Các nhân tố tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 60 - 66)

2.1.2.1. Khí hậu

Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với đặc điểm cơ bản là nền nhiệt độ cao quanh năm và khá ổn định, nhiều nắng, nhiều gió, ít mưa, mang tính chất bán khô hạn, với mức độ khô hạn giảm dần theo chiều Đông Bắc - Tây Nam [24]. Do hướng địa hình song song với hướng gió tương đối độc đáo cũng như ảnh hưởng của yếu tố bề mặt đệm và hiện tượng nước trồi nên khí hậu ở đây trở nên khô nóng nhất nhì cả nước. Nhiệt độ bình quân năm 26,50C – 27,50C, tổng nhiệt độ năm là 8.6000C – 9.9000C, độ ẩm trung bình 75 – 85%, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng thường không quá 5ºC, nền nhiệt tương đối ổn định. Lượng mưa trung bình từ 800mm –1200mm, có nơi là 600 mm (xã Hồng Phong, xã Hoà Thắng – huyện Bắc Bình); mưa phân bố theo mùa và khu vực, theo hướng tăng dần về phía Nam. Mùa mưa từ 3 – 6 tháng, chiếm 90% tổng lượng mưa năm; mùa khô từ 6 – 9 tháng, lượng mưa bằng 10% tổng lượng mưa năm. Bão và áp thấp nhiệt đới đổ vào Bình Thuận ít, tần suất xuất hiện khoảng 0,02 – 0,06 cơn/năm. Nhìn chung, khí hậu là một thuận lợi lớn trong việc phát triển du lịch biển với điều kiện thời tiết nắng nhiều, trời quang mây, trong xanh, các hoạt động du lịch ít bị giới hạn bởi điều kiện thời tiết, có thể diễn ra gần như quanh năm, lượng bức xạ mặt trời dồi dào tạo thuận lợi cho hoạt động tắm nắng, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, trú đông của du khách, đặc biệt là dòng khách quốc tế đến từ các nước ôn đới có mùa đông lạnh, kéo dài. Điều kiện khí hậu trên cũng tạo thuận lợi cho thủy phi cơ hoạt động, đưa du khách tham quan trên không và dọc ven biển. Vùng ven biển và vùng biển chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 – tháng 4) với tốc độ gió trung bình đạt 11 – 13m/s và gió mùa Tây Nam (tháng 5 – tháng 10) với tốc độ gió trung bình đạt 7 – 9m/s. Tốc độ gió trung bình năm tại vùng ven biển khá lớn, đạt trị số 3 – 3,2m/s. Chế độ gió ở vùng biển Bình Thuận mang nét

đặc trưng riêng biệt so với vùng biển các địa phương khác ở đặc điểm tốc độ gió cao, hoạt động tương đối ổn định, tạo nhiều điều kiện cho sự phát triển du lịch biển với các hoạt động dù lượn, lướt ván buồm, vướt ván diều, lướt sóng,… Tuy nhiên, khí hậu vùng ven biển cũng tạo ra những khó khăn trong phát triển du lịch biển với tình trạng quá nắng nóng, bức xạ nhiệt cao vào thời gian đầu buổi chiều từ tháng IV đến tháng VI, làm hạn chế thời gian hoạt động du lịch biển của du khách, đặc biệt là hoạt động thể thao biển. Bên cạnh đó, vào thời kỳ gió mùa Tây Nam, hiện tượng nước trồi xuất hiện ở vùng biển Nam Trung Bộ với phạm vi ảnh hưởng mạnh nhất là vùng biển từ Ninh Thuận đến Bình Thuận, thời gian tồn tại từ tháng 5 đến tháng 9, mạnh nhất vào tháng 7 – 8, tốc độ trồi đạt giá trị lớn nhất ở tầng 100 – 125 m. Hiện tượng nước trồi đã có tác động tích cực đến môi trường sống cũng như nguồn lợi hải sản cho vùng biển Bình Thuận, đây được xem là điều kiện sống tốt, cơ sở thức ăn phong phú, tập trung nhiều loài hải sản vùng cận nhiệt đới tạo nên sự phong phú cho quần xã sinh vật biển.

