Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (VIB)CHI NHÁNH BÌNH THẠNH (Trang 67 - 72)

Đại dịch đã thay đổi thói quen thanh toán của người dân, vì thế doanh nghiệp thích ứng theo bước chân người tiêu dùng. Giới ngân hàng cũng đang tích cực trong việc chuyển đổi số để gia tăng tiện ích cho khách hàng của mình.

Đặc biệt, buổi livestream về Thanh toán không tiền mặt lên ngôi trong mùa giãn cách, workshop trang bị kỹ năng tài chính cho sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM với tên gọi

Sinh viên và kỹ năng tài chính thông minh thời 4.0 hay chương trình Giỏ quà nghĩa tình mùa dịch đã thu hút hàng triệu lượt người tham gia tương tác. Chỉ riêng chương trình Giỏ quà nghĩa tình triển khai phối hợp giữa báo Tuổi Trẻ, Saigon Co.op và sàn thương mại điện tử Shopee trong 20 ngày phát động trong tháng 7-2021 đã nhận được hơn 10.000 giỏ quà đóng góp của người tiêu dùng trên cả nước, trị giá hơn 1,5 tỉ đồng. Chương trình Ngày không tiền mặt đã khẳng định được ý nghĩa, sức lan tỏa lớn khi nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Chính phủ, sự phối hợp tích cực của các bộ ngành, UBND TP.HCM, các cơ quan báo chí cũng như sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo doanh nghiệp, chuyên gia và người dân.

Toàn bộ số quà trên đã được ban tổ chức phối hợp cùng Thành đoàn và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM trao tặng cho đồng bào gặp khó khăn do đại dịch COVID- 19 trên địa bàn TP.HCM - địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch bùng phát lần 4 vừa qua - vào đúng những ngày “ai ở đâu ở yên đó” là nguồn động viên, chia sẻ kịp thời với các hoàn cảnh khó khăn, tạo hiệu ứng tốt trong cộng đồng.

“Để tiến đến một quốc gia không tiền mặt như chủ đề của buổi hội thảo hôm nay, chúng ta phải xác định làm tốt ba trụ cột, đó là hành lang pháp lý, hạ tầng công nghệ và truyền thông, trong đó công tác truyền thông giữ vai trò quan trọng trong việc giúp người dân hiểu về các lợi ích của việc thanh toán không sử dụng tiền mặt, đặc biệt trong bối cảnh phòng chống dịch như hiện nay, từ đó thay đổi thói quen, hành vi tiêu dùng” ( Trích VIB). Bên cạnh đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán nghiên cứu, đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ, giải pháp kỹ thuật, tích hợp kết nối với các dịch vụ khác trong nền kinh tế, thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ thanh toán an toàn, tiện ích, nâng cao sự trải nghiệm, sự hài lòng của khách hàng.

Đến nay, trên ứng dụng Mobile banking, ví điện tử và tạo lập hệ sinh thái số của các ngân hàng, trung gian thanh toán, người dân không chỉ đơn thuần chuyển tiền, vấn tin mà giờ đây thanh toán, chi trả cho hầu hết mọi nhu cầu mua sắm giao dịch hàng ngày cả trực tiếp

lẫn trực tuyến như thanh toán học phí, viện phí, đi chợ/siêu thị trực tuyến, gọi xe - giao hàng, đặt mua vé máy bay, tour du lịch, vé tàu xe...

Trong năm chi nhánh được chính phủ chấp thuận xử lý cho đối tượng khách hàng ưu tiên với tổng số tiền là 7540 triệu đồng nợ tồn đọng nhóm II là các khoản nợ quá hạn do phát sinh do nguyên nhân khách quan như thiên tai, thay đổi cơ chế, rủi ro bất khả kháng phát sinh trước năm 2000 đã được liên bộ kiểm tra, xác nhận đưa vào diện khoanh nợ, giảm nợ.

Ngoài ra chi nhánh còn quan tâm đến công tác xét duyệt xử lý khoản nợ tồn đọng bằng nguồn dự phỏng rủi ro và xét duyệt miễn giảm lãi vay đối với khách hàng vay vốn ngân hàng cho vay theo quy chế ban hành. Trong năm chi nhánh đã xét duyệt cho 227 khách hàng đã xử lý bán hết tài sản hiện không cư trú tại địa phương và có tài sản bảo đảm nhưngtài sản ở vị trí khó bán và chưa thể bán ngay được số tiền 5076 triệu đồng bằng quỹ dự phòng; xét duyệt giảm miễn lãi cho 74 khách hàng với tổng số tiền là 4672 triệu đồng.

2.4.2.Những hạn chế còn vướng mắc.

Quá trình xử lý nợ tồn đọng tuy vượt mức kế hoạch ngân hàng cho vay giao nhưng vẫn còn một vài đơn vị chưa thực sự quan tâm đúng mức, chỉ đạo chậm, kết quả chưa cao.

- Doanh số NQH còn phát sinh ở một số đơn vị tài chính yếu kém, thua lỗ, các đơn vị giao thông xây dựng chậm được thanh toán vốn do thiếu sự quan tâm sâu sát đến các khoản nợ đến kỳ hạn trả lãi và trả gốc của một số cán bộ tín dụng làm ảnh hưởng chung đến chất lượng tín dụng. Các khoản nợ tồn đọng của một vài doanh nghiệp nhà nước thuộc diện được xử lý nợ tồn đọng ở một vài đơn vị chưa đạt yêu cầu.

- Việc thẩm định dự án, phương án kinh doanh chất lượng còn thấp, thiếu thông tin, thiéu thực tế, chưa có những phân tích đánh giá độc lập theo quan điểmt của ngân hàng, có những dự án việc thẩm định còn mang tính sao chép lại. Chưa chủ động lựa

hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh về với ngân hàng cho vay của các phòng kinh doanh, nguồn vốn, ngoại tệ chưa tốt.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát mới dùng ở khâu phát hiện. Vấn đề chính sửa sau kiểm tra, thanh tra chưa được kịp thời, đôi chỗ còn quá chậm. Phòng kiểm tra cần tham mưu cho ban giám đốc nhiều hơn nữa trong việc khắc phục, xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã giới thiệu sơ qua về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại (VIB)-chi nhánh Bình Thạnh. Bên cạnh đó, chương 2 cũng đã nêu ra tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh về công tác huy động vốn, sử dụng vốn và kết quả hoạt động trong 3 năm (2018 đến 2020). Chương này cũng nêu lên khái quát tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh và phân tích thực trạng cũng như những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt với hoạt động này và một số chỉ tiêu cơ bản. Từ việc phân tích thực trạng rủi ro cho vay tiêu dùng tại chỉ nhánh Bình Thạnh trong chương 2, chương 3 sẽ đề ra các giải pháp hạn chế rủi ro đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Bình Thạnh.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (VIB)-CHI NHÁNH BÌNH THẠNH.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (VIB)CHI NHÁNH BÌNH THẠNH (Trang 67 - 72)