Các giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2030

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 150)

3.3.1. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản

3.3.1.1. Giải pháp về tổ chức lại sản xuất

- Tổ chức lại sản xuất ngành hải sản là nhiệm vụ và là giải pháp hàng đầu, trước hết và trọng tâm là trong lĩnh vực khai thác hải sản. Nâng dần trình độ và tính tổ chức trong sản xuất ngày càng cao, quy mô và giá trị sản phẩm ngày càng lớn; tăng tính hiệu quả và bền vững đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đối với khai thác: lấy cảng cá, bến cá là trung tâm, đẩy mạnh vận động thành lập các mô hình liên kết hợp tác dưới các hình thức: Tổ hợp tác, Hợp tác xã, các nhóm sản xuất có sự tham gia của ngư dân, doanh nghiệp và nậu vựa nhằm gắn kết các khâu khai thác - dịch vụ hậu cần - thông tin ngư trường, thị trường - bảo vệ ứng cứu trên biển qua đó tăng thời gian bám biển, giảm thất thoát sau thu hoạch, bảo đảm hài hòa lợi ích khi tham gia sản xuất. Gắn phát triển khai thác với xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển, góp phần bảo vệ an ninh và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

- Phát triển hệ thống Chi hội khai thác hải sản theo nghề, theo địa bàn thôn, xã; vận động, đổi mới hoạt động các tổ chức ngư dân hình thành trên cơ sở tập quán, tín ngưỡng của từng địa phương để tổ chức lại sản xuất theo quy định của pháp luật. Tổ chức thí điểm xây dựng mô hình quản lý cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi hải sản, trước hết là nguồn lợi nhuyễn thể hai mảnh vỏ.

- Trong nuôi trồng và sản xuất giống: Thành lập Hiệp hội giống hải sản của Tỉnh, vận động các thành viên, doanh nghiệp sản xuất giống áp dụng các Tiêu chuẩn sản xuất giống tốt để đảm bảo uy tín chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nuớc và tiến tới xuất khẩu. Thí điểm xây dựng mô hình quản lý cộng đồng vùng nuôi tập trung để áp dụng Tiêu chuẩn nuôi sạch (GAP), Tiêu chuẩn thực hành nuôi tốt nhất (BAP), nuôi sinh thái và các tiêu chuẩn quốc tế khác theo yêu cầu của thị trường; tiếp cận và ứng dụng tiêu chuẩn, quy chế truy xuất nguồn gốc và sử dụng mã số, mã vạch các sản phẩm nuôi, các vùng nuôi.

- Tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy vai trò của các Hiệp hội. Đổi mới hoạt động của Hiệp hội Thủy sản Tỉnh và Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết theo hướng làm tốt vai trò phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp để thống nhất về điều hành sản xuất, thông tin thị trường; làm đầu mối phát triển thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa; tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh, tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu dùng chung đối với các sản phẩm thuỷ sản truyền thống; bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên khi tham gia các mô hình quản lý cộng đồng.

- Khuyến khích phát triển mô hình tổ chức sản xuất có quy mô tích tụ vốn lớn dưới hình thức tập đoàn sản xuất, công ty tư nhân hoạt động trên các lĩnh vực: khai thác và hậu cần dịch vụ ở tuyến khơi, vùng biển công hải và viễn dương; chế biến xuất khẩu; nuôi trồng và sản xuất giống.

- Chú ý xây dựng một số doanh nghiệp nòng cốt ở các lĩnh vực, tạo được uy tín thương hiệu đối với các sản phẩm có lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh cao về đầu vào và đầu ra sản phẩm, đóng vai trò chủ lực trong quá trình CNH – HĐH ngành Thủy sản tỉnh Bình Thuận. Đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa vùng biển; nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đi đôi với đẩy mạnh giảm nghèo ở các khu vực ven biển, nhất là vùng bãi ngang.

3.3.1.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Triển khai kịp thời các cơ chế chính sách của Trung ương ban hành, đồng thời cụ thể hoá các chính sách cụ thể cho ngành hải sản để giải quyết các vấn đề bức xúc nghề cá của tỉnh gắn với tổ chức lại sản xuất, phát triển bền vững các lĩnh vực của ngành và các vùng kinh tế xã hội nghề cá.

- Thực hiện chính sách hỗ trợ khai thác xa bờ kết hợp nhiệm vụ an ninh quốc phòng theo quy định của Chính phủ (Quyết định 148/2010/QĐ-TTg); xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân tham gia Tổ đoàn kết khai thác trên biển. Thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tàu thuyền công nghệ khai thác vây, câu cá ngừ đại dương; đóng tàu vật liệu mới; đầu tư thiết bị liên lạc tầm xa và trang bị an toàn cho thuyền nghề khai thác xa bờ. Xây dựng chính sách phù hợp để hỗ trợ ngư dân khai thác ven bờ sang làm dịch vụ nghề cá, nuôi hải sản trên biển hoặc dịch vụ du lịch theo điều kiện của từng địa

phương.