Khí hậu trên các đảo thuộc huyện đảo Phú Quý hầu như không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng rất ít của gió mùa Đông Bắc. Chế độ bức xạ khá dồi dào, trung bình là 150 - 155 kcal/cm2, nhiều nắng, ít mây, do vậy nền nhiệt khu vực khá cao với nhiệt độ trung bình năm 25,5 – 27,2°C. Lượng mưa trên 1.170 mm/năm, mùa mưa muộn, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11, độ ẩm tương đối trung bình năm 80 – 83%, tốc độ gió đạt trị số cao với 7m/s. Mùa khô khắc nghiệt nhất là tháng 1 và 2. Huyện đảo Phú Quý ít chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới và số ngày có dông cũng khá ít. Nhìn chung Phú Quý có một nền nhiệt lý tưởng để phát triển du lịch biển. Điểm khó khăn, bất lợi nhất là mùa khô kéo dài và khắc nghiệt, đặc biệt là vào các tháng 1 và 2 dẫn đến nguồn nước mặt khan hiếm, gây khó khăn cho việc cung cấp nước sinh hoạt cho du khách cũng như các hoạt động nuôi trồng hải sản tại đây.

2.1.2.2. Địa hình - địa mạo, địa chất

Tỉnh Bình Thuận trải dài dọc biển Đông theo hướng Đông Bắc – Tây Nam khoảng 160km, chiều rộng 95 km, nơi hẹp nhất 32 km. Phía Bắc giáp sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía Nam có dải đồi cát (động cát) chạy dài. Phần lớn lãnh thổ của tỉnh Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp. Địa hình hẹp ngang, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính [27]:

- Vùng núi trung bình (>500m), chiếm 31,65% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung phía Bắc và Tây Bắc, độ dốc cao, địa hình phức tạp, chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn;

- Vùng đồi núi thấp (cao độ trung bình 200 – 500 m), chiếm 40,7% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất lâm nghiệp và rừng;

- Vùng đồng bằng phù sa (cao độ khoảng 5 – 10 m), chiếm 9,43% diện tích, gồm các đồng bằng Tuy Phong (Lòng Sông), Phan Rí, Sông Mao (Sông Luỹ), Phan Thiết (Sông Quao, Cà Ty), Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà);

- Vùng đồi, đụn cát ven biển (cao từ 100 đến dưới 200 m), gồm các đồi cát phân bố dọc bờ biển từ Tuy Phong tới Hàm Tân có hình dạng gò đồi lượn sóng, chiếm 18,22% diện tích tự nhiên.

Địa hình bờ biển có hình thái đơn giản và cấu tạo tương đối đồng nhất đó là sự đan xen giữa những mũi đá và bờ cát vật liệu bở rời, phần lớn chiều dài bờ biển là các bãi cát biển. Quá trình bồi tụ - xói lở thường chỉ diễn ra ở các cửa sông, khu vực lân cận các cửa sông và các đoạn bờ chịu tác động trực giao của sóng. Một số nơi đã và đang diễn ra xói lở mạnh theo mùa và đặc biệt trong những lúc thời tiết bất thường như lũ lụt, nước dâng trong bão. Điển hình cho dạng xói lở này là bờ biển Vĩnh Hảo, Phước Thể huyện Tuy Phong; Hàm Tiến, Đức Long thuộc thành phố Phan Thiết; khu vực cửa La Gi thị xã La Gi.

Địa hình đáy biển (vùng thềm lục địa) phân chia thành 2 vùng: Vùng thứ nhất từ Phan Thiết hướng lên phía bắc (thuộc thềm lục địa Phú Yên – Bắc đảo Phú Quý): thềm lục địa hẹp (rộng trung bình 50 km) và khá dốc (độ dốc trung bình 15’) có dạng phân bậc với các bậc thềm sâu dần ra khơi tới độ sâu 200 m. Vùng thứ hai kéo dài từ Phan Thiết đến mũi Cà Mau (vùng phía Nam đảo Phú Quý): thêm lục địa khá rộng (rộng trung bình 300 km) và thoải (độ dốc trung bình 2’), có dạng một đồng bằng rộng lớn, tuy nhiên trên bề mặt có những hệ thống rãnh ngầm, nhiều bãi cạn và sườn dốc. Bình Thuận có 10 nhóm đất chính, 17 đơn vị cấp 2 và 25 đơn vị cấp 3.

Nhìn chung tài nguyên đất tại Bình Thuận khá đa dạng, nhưng do điều kiện khí hậu nên phần lớn đất nghèo dinh dưỡng, một số nơi dễ bị xói mòn, rửa trôi.

