1.2.5.1. Rủi ro làm phát sinh tăng chi phí giảm lợi nhuận.
Khi các ngân hàng cho vay xuất hiện những khoản nợ quá hạn, việc đầu tiên là các ngân hàng cho vay phải tìm cách thu hồi nợ. Việc thu hồi nợ quá hạn vừa làm mất thời gian của cán bộ cho vay, vừa làm tăng khoản chi phí về đi lại để lấy nợ. Nếu các khoản nợ này có liên quan đến nhiều bên thì ngân hàng cho vay phải chi phí về cả thời gian lẫn tiền cho công việc thương lượng, gặp gỡ cac bên trong quá trình xử lý nợ. Đây là những chi phí trước mắt mà các ngân hàng cho vay phải bỏ ra. Bên cạnh đó các ngân hàng cho vay phải bỏ ra chi phí cơ hội rất lớn: Các khoản nợ quá hạn làm chậm lại vòng quay vốn tín dụng, làm mất đi các khoản đầu tư khác của mình, đó là chưa kể đến sự ảnh hưởng lớn của nợ qúa hạn với tâm lý cuả cán bộ cho vay. Nợ quá hạn phát sinh làm cho cán bộ tín dụng phải mất thời gian xử lý nợ, không tiếp cận được những món vay mới đồng thời còn làm cho cán bộ cho vay ngần ngại mở rộng hoạt động cho vay… Tất cả những vấn đề này làm giảm thu nhập tiềm ẩn và làm tăng chi phí cho các ngân hàng cho vay, từ đó làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho vay.
1.2.5.2. Rủi ro làm giảm uy tín của các ngân hàng cho vay.
Khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng phản ánh thái độ đối với việc chấp nhận rủi ro ở giới hạn/mức độ nhất định.Trong giới hạn đó, ngân hàng có khả năng và sẵn sàng để hứng chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến RRTD. Thêm vào đó, việc mở rộng tín dụng quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Cùng với sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là nguy cơ rất cao xảy ra RRTD.
Các ngân hàng cho vay khi gặp rủi ro, kinh doanh kém hiệu quả, uy tín sẽ bị giảm sút trên thị trường. Đây là sự thiệt hại vô hình mà không thể lường được giá trị.
1.2.5.3 Rủi ro trong hoạt động cho vay còn gây ra tổn thất gián tiếp cho các ngân hàng khác.
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó liên quan đến mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, là khâu cốt yếu cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến chính sách tiền tệ, đến công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nếu có sự thất thoát lớn trong hoạt động tín dụng dù chỉ ở một ngân hàng cho vay trực thuộc, không khắc phục kịp thời thì có thể gây nên “phản ứng dây truyền” đe doạ đến an toàn và ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng, gây hậu quả rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế.
Hiện nay ở Việt Nam, dư nợ cho vay chiếm phần lớn trong dư nợ tín dụng của ngân hàng thương mại và phi ngân hàng, đây sẽ là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại là điều kiện cần phát triển trong cho nền kinh tế, việc các ngân hàng thương mại gặp rủi ro, bị tổn thất sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng và gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.
3. Các biện pháp để hạn chế và khắp phục rủi ro cho vay ở các ngân hàng thương mại.
1.3.1. Các biện pháp hạn chế rủi ro.
Để phòng ngừa RRTD, nhiều biện pháp cần được áp dụng gồm:
Thứ nhất, thiết lập chính sách tín dụng phù hợp: Chính sách tín dụng bao gồm: Chính
sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng và chính sách lãi suất. Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro, và nâng cao khả năng sinh lời.
Thứ hai, phân tích tín dụng và thẩm định dự án đầu tư: Việc này nhằm đánh giá tính
khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư mà khách hàng xin vay vốn, đồng thời đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần làm giảm thiểu RRTD.
Thứ ba, xếp hạng tín dụng: Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được xây dựng cho từng
đối tượng khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng.
Thứ tư, bảo đảm tín dụng: Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài sản
nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Thứ năm, mua bảo hiểm tín dụng: Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa RRTD khá
phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Nếu khách hàng không may rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả.
Thứ sáu, lập quỹ dự phòng RRTD: Tất cả các NHTM đều phải lập quỹ dự phòng
RRTD nhằm khắc phục các rủi ro nếu có các tình huống xấu xảy ra.
Khi RRTD đã xảy ra, các biện pháp cần được thực hiện bao gồm:
Thứ nhất, biện pháp khai thác: Khi người vay gặp khó khăn về tài chính do tình hình
kinh doanh không thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như: Đưa ra lời khuyên giúp người vay khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về khách hàng và thị trường; Gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.
Trong những trường hợp khách hàng có khả năng khôi phục tình hình kinh doanh, các ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”. Bên cạnh đó, chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp khai thác được áp dụng.
Thứ hai, biện pháp thanh lý: Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng gồm: Ngân
hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng; Sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi nợ vay...
Thứ ba, bán nợ: Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó bên bán nợ chuyển
giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
Thứ tư, xóa nợ: Xóa nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối với
khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.
Các quy định liên quan đến phòng, ngừa rủi ro tín dụng tại Việt Nam
Để phòng ngừa RRTD, hạn chế các tác động của nó, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tất cả các khoản nợ xấu ngân hàng đều phải trích lập dự phòng RRTD, tỷ lệ trích lập dự phòng tùy thuộc theo mức độ nợ xấu và tài sản bảo
Cụ thể, theo Thông tư 09/2014/TT – NHNN ngày 18/03/2014, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD cụ thể đối với từng nhóm nợ: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%. Mức trích lập dự phòng chung: Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Theo quy định tại Thông tư 09/2014/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng; Quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, tất cả các NHTM đều phải lập quỹ dự phòng RRTD định kỳ từ lợi nhuận của ngân hàng trước khi nộp thuế thu nhập, nhằm khắc phục rủi ro nếu những tình huống này xảy ra.
