Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời
hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn... Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn/Tổng dư nợ
Tỷ lệ khách hàng có nợ quá hạn = Số khách hàng có nợ quá hạn/Tổng số khách hàng có dư nợ.
Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại
Nợ xấu: Là các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn
khả năng thu hồi vốn của chủ nợ do con nợ làm ăn thua lỗ liên tục, tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản, mất khả năng thanh toán... Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng, căn cứ vào thời gian quá hạn và khả năng trả nợ của khách hàng để phân loại nợ xấu thành 3 nhóm: nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).
Dự phòng rủi ro tín dụng: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào
chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng RRTD được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: (i) Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
1.2.3.2 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro.
+ Tổn thất tín dụng cho vay:
Tổn thất tín dụng cho vay = giá trị mất trong hoạt động cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh giá trị bằng tiền bị tổn thất trong kỳ do hoạt động cho vay gây nên, đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô, giá trị tuyệt đối của tổn thất.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng cho vay trong kỳ thì có bao nhiêu giá trị bị tổn thất trong kỳ, nó mang tính thời kỳ thuận tiện việc khi sử dụng nó để so sánh, phản ánh giữa các kỳ.