2. 3.4 Đánh giá việc thựchiện các quyền của người sử dụng đất tại quận Nam Từ
2.3.5. xuất mộtsố giải pháp nâng cao hiệu quả thựchiện các QSDĐ trên địa
trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
- Giải pháp về tuyên truyền phổ biến pháp luật;
- Giải pháp về tổ chức quản lý hoạt động thực hiện các QSDĐ; - Giải pháp về chính sách;
- Giải pháp về thủ tục hành chính;
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
2.4.1.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp
- Điều tra, thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tình hình quản lý và sử dụng đất, tình hình thu lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển QSDĐ tại Chi cục Thống kê, Phòng Tài nguyên Môi trường, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm.
- Điều tra kết quả thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế và thế chấp QSDĐ ở của hộ gia đình cá nhân tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh quận Nam Từ Liêm và Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Nam Từ Liêm.
2.4.1.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp
Để có căn cứ đánh giá tổng hợp, khách quan về tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, tiến hành điều tra trực tiếp đối với 150 hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện các quyền sử dụng đất.Thực hiện điều tra bằng bằng phiếu điều tra in sẵn qua bảng các câu hỏi với các đối tượng bao gồm:
* Để đảm bảo kết quả của phiếu điều tra đòi hỏi các hộ gia đình, cá nhân hiện đang sử dụng đất trong địa bàn nghiên cứu tại phường Mỹ Đình 2; phường Xuân Phương; phường Đại Mỗ. Phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trong năm 2018 với 150 phiếu; Nội
dung điều tra:
+ Điều tra thông tin về hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền.
+ Thông tin về đất đai; quá trình thực hiện quyền của hộ gia đình, cá nhân. + Những nhận xét đánh giá của người dân về việc thực hiện quyền. Qua đó, điều tra một số thông tin liên quan đến hiểu biết của người dân về quyền của người sử dụng đất.
* Điều tra toàn bộ cán bộ thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến quyền của người sử dụng đất, số phiếu điều tra 30 phiếu của công chức, viên chức địa chính tại Phòng Tài nguyên và Môi trường; Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội- chi nhánh quận Nam Từ Liêm.
Nội dung điều tra:
+ Điều tra về thông tin của cán bộ.
+ Những đánh giá, nhận xét của cán bộ đối với quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất tại cơ quan quản lý nhà nước để tìm ra những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất tại quận Nam Từ Liêm. Từ đó, xác định những nguyên nhân và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.
2.4.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu
- Tổng hợp tình hình thực hiện các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế và thế chấp QSDĐ ở cho từng hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện theo từng năm và theo từng đơn vị hành chính của quận Nam Từ Liêm.
- Trên cơ sở điều tra thực tế về tình hình và thực trạng thực hiện thủ tục chuyển quyền SDĐ ở cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện, sử dụng phần mềm Excel để tiến hành thống kê và tổng hợp theo từng đơn vị hành chính, từng nội dung QSDĐ và từng năm để phân loại các thông tin theo các nội dung nghiên cứu và lập thành bảng. Sau đó, sử dụng phương pháp phân tích số liệu để tiến hành phân tích các kết quả nghiên cứu trong đề tài.
2.4.3. Phương pháp phân tích, so sánh
Từ số liệu tổng hợp tình hình chuyển quyền sử dụng ở của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện tiến hành so sánh số lượng các giao dịch về chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế và thế chấp bằng QSDĐ theo các đơn vị hành chính, các năm nhằm đánh giá hoạt động chuyển QSDĐ ở trên địa bàn quận Nam Từ Liêm.
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội quận Nam Từ Liêm
3.1.1.Điều kiện tự nhiên quận Nam Từ Liêm
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thực hiện Nghị quyết 132/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội; Quận Nam Từ Liêm được thành lập từ ngày 01/4/2014 trên cơ sởtoàn bộ diện tích và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; phần lớn diện tích và dân số của xã Xuân Phương và một phần diện tích thị trấn Cầu Diễn. Quận có quy mô diện tích đất 3.219,27 ha, có địa giới hành chính như sau:
- Phía Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm; - Phía Nam giáp quận Hà Đông;
- Phía Đông giáp quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân; - Phía Tây giáp huyện Hoài Đức.
3.1.1.2. Địa hình địa mạo
Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, quận Nam Từ Liêm có địa hình tương đối bằng phẳng và màu mỡ, có nhiều sông hồ chảy qua. Địa hình nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam, cao độ trung bình là 6,0m và đây là khu vực có nền địa chất khá ổn định. Với vị trí và địa hình như vậy, quận Nam Từ Liêm có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư đô thị, trong phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, khoa học công nghệ [36].