- Áp dụng mức ưu đãi cao nhất trong khung ưu đãi đầu tư của Nhà nước đối với các dự án đầu tư nuôi trên biển, nuôi trồng hải sản tập trung. Thực hiện thí điểm và tiến tới thực hiện trên diện rộng việc bảo hiểm nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ, thâm canh, bán thâm canh. Có cơ chế chính sách để các tổ chức nông, ngư dân (chi hội nghề cá, tổ hợp tác, hợp tác xã ) vay tín chấp thực hiện dự án đầu tư nuôi hải sản nước mặn lợ.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ các cơ sở chế biến di dời đến vùng quy hoạch; hỗ trợ đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại phục vụ xuất khẩu, chế biến sản phẩm giá trị cao (đồ hộp thuỷ sản, Sashimi, Surimi, thức ăn nhanh,…); áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc thù, lợi thế của tỉnh (mực, cá, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ); các doanh nghiệp xây dựng kho lạnh bảo quản hải sản; doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu để tái chế các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ xuất khẩu; đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý - thị trường cho doanh nghiệp chế biến.

- Khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư cơ sở đóng sửa tàu thuyền nghề cá công nghiệp, đóng tàu bằng vật liệu mới (Composite, hợp kim nhôm,…); đầu tư nhà máy cơ khí trung, đại tu máy thủy tại các khu quy hoạch.

3.3.1.3. Giải pháp về vốn đầu tư

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2020-2030 khoảng 13.983 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2020-2025 khoảng 5.287 tỷ đồng và giai đoạn 2025-2030 khoảng 8.696 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn: ngân sách 26%, thu hút từ các thành phần kinh tế 74%. Cơ cấu vốn phân theo lĩnh vực: khai thác 4.311 tỷ đồng, nuôi trồng 1.773 tỷ đồng, chế biến 5.118 tỷ đồng và dịch vụ 2.781 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách: Xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá: cảng cá, bến cá, chợ cá, các khu neo đậu tránh trú bão, hệ thống thuỷ lợi. Tăng cường cho công tác khuyến ngư, nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ mới, hỗ trợ đào tạo lao động, xúc tiến thương mại, phục hồi nghề truyền thống, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi hải sản,... Thực hiện Nghị định 61/2010/NĐ-CP, ngày 04/06/2010 của Chính phủ về

Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg, ngày 13/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa,...

- Vốn huy động từ các thành phần kinh tế: Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư theo quy định của pháp luật để thu hút vốn của các thành phần kinh tế đầu tư các dự án thuộc danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư theo quy hoạch và các dự án kết cấu hạ tầng có khả năng sinh lợi như hạ tầng khu chế biến tập trung, khu đóng sửa tàu cá,…

- Vốn đầu tư nước ngoài: Thông qua Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn và các tổ chức hợp tác quốc tế ở địa phương để tranh thủ các nguồn vốn viện trợ, tài trợ của các tổ chức quốc tế để hỗ trợ thực hiện các dự án tăng cường năng lực quản lý ngành, đào tạo và khuyến ngư, xây dựng các mô hình thí điểm quản lý nguồn lợi hải sản, khu bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản, dự án bảo tồn văn hoá cộng đồng ngư dân vùng biển.

3.3.1.4. Giải pháp về thị trường

- Tăng cường mối liên kết giữa ngư dân với các doanh nghiệp chế biến, các hiệp hội nghề cá trong việc tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đóng vai trò đầu mối định hướng về loại sản phẩm, thông tin giá cả và các yêu cầu của thị trường cho ngư dân.

- Hỗ trợ triển khai hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại để tiếp cận thị trường và mở rộng xuất khẩu các sản phẩm lợi thế; ưu tiên các mặt hàng sản phẩm chế biến, nước mắm, cá và đặc sản sống, giống hải sản. Củng cố và tiếp tục gia tăng xuất khẩu các thị trường truyền thống Đông - Bắc Á; tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường mới sang Đông Âu - Nga, Châu Phi, Trung Đông và các thị trường tiềm năng khác.

- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới và nhu cầu tiêu thụ hải sản trong nước ngày càng tăng, thị trường nội địa là hướng đi mà các doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm hơn nữa. Tỉnh cần có chính sách khuyến khích phát triển tiêu thụ nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp của tỉnh triển khai các chi nhánh, đại lý giới thiệu và kinh doanh sản

phẩm trong chương trình hợp tác kinh tế giữa tỉnh với các địa phương, nhất là các khu công nghiệp lớn, thành phố Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Hà Nội.

3.3.1.5. Giải pháp về khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực a. Về khoa học, công nghệ và khuyến ngư

Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực để hướng tới hiện đại hóa ngành hải sản của tỉnh trong thời gian đến. Ưu tiên thực hiện các đề tài ứng dụng gắn với sản xuất, phục vụ sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất nguyên liệu, nâng dần hàm lượng khoa học – công nghệ trong các sản phẩm chủ yếu của ngành. Cụ thể là:

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nghiên cứu trong việc điều tra, dự báo, đánh giá trữ lượng, khả năng khai thác nguồn lợi hải sản, đặc biệt là các loại hải sản có lợi thế của tỉnh như mực, cá nổi, nhuyễn thể,… làm cơ sở cho việc chỉ đạo khai thác, quy hoạch phát triển nghề cá của tỉnh.

