Biện pháp khắc phục khi rủi roxảy ra

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (VIB)CHI NHÁNH BÌNH THẠNH (Trang 38)

Khi RRTD đã xảy ra, các biện pháp cần được thực hiện bao gồm:

Thứ nhất, biện pháp khai thác: Khi người vay gặp khó khăn về tài chính do tình hình

kinh doanh không thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như: Đưa ra lời khuyên giúp người vay khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; Gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Trong những trường hợp khách hàng có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh, các ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”. Bên cạnh đó, chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp khai thác được áp dụng.

Thứ hai, biện pháp thanh lý: Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng gồm: Ngân

hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng; Sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay...

Thứ ba, bán nợ: Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó bên bán nợ chuyển

giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.

Thứ tư, xóa nợ: Xóa nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với

khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.

Các quy định liên quan đến phòng, ngừa rủi ro tín dụng tại Việt Nam

Để phòng ngừa RRTD, hạn chế các tác động của nó, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tất cả các khoản nợ xấu ngân hàng đều phải trích lập dự phòng RRTD, tỷ lệ trích lập dự phòng tùy thuộc theo mức độ nợ xấu và tài sản bảo

Cụ thể, theo Thông tư 09/2014/TT – NHNN ngày 18/03/2014, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD cụ thể đối với từng nhóm nợ: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Mức trích lập dự phòng chung: Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Theo quy định tại Thông tư 09/2014/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng; Quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Như vậy, tất cả các NHTM đều phải lập quỹ dự phòng RRTD định kỳ từ lợi nhuận của ngân hàng trước khi nộp thuế thu nhập, nhằm khắc phục rủi ro nếu những tình huống này xảy ra.

Để xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 843/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 1459/QĐ-NHNN của NHNN.

NHNN cũng đã ban hành nhiều văn bản, quyết định, thông tư liên quan đến việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu. Tiêu biểu như: Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC; Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Theo thống kê của NHNN, đến 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ước tính còn khoảng 2,46%. Còn theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến thời điểm 31/12/2016, chưa có một ngân hàng nào công bố tỷ lệ nợ xấu của mình vượt quá ngưỡng 3%.

Để giải quyết nợ xấu, các tổ chức tín dụng được sử dụng bằng tổng hợp các giải pháp: phát mại tài sản, cùng khách hàng xử lý tài sản, xiết nợ... trong đó, nhiều khoản nợ xấu được các tổ chức tín dụng bán cho VAMC. Trong năm 2016, theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng 95.000 tỷ đồng nợ xấu.

Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho VAMC chiếm 21%. Chất lượng tín dụng theo báo cáo cũng cho thấy đã có những cải thiện nhất định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 là những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng trong NHTM. Khái quát những vấn đề cơ bản xung quanh hoạt động cho vay tiêu dùng như: khái niệm, đối tượng, đặc điểm, vai trò trong cho vay tiêu dùng, phân loại cho vay tiêu dùng và quản trị rủi ro. Song song đó, chương 1 cũng trình bày cơ sở lý luận để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng đã và đang được các NHTM áp dụng. Vấn đề cụ thể về thực trạng cho vay tiêu dùng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay này sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB-CHI NHÁNH BÌNH THẠNH 2.1. Giới thiệu về ngân hàng quốc tế VIB-chi nhánh Bình Thạnh.

2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển ngân hàng quốc tế VIB:

-Tên gọi ngân hàng: Ngân hàng Quốc tế (VIB BANK). -Địa chỉ: 64-68 Lý Thường Kiệt-Ba Đình-Hà Nội. -Điện thoại: (04) 942 6919.

-Fax: (04) 942 6929. -Wesite: www.vib.com.vn

Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam ( tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc tế-VIB Bank) được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập VIB Bank bao gồm: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế.

Ngân hàng Quốc tế đang tiếp tục cũng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/9/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam. Ngân hàng Quốc tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính dẫn đầu thị trường Việt Nam. Là một ngân hàng đa năng, Ngân hàng Quốc tế - với nền tảng công nghệ hiện đại tiếp tục cung cấp với một loạt các dịch vụ tài chính đa năng, trọn gói cho khách hàng với nồng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân và những gia đình có thu nhập ổn định tại các vùng kinh tế trọng điểm trong nước.

Sau 24 năm hoạt động, đến 31/12/2020 vốn điều lệ của ngân hàng là hơn 11 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 17971 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 245 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 5800 tỷ đồng- tăng trưởng lần lượt là 33% và 42% so với năm 2019. Mức độ cổ tức chia cho các cổ đông tăng đều hằng năm. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%.

Nguồn lực quản lí và hoạt động không ngừng được tăng cường với việc bổ nhiệm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng và một đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm giàu nhiệt huyết.

Hình ảnh của ngân hàng trong lòng công chúng và khách hàng được cải thiện đáng kể bằng nhiều chương trình đổi mới và nhiều năng lực phục vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân hàng.

Ngân hàng Quốc tế được Ngân hàng Việt Nam xếp loại A theo các tiêu chí đánh giá của các ngân hàng Nhà nước Việt Nam do thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành trong nhiều năm liên tiếp và lần thứ 2 được tập đoàn Citigroup trao tặng danh hiệu “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc”.

Hội sở của Ngân hàng Quốc tế đặt tại số 64-68 Lý Thường Kiệt, Quận Hoành Kiếm, Hà Nội. Đến cuối năm 2020, ngoài hội sở tại Hà Nội, VIB hiện có hơn 9400 cán bộ nhân viên phục vụ gần 3 triệu khách hàng tại 165 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.Trong năm 2021, Ngân hàng Quốc tế sẽ tiếp tục vươn tầm hoạt động đến các trung tâm kinh tế mới và nhiều tiềm năng khác trên cả nước với tổng đơn vị kinh doanh dự kiến lên đến 60. Mạng lưới ngân hàng đại lý cũng không ngừng được mở rộng với 2000 ngân hàng đại lý trên 65 quốc gia trên thế giới.

