Phát triển kinh tế biển ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 34 - 41)

Xét theo ranh giới hành chính chạy từ Bắc vào Nam thì dải ven bờ của Việt Nam qua 3 thành phố, 14 thị xã, 110 huyện với diện tích là 47.462,2 km2

(chiếm 14,3% diện tích cả nước), dân số đến hết năm 2009 là 16.790,3 nghìn người (chiếm 19,1% dân số cả nước).

Kinh tế biển của dải ven bờ đã có những bước chuyển biến rõ rệt theo hướng mở cửa ra bên ngoài và liên kết với các vùng khác. Hình thành nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển với cơ sở hạ tầng được đầu tư, nhiều công nghệ hiện đại,…; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Tính đến năm 2015, dân số tập trung ở khu vực ven biển và trên các hải đảo ven bờ biển là 21.098,5 nghìn người, nhưng dân cư lại phân bố không đều, tập trung đông dân ở vùng Duyên hải miền Trung (10.002,5 nghìn người) chứ không phải thuộc hai

vùng đồng bằng lớn nhất nước ta. Điều này cho thấy, hoạt động kinh tế biển, nhất là hoạt động đánh bắt và nuôi trồng hải sản tập trung cao ở toàn vùng Duyên hải miền Trung.

1.2.1.1. Khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản

Sau khi Bộ Thủy sản hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và PTNT vào cuối năm 2007, ngày 15/3/2010, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 05/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngành thủy sản (chủ yếu là hải sản) tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm qua.

Ngành hải sản đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, từ đầu những năm 1990, đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó nhanh chóng thiết lập và đứng vững trên các thị trường hải sản lớn nhất thế giới. Trong cơ chế ấy, vai trò nòng cốt, xung kích của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, các mối liên kết cộng đồng và sự hình thành các Hội, Hiệp hội như là sự tất yếu của quá trình hội nhập và là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình tổ chức lại sản xuất của ngành. Các giải pháp đúng đắn đó đã giúp cho ngành, trong những năm cuối thế kỷ 20, những thập kỷ đầu thế kỷ 21, thu được những kết quả quan trọng trong sự phát triển của mình.

Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, khai thác các đối tượng có giá trị cao phục vụ xuất khẩu, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển các đối tượng nuôi đa dạng ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, lợ và biển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và hài hoà với các ngành kinh tế khác. Chế biến xuất khẩu hải sản đã có bước phát triển rất nhanh, tiếp cận với trình độ công nghệ và

quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới. Nhờ đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất của các thị trường quan trọng, tạo được uy tín và đứng vững trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga… Hệ thống hậu cần dịch vụ tuyến khơi xa, tuyến đảo, tuyến ven bờ gắn với các trung tâm dịch vụ nghề cá đã bước đầu được hình thành.

Năm 1990, tổng sản lượng hải sản đã vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn, đứng vào hàng ngũ những nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ năm 1997. Đến năm 2015, tổng sản lượng thủy sản đã tăng hơn 6,5 lần so với năm 1990, đạt hơn 6,7 triệu tấn. Cơ cấu sản lượng thủy sản có bước chuyển dịch tích cực. Năm 2007, lần đầu tiên sản lượng nuôi trồng hải sản vượt sản lượng khai thác hải sản. Tỷ trọng sản lượng nuôi trồng tăng từ hơn 23% năm 1990 lên gần 54% năm 2016. Từ mức kim ngạch xuất khẩu 500 triệu USD năm 1995, đến năm 2016, giá trị kim ngạch xuất khẩu đã vượt mức 7 tỷ USD. Sản phẩm hải sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sự tăng trưởng ổn định của ngành thủy sản trong thời gian qua khăng định được vị thế quan trọng trong cộng đồng nghề cá thế giới, đứng thứ 8 về sản lượng khai thác hải sản, thứ 3 về sản lượng nuôi hải sản và thứ 3 về giá trị xuất khẩu hải sản (FAO 2014).

Ngành hải sản đã và đang không chỉ khẳng định là một ngành kinh tế biển truyền thống, mà còn từng bước phát triển thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế và cũng là lĩnh vực kinh tế có đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia, góp phần xóa đói giảm nghèo và gìn giữ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo của Tổ quốc.