- Tiếp cận và ứng dụng công nghệ hiện đại trong thăm dò, phát hiện đàn cá. Cải tiến các nghề khai thác ven bờ để nâng cao hiệu quả gắn với bảo vệ nguồn lợi hải sản. Thử nghiệm các nghề khai thác tiên tiến của các nước để đánh bắt các loại hải sản trên tuyến khơi, xa bờ và vùng biển công hải.

- Ứng dụng quy trình bảo quản sau thu hoạch tiên tiến trên tàu thuyền khai thác xa bờ, tàu thuyền dịch vụ; các cơ sở thu gom, vận chuyển; bảo quản sản phẩm chế biến. Phát triển công nghệ đóng sửa tàu thuyền, vật liệu mới thay thế gỗ trong đóng sửa tàu thuyền nghề cá (composit, hợp kim nhôm,…).

- Áp dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng công trình nuôi; Công nghệ nuôi sạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường. Ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động sản xuất giống thủy sản nhân tạo, nhất là các giống cá nước ngọt, giống hải đặc sản biển phục vụ nghề nuôi hướng xuất khẩu.

- Tăng cường nghiên cứu hoặc liên kết với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học để nhận chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là công nghệ chế biến surimi để từ các loài cá kém giá trị kinh tế chế biến thành sản phẩm giá trị gia tăng (sản phẩm giả tôm, cua,…); Nghiên cứu tận dụng phế thải từ chế biến thủy sản để chế biến thành các sản phẩm có ích (như sản xuất chitin, chitozan

từ vỏ tôm, cua; chiết rút dầu cá từ nội tạng cá; chế biến bột đạm cô đặc từ đầu, vây, vảy, nội tạng của các loài thủy sản,…).

- Ứng dụng công nghệ mới trong xử lý nước thải, chất thải ở các khu quy hoạch sản xuất chế biến, sản xuất giống, dịch vụ nghề cá tập trung. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, hoạt động thông tin khoa học - kỹ thuật, thương mại chuyên ngành để hỗ trợ các thành phần kinh tế về khoa học, công nghệ, thị trường, định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Ứng dụng thông tin điện tử (lập trang thông tin điện tử chuyên ngành về chế biến xuất khẩu) nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để chủ động đáp ứng, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm thủy sản của tỉnh trên thị trường trong và ngoài nước.

b. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực hiện nay là khó khăn chung của toàn ngành, do vậy ngoài các chính sách chung của Nhà nước về nâng cao dân trí, tỉnh Bình Thuận cần tập trung một số vấn đề sau đây:

- Tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo nghề có liên quan đến lĩnh vực thủy sản của địa phương. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho Trường dạy nghề. Đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Lao động trong khai thác hải sản: Tập trung đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật trong khai thác hải sản (thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên), bảo vệ đa dạng nguồn lợi sinh vật biển; có khả năng tiếp cận và sử dụng tốt các công nghệ khoa học kỹ thuật, máy móc trang thiết bị tiên tiến vào sản xuất.

- Tăng cường tư vấn, hướng nghiệp cho những hộ ngư dân chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn, được vay vốn ưu đãi và đào tạo nghề giúp ngư dân nhanh chóng thích ứng với nghề mới, sớm ổn định cuộc sống và gia tăng sản xuất. Tăng cường giáo dục ý thức của người dân về bảo vệ nguồn lợi hải sản, an toàn vệ sinh thực phẩm và ý thức chấp hành pháp luật trong khai thác hải sản.

- Lao động trong nuôi trồng hải sản: Mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi: Ngư y, khuyến ngư và phát triển nông thôn.

- Lao động trong chế biến hải sản: Tập trung đào tạo và thu hút lao động có trình độ và tay nghề cao vào lĩnh vực chế biến hải sản, ưu tiên cho cán bộ có trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh và có khả năng tiếp cận với khoa học công nghệ của nước ngoài.

3.3.1.6. Giải pháp bảo vệ môi trường

* Trong khai thác hải sản

- Tăng cường đào tạo, tập huấn và nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân trong bảo vệ môi trường, nguồn lợi; trong đó phải thường xuyên nâng cấp, sửa chữa tàu thuyền đảm bảo không gây rò rỉ xăng dầu ra sông, biển; bố trí các dụng cụ thu gom rác thải sinh hoạt trên tàu thuyền tránh xả thải xuống sông, biển.

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó xử lý nghiêm các vi phạm khi sử dụng các biện pháp khai thác mang tính huỷ diệt nguồn lợi như xuyệt điện, chất nổ, chất độc,…

- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại các cảng cá, bến cá, chợ cá,… như thường xuyên thu gom và xử lý chất thải, khơi thông cống rãnh, phân khu chức năng hợp lý theo từng mặt hàng, và tăng cường xử phạt hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)