượng. Mở rộng tuyến truyền dẫn quang nội tỉnh tại thành phố Phan Thiết,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 66 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)