3.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu quận Nam Từ Liêm nằm trong khu vực chung của thành phố Hà Nội, chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa, nhiệt đới nóng ẩm. Một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và 9, chiếm 70% lượng mưa cả năm. Thời kỳ này hướng gió chủ đạo là Đông Nam và Đông. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
phùn, ẩm ướt, hướng gió chủ đạo là Đông Bắc và Bắc. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp và tạo nên sắc thái 4 mùa trong năm là Xuân - Hạ - Thu - Đông. Nhiệt độ trung bình trong năm là 24,70C, nhiệt độ cao nhất xẩy ra vào tháng 7, trung bình lên đến 300C và thấp nhất có thể xuống tới 16,20C vào tháng giêng hàng năm.
Lượng mưa trung bình hàng năm trong những năm gần đây khoảng 1670mm. Tuy nhiên giữa các năm cũng có sự giao động nhất định. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng 7, 8 và 9, chiếm đến 70% lượng mưa trong năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8 cũng là tháng có nhiều bão nhất, với số ngày mưa trung bình khoảng 16-18 ngày, lượng mưa trung bình khoảng 300- 500mm. Mưa mùa hạ phần lớn là mưa dông, mưa rào, có cường độ mưa lớn, tập trung. Ngoài ra, trong các tháng có mưa cũng thường xẩy ra bão, trung bình mỗi năm có khoảng 3-4 cơn bão. Tháng 1, 2 và 11, 12 là các tháng ít mưa nhất trong năm, xẩy ra khô hanh, ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân.
Độ ẩm trung bình trong năm khá cao, gần 80% và ít chênh lệch giữa các năm cũng như giữa các tháng trong năm. Mùa mưa, độ ẩm thường cao hơn 80% và mùa khô độ ẩm giao động trong khoảng 75-77%. Cá biệt trong các tháng 2 và tháng 3 hàng năm, độ ẩm có khi giảm thấp đến rất thấp gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho sinh hoạt và đời sống của dân cư. Tuy nhiên số ngày có độ ẩm thấp không nhiều trong năm [36].
3.1.1.4. Thủy văn, nguồn nước
Nam Từ Liêm là quận có hệ thống sông ngòi tương đối dày đặc, chịu sự ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Hồng, sông Nhuệ và sông Pheo, đây là ba tuyến thoát nước chủ yếu của quận Nam Từ Liêm. Ngoài ra quận Nam Từ Liêm còn có nhiều hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng vào mùa khô. Nguồn tài nguyên nước mặt của quận khá phong phú, được cung cấp bởi sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đăm, sông Cầu Ngà,... Đây là các đường dẫn tải và tiêu nước quan trọng trong sản xuất cũng như cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Bên cạnh đó hệ thống ao hồ tự nhiên và lượng mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp nước cho nhu cầu sử dụng của Quận [36].
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội quận Nam Từ Liêm
3.1.2.1. Về hạ tầng giao thông
Với ưu thế là địa bàn nằm giữa Thủ Đô về mặt hình học, những năm gần đây, Nam Từ Liêm có nhiều tuyến giao thông huyết mạch của Thủ Đô chạy cắt ngang. Trục Nam-Bắc có tuyến đường vành đai 3, đây là tuyến giao thông đường bộ quan trọng của Hà Nội, dài khoảng 65 km, đi qua các quận và huyện Sóc Sơn, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Gia Lâm, Đông Anh. Trục Đông-Tây có Đại lộ Thăng Long (hay còn gọi là đường cao tốc Láng Hòa Lạc). Đây là tuyến đường cao tốc nối khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố Hà Nội.
Tuyến quốc lộ 32 (đường Hồ Tùng Mậu), là phân giới giữa quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cũng là một tuyến đường huyết mạch của Hà Nội. Đặc biệt, tuyến đường sắt trên cao Nhổn - ga Hà Nội đang gấp rút thi công cũng chạy dọc theo tuyến đường này. Tuyến đường sắt đô thị số 3 Nhổn - Ga Hà Nội gồm 8 km đường trên cao qua các ga Nhổn - Minh Khai - Phú Diễn - Cầu Diễn - Lê Đức Thọ - ĐH Quốc gia - Chùa Hà - Cầu Giấy và đi ngầm dài 3,5 km qua ga Kim Mã - Cát Linh - Văn Miếu - Ga Hà Nội.
Ngoài ra, với tốc độ đô thị hóa nhanh, quỹ đất rộng lớn, chi phí giải phóng mặt bằng không cao do đó, quận Nam Từ Liêm có điều kiện thuận lợi trong việc quy hoạch giao thông để trở thành một quận có hạ tầng giao thông đồng bộ và hiện đại. Trên địa bàn quận, các phường hiện đã có hạ tầng hoàn chỉnh như Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2, Mễ Trì,... đều có những con đường rộng rãi, thoáng đãng.
Một ưu thế khác của quận Nam Từ Liêm là không phải đối phó với tình trạng ngập lụt tại các tuyến giao thông trên địa bàn do đây là vùng đất khá cao so với địa hình chung của Hà Nội và hệ thống thoát nước được thiết kế bài bản hơn so với các quận cũ trong nội thành [37].