Tuy nhiên, cùng với nhiều thuận lợi và cơ hội, ngành thủy sản cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức để tiếp tục phát triển bền vững và hiệu quả. Trong khai thác thủy sản, chất lượng và giá trị sản phẩm khai thác nói chung vẫn thấp, hiệu quả khai thác của phần lớn các đội tàu không cao, thu nhập và đời sống của bà con ngư dân không ổn định, chậm được cải thiện. Sự gia tăng cường lực khai thác do số lượng tàu thuyền tăng dẫn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ bị suy giảm. Tàu thuyền chưa đảm

bảo an toàn và kỹ thuật khai thác còn lạc hậu. Rủi ro và an toàn khi tham gia sản xuất trên biển vẫn là mối lo thường trực của bà con ngư dân. Trong nuôi trồng thủy sản, công tác cảnh báo môi trường, giám sát dịch bệnh, quản lý con giống, vùng nuôi theo hướng tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế. Sự liên kết và phân công sản xuất còn nhiều tồn tại, nguồn nguyên liệu chưa ổn định. Thông tin về thị trường xuất khẩu, công tác dự báo thống kê chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý của ngành. Vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản vẫn đang trong quá trình tháo gỡ, khắc phục. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa được đầu tư tương xứng với nhu cầu phát triển.

1.2.1.2. Du lịch biển

Du lịch biển là ngành có tiềm năng phát triển lớn. Trên chiều dài 3.260 km đường bờ biển có khoảng 125 bãi tắm lớn nhỏ phân bố khá đều từ Bắc vào Nam, trong đó có những bãi tắm lớn với chiều dài khoảng 15 - 18 km và nhiều bãi tắm nhỏ, chiều dài từ 1 - 2 km. Phần lớn các bãi tắm đều có cảnh quan đẹp, điều kiện tự nhiên, sinh thái rất phù hợp cho tắm biển và nghỉ dưỡng. Dọc ven biển còn có nhiều khu di tích, danh lam có thể phát triển du lịch tổng hợp. Đặc biệt là các di sản vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thế giới nằm ở dải ven bờ gồm: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), phố cổ Hội An (Quảng Nam). Ngoài ra, ở dải ven bờ còn có 6 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 10/23 di tích quốc gia đặc biệt... Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để du lịch biển Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Hiện nay, trên toàn dải ven bờ đã khai thác hơn 50 bãi biển vào mục đích nghỉ mát du lịch, giải quyết việc làm cho gần 6 vạn lao động trực tiếp và hơn 10 vạn lao động gián tiếp, trong đó ven biển miền Trung là khu vực thu hút khách du lịch lớn nhất. Số khách du lịch đến dải ven bờ chiếm trên 70% lượng khách du lịch quốc tế và nội địa của cả nước. Riêng các trung tâm du lịch lớn là Quảng Ninh - Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu - TP Hồ Chí Minh thu hút khoảng 81% lượng khách quốc tế và trên 71,0% lượng khách du lịch nội địa của toàn dải ven bờ. 38

Trong số 12 đô thị du lịch được quy hoạch hiện nay thì có tới 10 đô thị du lịch thuộc DVB, đó là Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha

Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu.

Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch biển tại Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Năm 2005, khu vực biển có 3.899 cơ sở lưu trú với tổng số 77.195 buồng (chiếm 58,4% số cơ sở lưu trú và 63,6% lượng buồng của cả nước). Đến năm 2015, số cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tăng đáng kể và đạt 8.013 cơ sở và 174.864 buồng, bằng 59,6% tổng số cơ sở lưu trú và 67,3% tổng số buồng khách trong toàn ngành du lịch của cả nước (Xem bảng phụ lục 1). Tốc độ tăng trưởng trung bình số cơ sở lưu trú biển đạt 1,46%/năm. Cùng với số lượng, chất lượng các cơ sở lưu trú của toàn khu vực cũng được nâng lên đáng kể với khoảng 22,4% số cơ sở lưu trú, 45,5% số buồng được xếp hạng từ 1-5 sao [55, tr.41].Tuy nhiên phần lớn khách sạn du lịch tập trung ở một số trung tâm du lịch lớn. Còn lại các khu vực khác cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn rất thiếu thốn.

Doanh thu du lịch ven biển tăng nhanh và chiếm tỉ ngày càng cao trong doanh thu du lịch cả nước. Năm 2015, doanh thu trực tiếp từ du lịch đạt 54.689 tỉ đồng, đóng góp 61,2 % trong tổng doanh thu du lịch cả nước, tăng 27,6% giai đoạn 2000 - 2011. 38

Trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên đã được phát hiện cho đến thời điểm này, các sản phẩm du lịch biển ở Việt Nam tương đối đa dạng. Có thể điểm qua một số sản phẩm du lịch biển phát triển mạnh trong những năm gần đây như nghỉ dưỡng biển, thể thao biển. Nghỉ dưỡng biển là sản phẩm du lịch đặc trưng của du lịch biển và được xây dựng phổ biến ở các địa phương vùng ven biển, trên các hải đảo. Thể thao biển là nhóm sản phẩm còn chưa phát triển ở Việt Nam và mới hình thành ở quy mô nhỏ với một số hình thức đơn giản như dù lượn, cano, lướt ván, lặn bình dưỡng khí, v.v. ở một số khu du lịch biển chất lượng cao như Hạ Long (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hoà), Mũi Né (Bình Thuận). Du lịch sinh thái biển là nhóm sản phẩm có được sự quan tâm của khách du lịch cả nội địa và quốc tế. Tuy nhiên loại sản phẩm du lịch loại này hiện mới phát triển ở mức thấp: Chưa có hoạt động giáo dục môi trường, chưa thực sự đóng góp cho bảo tồn và sự tham gia của cộng đồng vào các dịch vụ cấu thành trong sản phẩm [55, tr.43]. Theo kết quả điều tra xã hội học của các đề tài do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch thực hiện cho thấy đa số du khách đều đánh giá các yếu tố sản phẩm du lịch biển sẵn có ở mức độ trung bình khá [8, tr.28]. Hệ thống lãnh thổ du lịch