Với phương châm kinh doanh “ Luôn gia tăng giá trị cho bạn”, cam kết của Ngân hàng Quốc tế trong năm 2021 với những năm tiếp theo là không ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng và các cổ đông.

Sơ đồ 2.1 bộ máy tổ chức VIB-chi nhánh Bình Thạnh (Nguồn VIB) Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban:

Ban lãnh đạo: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc

+ Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng chịu

trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tư và phát triển (VIB) chi nhánh Bình Thạnh. Là người đại diện cho cán bộ nhân viên quản lí chi nhánh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước. Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước tập thể và Nhà nước về kết quả hoạt động của chi nhánh VIB chi nhánh Bình Thạnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm mang tính chất hình sự của mình.

+ Phó giám đốc:gồm 2 phó giám đốc: là người hỗ trợ cho giám đốc và được

phân công để giải quyết từng mảng công việc cụ thể hoặc thay mặt giám đốc giải quyết mọi vấn đề khi giám đốc đi vắng nhưng phải có được sự ủy quyền của giám đốc. Phó giám đốc phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về các công việc được giao. Và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm mang tính chất hình sự ngoài sự ủy quyền của giám đốc.

+ Phòng kế hoạch và kinh doanh: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 5 nhân

viên tín dụng. Đây là phòng có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu xây dựng các kế hoạch tham mưu đắc lực cho ban lãnh đạo ngân hàng trong việc ra quyết định kinh doanh chiến lược thông qua các nghiệp vụ chuyên môn là cho vay. Nhiệm vụ của phòng kế hoạch và kinh doanh:

- Nghiên cứu và đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo định hướng của VIB Việt Nam.

- Làm đầu mối thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lí các thông tin tín dụng.

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi tín dụng đối với khách hàng.

- Thẩm định và cho vay theo cấp ủy quyền nhằm mở rộng hoạt động, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước, trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành và các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

- Tổng hợp báo cáo định kì và thường xuyên theo dõi, tư vấn cho giám đốc về những lĩnh vực do phòng phụ trách.

+ Phòng kế toán và ngân quỹ:gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 7 nhân viên, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và có nhiệm vụ:

- Ghi chép thống kê các giao dịch, hạch toán kế toán, thanh toán.

- Lập các báo cáo, xây dựng các chi tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính.

- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và các báo cáo theo qui định.

- Thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng hạch toán cho vay, thu nợ, lãi.

- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước, bao gồm các bộ phận thanh toán qua ngân hàng bằng nội tệ, thanh toán bù trừ, thanh toán liên ngân hàng.

- Chuyển tiền theo lệnh của các phòng ban khác cho khách hàng, lưu trữ tiền mặt trong kho để đáp ứng nhu cầu chi trả, cho vay đối với khách hàng của ngân hàng.

- Quản lí và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo qui định của VIB.

- Bên cạnh đó, phòng còn thực hiện việc quản lí quỹ, các giấy tờ có giá, hồ sơ pháp lý về tài sản thế chấp của khách hàng và các giấy tờ khác có liên quan Ngoài ra, phòng còn phụ trách lĩnh vực tin học. Ứng dụng các phần mềm nhằm thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ được giao, đồng thời lưu trữ các cơ sở dữ liệu, sử lí các sự cố về công nghệ thông tin.

+ Phòng giao dịch số 02: gồm 3 nhân viên. Có chức năng huy động vốn cho vay và các dịch vụ khác, được giao nhiệm vụ huy động vốn theo sự ủy quyền của giám đốc dưới các hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu.

2.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng quốc tế VIB-chi nhánh Bình Thạnh.

Trong ba năm trước những thách thức và cơ hội. VIB chi nhánh Bình Thạnh với sự nỗ lực không ngừng của mình đã vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả khả quan. Điều đó được thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm qua như sau:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu

Số tiền Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền Tỷ

trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) I.Thu nhập 1.625.812 2.525.736 3.314.267 899.924 55,35 788.531 31,22 1.Thu nhập từ hoạt động tín dụng 1.026.934 2.238.183 2.951.979 1.211.249 1,18 713.796 31,89 2.Thu hoạt động khác 598.878 287.553 362.288 -311.325 -51,98 74.735 26 II.Chi phí 375.953 504.074 642.830 128.121 34 138.756 27,53 1.Chi phí hoạt 292.189 440.883 563.304 148.694 50,89 122.421 27,77

động tín dụng

2.Chi phí khác 83.764 63.191 79.526 -20573 -24,56 16.335 25,85

III.Lợi nhuận 2.742.570 4.082.257 5.803.007 1.339.687 48,85 1.720.750 42,15

năm 2018 năm 2019 năm 2020 0 2000000 4000000 6000000 8000000 1625812 2525736 3314367 375953 504074 642830 2742570 4082257 5803007

kết quả hoạt động kinh doanh

Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Sơ đồ 2.2 kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2018,2019,2020

Qua sơ đồ ta dễ dàng nhìn thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ năm 2018- 2020 tăng đều. Để tìm hiểu rõ hơn ta tiến hành phân tích các dữ liệu sau:

- Về thu nhập:

+ Năm 2019/2018: Tổng thu nhập của năm 2019 là 2.525.736 triệu đồng tăng 899.924

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (VIB)CHI NHÁNH BÌNH THẠNH (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w