3.1.2.2. Công tác Y tế - Dân số kế hoạch hóa gia đình
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được đảm bảo và thực hiện tốt. Công tác phòng chống dịch, đặc biệt là dịch sởi, dịch nhóm A được triển khai
thực hiện đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin sởi vượt chỉ tiêu thành phố giao (98,5% đối với trẻ dưới 2 tuổi; 96,6% đối với trẻ dưới 10 tuổi). Duy trì khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng BHYT. Triển khai hiệu quả kế hoạch phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng toàn quận giảm còn 8,2%).
Duy trì 100% các trạm y tế liên phường đạt chuẩn quốc gia; trung tâm y tế quận đạt tiêu chí Trung tâm Y tế cấp quận/huyện. Quận đã duy trì, đảm bảo hoạt động y tế tại các cơ quan, trường học.
* Dân số và nguồn lao động
Theo số liệu thống kê đến năm 2018, dân số toàn quận là 236.700 người;Tỷ lệ tăng dân số của quận Nam Từ Liêm trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên. Biến động dân số cơ học của quận những năm gần đây khoảng 8,5% /năm, tạo sức ép về quá tải hạ tầng, việc làm và các vấn đề an sinh và trật tự an toàn xã hội…. Về lao động: Dân số quận Nam Từ Liêm thuộc thời kỳ dân số trẻ, do vậy tiềm năng nguồn cung cấp nhân lực lớn. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng từ 65,0% (2017) lên 65,95% năm 2018. Số người tuổi từ 15 trở lên đang làm việc chiếm 48,72%, lao động chưa có việc làm chiếm tỷ lệ khoảng 5,35% lao động trong độ tuổi. Cơ cấu lao động theo điều tra dân số năm 2018.
- Cơ cấu lao động theo ngành: Công nghiệp - xây dựng chiếm 13,7%; Thương mại, dịch vụ, khác chiếm 77,1%; nông nghiệp chiếm 9,2%.
- Chất lượng lao động: Cao đẳng, đại học: 33,2%; cao đẳng nghề, trung cấp: 15,7%; sơ cấp, qua đào tạo khác: 13,3%; lao động chưa qua đào tạo: 37,9%.
3.1.2.3. Công tác an sinh xã hội
Tăng cường dạy nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Thực hiện hỗ trợ tạo việc làm cho 3.715 người lao động, tỷ lệ lao động trong độ tuổi lao động là 73% trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 59,8%. Cơ cấu lao động: TM-DV chiếm 68%; CN-TTCN chiếm 26%; NN chiếm 6%.
Duy trì, giải quyết thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng. Thực hiện tốt các chính sách đối với người nghèo, đối tượng chính sách; Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc người có công; tập huấn, tuyên
truyền pháp lệnh ưu đãi người có công sửa đổi; tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7, ngày quốc khánh 2/9 và Tết cổ truyền. Thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, cập nhật dữ liệu quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo. Toàn quận có 560 hộ nghèo và 372 hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ 1,39%. Năm 2014 giảm 110 hộ nghèo, hỗ trợ thẻ BHYT cho 1.100 người nghèo và 910 người cận nghèo, cấp thẻ BHYT năm 2014 cho đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi là 1.494 thẻ.
Công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và thực hiện bình đẳng giới: tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015, chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012-2020. Quan tâm chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo, trẻ khuyết tật. Triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức tháng hành động vì trẻ em, các ngày lễ, tết thiếu nhi 01/6, tết trung thu… Tổ chức thăm hỏi và tặng quà trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo, trẻ khuyết tật của các phường trên địa bàn và con hội viên Hội người khuyết tật, Hội người mù của Quận nhân các dịp Lễ, tết.
Việc cung cấp điện trên địa bàn Quận thường xuyên duy trì bảo đảm an toàn, ổn định, liên tục cho các mục đích sử dụng điện trên địa bàn, đặc biệt là đảm bảo điện phục vụ sản xuất và phục vụ các ngày lễ quan trọng của đất nước và thành phố. Tuy nhiên, xét theo tiêu chí đô thị thì hầu hết khu vực dân cư trên địa bàn Quận chưa có mạng lưới đèn chiếu sáng tại các ngõ, hẻm.
Về cung cấp nước sạch: đã rà soát, tổng hợp báo cáo UBND thành phố chỉ đạo các Công ty nước sạch đầu tư hệ thống cấp nước sạch phục vụ nhân dân phường Đại Mỗ, Tây Mỗ, Phương Canh, Xuân Phương; chủ động cấp nước sạch cho các hộ dân khu tái định cư 3,6ha Xuân Phương bằng xe téc chở nước sạch. Đưa tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 83,1%, đạt 100% kế hoạch.
3.1.2.4. Hệ thống trường học
Quận Nam Từ Liêm là khu vực tập trung khá nhiều trường học, đặc biệt là các trường học ngoài công lập với nhiều trường đạt tiêu chuẩn quốc tế. Có thể nói,