biển Việt Nam gồm 03 hệ thống tương ứng với 03 vùng du lịch: Vùng ven biển Bắc Bộ với địa bàn trọng điểm phát triển là Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn; vùng ven biển Bắc Trung Bộ với địa bàn 35 trọng điểm phát triển là Huế - Đà Nẵng và phụ cận; vùng ven biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, với địa bàn trọng điểm phát triển du lịch là Văn Phong - Nha Trang - Ninh Chữ, TP Hồ Chí Minh - Côn Đảo - Vũng Tàu - Long Hải và Rạch Giá - Hà Tiên - Phú Quốc.

Tóm lại, ngành du lịch biển và ven biển tuy đã có bước phát triển mạnh, đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển du lịch ở nước ta và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn thiếu thốn, hệ thống các khách sạn du lịch biển có quy mô nhỏ và chỉ tập trung ở một số trung tâm lớn. Các loại hình du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn (chủ yếu chỉ có tắm biển), chất lượng phục vụ thấp nên hiệu quả kinh doanh thấp; việc xây dựng các sản phẩm du lịch biển còn chưa chú trọng đến định hướng sản phẩm đặc trưng, vì vậy tình trạng trùng lắp về sản phẩm du lịch trong cùng một dải ven bờ cũng như giữa các dải ven bờ khác là khá phổ biến ảnh hưởng đến mức độ hấp dẫn với khách du lịch quốc tế; Cho đến nay, các dải ven bờ vẫn chưa hình thành các trung tâm du lịch tổng hợp, hiện đại, có khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực; vấn đề quy hoạch phát triển du lịch biển, đảo ở nước ta còn rất nhiều bất cập.

1.2.1.3. Kinh tế hàng hải

Ngành giao thông vận tải biển đã phát triển khá đồng bộ cả về hệ thống cảng biển trong hơn 15 năm đổi mới, về đội tàu và hoạt động vận tải; góp phần rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế dải ven biển nói riêng và kinh tế cả nước nói chung theo hướng mở cửa, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác phát triển, nhất là kinh tế đối ngoại.

Nước ta hiện tại có một số cảng nước sâu hoặc cảng trung chuyển quốc tế như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây, Đà Nẵng, Kỳ Hà, Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải...

Theo quyết định công bố danh mục phân loại cảng biển Việt Nam của Thủ tướng chính phủ, dải ven biển Việt Nam có 11 cảng biển loại I; 23 cảng biển loại II; 9 cảng

biển loại III; 166 bến cảng 41 với tổng năng lực hàng hoá thông qua hơn 60 triệu tấn/năm, trong đó hầu hết các cảng lớn tập trung ở 2 khu vực ven biển Bắc Bộ và Nam Bộ. Các cảng tổng hợp quan trọng do Trung ương quản lý gồm có: Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Sài Gòn và Cần Thơ với tổng năng lực thông qua 64.270,7 nghìn tấn năm 2015 (phụ lục 1); Các cảng chuyên dùng tiếp nhận xăng dầu gồm có: cảng B12, cảng Mỹ Khê và cảng Nhà Bè với tổng năng lực thông qua hơn 6 triệu tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu 2 - 3 vạn tấn (riêng khu chuyển tải dầu Văn Phong có thể tiếp nhận tàu 30 vạn tấn); các cảng than công suất gần 10 triệu tấn/năm có thể tiếp nhận tàu đến 5 vạn tấn.

Hệ thống cảng biển đã đảm nhiệm việc bốc xếp thông qua hầu hết khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước ta, một phần hàng giao lưu nội địa Bắc - Nam và bốc xếp thông qua một phần hàng quá cảnh của Lào. Ngoài ra, một số cảng biển còn tham gia vận chuyển hành khách, phục vụ khách tham quan, du lịch bằng đường biển, hỗ trợ sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng, khối lượng hàng container cũng tăng mạnh phù hợp với xu thế conainer hoá trong vận tải biển của thế giới. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ngày càng tăng, trong đó khối lượng hàng hóa luân chuyển luôn chiếm ưu thế trong toàn ngành giao thông vận tải. Năm 2000 chiếm 56,2%, đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách ruộng đất của chính quyền việt nam cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số ở tây nguyên từ 1955 đến 1975​ (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)