2.1.2.3. Nước và các đặc điểm hải văn

Hệ thống sông suối của tỉnh Bình Thuận xuất phát từ phía Tây, nơi có các dãy núi của dải Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc - Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam, từ sông La Ngà đổ vào sông chính là sông Đồng Nai. Các sông, suối đa số có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa, nhiều sông suối không có nước vào mùa khô, riêng sông La Ngà có dòng chảy dồi dào hơn do mưa nhiều. Tỉnh có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà; với tổng diện tích lưu vực 9.880 km2; chiều dài sông suối 663 km. Nguồn nước mặt hàng năm tại tỉnh khoảng 15,4 tỉ m3

nước, trong đó lượng dòng chảy bên ngoài đưa đến 12,5 tỉ m3, riêng sông La Ngà chiếm 2,1 tỉ m3 [9]. Nguồn nước phân bố mất cân đối theo không gian và thời gian. Lưu vực sông La Ngà thừa nước thường bị ngập úng, nhưng vùng Tuy Phong (sông Lòng Sông), Bắc Bình (sông Luỹ), ven biển Hàm Tân (lưu vực sông Phan, sông Dinh), thiếu nước trầm trọng. Một số nơi thuộc huyện Tuy Phong, Bắc Bình, có dấu hiệu hoang mạc hoá do thiếu nước canh tác. Đa số các sông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận là ngắn, dốc, không thuận lợi cho việc tích tụ nước.

Nguồn nước ngầm không nhiều, có nơi bị nhiễm mặn, phèn, khả năng khai thác phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt còn hạn chế. Tổng trữ lượng tiềm năng khai thác nước nhạt thiên nhiên dưới đất toàn tỉnh là 2.151.851 m3/ngày, trữ lượng dự báo khai thác khu vực 80.410 m3/ngày, việc khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng trữ lượng hiện có và mới đáp ứng được một phần trên một số khu vực thuộc Phan Thiết và đồng bằng sông La Ngà.

Nguồn thủy năng khá lớn, tổng trữ năng lý thuyết khoảng 450.000 KW, tập trung chủ yếu trên sông La Ngà. Riêng 4 bậc thủy điện La Ngà với công suất lắp máy 417.000 KW, sản lượng điện dự kiến khai thác 1,8 tỷ KWh. Khả năng khai thác nguồn thủy năng trên các lưu vực từ sông Dinh đến sông Lòng Sông rất nhỏ, chủ yếu là các công trình thủy điện nhỏ (15 công trình) với công suất lắp máy 1.900KW.

Biển Bình Thuận có chế độ triều hỗn hợp theo hai khuynh hướng chính đó là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều. Vùng chịu tác động của nhật triều không

đều: Vùng biển La Gi - Phan Thiết trở lên phía Bắc tính chất triều thiên về nhật triều (ngày – đêm), số ngày nhật triều khống chế vào khoảng 18 – 20 ngày/tháng (mỗi ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống) ; các ngày còn lại trong tháng giữa lần nước triều lên và triều xuống có xuất hiện thêm một kỳ nước lên phụ có biên độ và thời gian ngắn hơn kỳ triều lên chính.

Vùng chịu ảnh hưởng bán nhật triều không đều: Vùng biển La Gi - Phan Thiết trở xuống phía Nam bán nhật triều (nửa ngày – đêm) mạnh dần lên, số ngày bán nhật triều khống chế khoảng 26 – 27 ngày/tháng (mỗi ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống) nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của nhật triều, vì vậy có chênh lệch giữa các con nước triều rõ rệt, thủy triều biến thiên khá phức tạp, nhất là ở lân cận các cửa sông.

Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam, hiện tượng nước trồi xuất hiện ở vùng biển Nam Trung Bộ với phạm vi ảnh hưởng mạnh nhất là vùng biển từ Ninh Thuận đến Bình Thuận, thời gian tồn tại từ tháng 5 đến tháng 9, mạnh nhất vào tháng 7 – 8, tốc độ trồi đạt giá trị lớn nhất ở tầng 100 – 125 m [13]. Hiện tượng nước trồi đã có tác động tích cực đến môi trường sống cũng như nguồn lợi hải sản cho vùng biển Bình Thuận, đây được xem là điều kiện sống tốt, cơ sở thức ăn phong phú, tập trung nhiều loài hải sản vùng cận nhiệt đới tạo nên sự phong phú cho quần xã sinh vật biển.

2.1.2.4. Sinh vật

* Nguồn lợi hải sản vùng biển Bình Thuận - Nguồn lợi cá biển

Nguồn lợi cá kinh tế biển Bình Thuận tập trung chủ yếu vào khoảng 100 loài thuộc 5 nhóm cá chủ yếu: cá nổi đại dương, cá nổi ven bờ, cá đáy và gần đáy, cá nổi di cư thẳng đứng ngày đêm theo độ sâu, cá vùng rạn đá và san hô ven bờ.

Sản lượng khai thác cá biển biến động mạnh giữa các mùa trong năm, cũng như giữa các năm với nhau. Sản lượng cá đáy có xu hướng giảm sút ở vùng 30 m nước trở vào bờ.

Mùa vụ đánh bắt tập trung vào 2 mùa chính: mùa gió Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) tập trung khai thác chủ yếu là cá đáy và gần đáy; mùa gió Tây Nam (từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm) tập trung khai thác nhóm cá nổi. Sản lượng khai

thác vào mùa gió Tây Nam chiếm khoảng 70% tổng sản lượng cá cả năm.

- Nguồn lợi tôm biển

Vùng biển miền Trung có nguồn lợi tôm biển khá phong phú, sản lượng tôm khai thác hàng năm dao động từ 500 – 5.000 tấn. Ngư trường đánh bắt các loài tôm he biển Bình Thuận chủ yếu ở cửa Phan Rí, Hàm Tân; đối với tôm hùm tập trung ở hòn Lao Câu (Liên Hương), mũi La Gan, mũi Nhỏ, mũi Kê Gà, phía nam đảo Phú Quý và khu vực đông nam Hàm Tân. Đánh bắt xa bờ có khu vực từ đông bắc – đông nam Cù Lao Thu (đảo Phú Quý): vị trí từ 9º59’ - 10º47’ vĩ độ bắc và từ 109º - 109º11’ - 109º57’ kinh độ đông, có độ sâu đánh lưới từ 145 – 380 m, nhưng chủ yếu là 180 – 205 m.

- Nhuyễn thể hai mảnh vỏ

Vùng biển ven bờ Bình Thuận là nơi sinh sống của một số loài thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao sống ở vùng dưới triều như Điệp quạt (Chlamys nobilis), Sò lông (Anadara antiquate), Bàn mai (Pinna sp.), Nghêu lụa (Paphia undulate), Dòm nâu (Modiolus philippinarum) – đây là loài hầu như không gặp ở các vùng biển ven bờ khác của Việt Nam,… Sản lượng khai thác các đối tượng này đạt từ 20.000 – 40.000 tấn mỗi năm (phụ lục 2).

- Các khu bảo tồn biển (đã được quy hoạch theo QĐ 742/QĐ-TTg)

Khu bảo tồn biển Phú Quý: nơi đây có nhiều vực san hô rộng lớn, bên cạnh đó vùng biển khơi của đảo Phú Quý là vùng đánh bắt hải sản quan trọng nhất ở tỉnh Bình Thuận, có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế như mực, cá chỉ vàng, cá mú, cá mập. Ngoài ra, khu bảo tồn này cũng chứa đựng giá trị tiềm năng rất cao về du lịch do có phong cảnh đẹp, các bãi cát và khu vực lặn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc đánh bắt quá mức đang là mối nguy hai lớn nhất đối với các nguồn tài nguyên biển.

Khu bảo tồn biển Hòn Cau: có nhiều rạn san hô bao quanh cù lao Cau và các dải đá ngầm ở phần bờ viền dưới nước biển; do đó nơi đây được đánh giá là đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn các rạn san hô (hầu như chưa bị tác động và độ che phủ đạt 43%). Đồng thời, đây là vùng có tính đa dạng sinh học cao nhất về khu hệ san hô mềm tại Việt Nam với 175 loài thực vật phù du, 163 loài cỏ biển, 147 loài san hô, 80 loài thân mềm, 46 loài giáp xác, 26 loài da gai và 211 loài các được ghi nhận. Do nơi đây cũng là khu bãi đẻ của nhiều loài hải sản nên cần đặc biệt quan tâm tới các hoạt

động khai thác thủy sản (đặc biệt là từ tháng 3 đến tháng 7).

* Các ngư trường khai thác chính ở vùng biển Nam Bộ

Vùng biển Nam Bộ có 7 ngư trường (NT) chính, gồm:

- NT9: vùng gò nổi ngoài khơi Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận), có độ sâu 280 m, đối tượng đánh bắt chính là cá đỏ môi, chiếm 62% tổng sản lượng các loài cá đánh bắt tại NT này.

- NT10: nằm phía Đông Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận), mùa vụ đánh bắt chính từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Các loài chính gồm: cá mối vạch (có thể đánh bắt quanh năm), cá trác đuôi dài, cá nục sồ, cá mối thường,...

- NT11: nằm ở phía Nam Cù Lao Thu, có độ sâu 50-200 m. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) là mùa đánh bắt chính, nhưng vẫn có thể khai thác quanh năm (vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 năng suất giảm). Các loài đánh bắt chính là: cá mối vạch, cá trác, cá mối thường, cá hồng và cá phèn khoai.

- NT12: nằm quanh khu vực đảo Côn Sơn (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), đáy cát mịn và vỏ sò. Có độ sâu 25-40 m. Mùa khai thác chính là giai đoạn giao thời giữa thu sang đông, với các loài cá chính đánh bắt được là cá nục sồ, cá hồng, cá mối thường, cá chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)