Để xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) được thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định 843/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 1459/QĐ-NHNN của NHNN.
NHNN cũng đã ban hành nhiều văn bản, quyết định, thông tư liên quan đến việc hình thành thị trường mua bán nợ xấu. Tiêu biểu như: Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC; Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.
Theo thống kê của NHNN, đến 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ước tính còn khoảng 2,46%. Còn theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính đến thời điểm 31/12/2016, chưa có một ngân hàng nào công bố tỷ lệ nợ xấu của mình vượt quá ngưỡng 3%.
Để giải quyết nợ xấu, các tổ chức tín dụng được sử dụng bằng tổng hợp các giải pháp: phát mại tài sản, cùng khách hàng xử lý tài sản, xiết nợ... trong đó, nhiều khoản nợ xấu được các tổ chức tín dụng bán cho VAMC. Trong năm 2016, theo số liệu của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng 95.000 tỷ đồng nợ xấu.
Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho VAMC chiếm 21%. Chất lượng tín dụng theo báo cáo cũng cho thấy đã có những cải thiện nhất định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 là những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay tiêu dùng trong NHTM. Khái quát những vấn đề cơ bản xung quanh hoạt động cho vay tiêu dùng như: khái niệm, đối tượng, đặc điểm, vai trò trong cho vay tiêu dùng, phân loại cho vay tiêu dùng và quản trị rủi ro. Song song đó, chương 1 cũng trình bày cơ sở lý luận để hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng đã và đang được các NHTM áp dụng. Vấn đề cụ thể về thực trạng cho vay tiêu dùng và giải pháp hạn chế rủi ro từ hoạt động cho vay này sẽ được trình bày cụ thể trong chương 2.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VIB-CHI NHÁNH BÌNH THẠNH 2.1. Giới thiệu về ngân hàng quốc tế VIB-chi nhánh Bình Thạnh.
2.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển ngân hàng quốc tế VIB:
-Tên gọi ngân hàng: Ngân hàng Quốc tế (VIB BANK). -Địa chỉ: 64-68 Lý Thường Kiệt-Ba Đình-Hà Nội. -Điện thoại: (04) 942 6919.
-Fax: (04) 942 6929. -Wesite: www.vib.com.vn
Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam ( tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc tế-VIB Bank) được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cổ đông sáng lập VIB Bank bao gồm: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế.
Ngân hàng Quốc tế đang tiếp tục cũng cố vị trí của mình trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Từ khi bắt đầu hoạt động ngày 18/9/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam. Ngân hàng Quốc tế đang phát triển thành một trong những tổ chức tài chính dẫn đầu thị trường Việt Nam. Là một ngân hàng đa năng, Ngân hàng Quốc tế - với nền tảng công nghệ hiện đại tiếp tục cung cấp với một loạt các dịch vụ tài chính đa năng, trọn gói cho khách hàng với nồng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân và những gia đình có thu nhập ổn định tại các vùng kinh tế trọng điểm trong nước.
Sau 24 năm hoạt động, đến 31/12/2020 vốn điều lệ của ngân hàng là hơn 11 nghìn tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 17971 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 245 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 5800 tỷ đồng- tăng trưởng lần lượt là 33% và 42% so với năm 2019. Mức độ cổ tức chia cho các cổ đông tăng đều hằng năm. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%.
Nguồn lực quản lí và hoạt động không ngừng được tăng cường với việc bổ nhiệm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực tài chính ngân hàng và một đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm giàu nhiệt huyết.
Hình ảnh của ngân hàng trong lòng công chúng và khách hàng được cải thiện đáng kể bằng nhiều chương trình đổi mới và nhiều năng lực phục vụ, tăng cường quảng bá hình ảnh Ngân hàng.
Ngân hàng Quốc tế được Ngân hàng Việt Nam xếp loại A theo các tiêu chí đánh giá của các ngân hàng Nhà nước Việt Nam do thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành trong nhiều năm liên tiếp và lần thứ 2 được tập đoàn Citigroup trao tặng danh hiệu “Ngân hàng hoạt động thanh toán xuất sắc”.
Hội sở của Ngân hàng Quốc tế đặt tại số 64-68 Lý Thường Kiệt, Quận Hoành Kiếm, Hà Nội. Đến cuối năm 2020, ngoài hội sở tại Hà Nội, VIB hiện có hơn 9400 cán bộ nhân viên phục vụ gần 3 triệu khách hàng tại 165 chi nhánh và phòng giao dịch ở 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước.Trong năm 2021, Ngân hàng Quốc tế sẽ tiếp tục vươn tầm hoạt động đến các trung tâm kinh tế mới và nhiều tiềm năng khác trên cả nước với tổng đơn vị kinh doanh dự kiến lên đến 60. Mạng lưới ngân hàng đại lý cũng không ngừng được mở rộng với 2000 ngân hàng đại lý trên 65 quốc gia trên thế giới.
Với phương châm kinh doanh “ Luôn gia tăng giá trị cho bạn”, cam kết của Ngân hàng Quốc tế trong năm 2021 với những năm tiếp theo là không ngừng gia tăng giá trị của khách hàng, của đối tác, của cán bộ nhân viên ngân hàng và các cổ đông.
Sơ đồ 2.1 bộ máy tổ chức VIB-chi nhánh Bình Thạnh (Nguồn VIB) Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban:
Ban lãnh đạo: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
+ Giám đốc: là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng chịu
trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tư và phát triển (VIB) chi nhánh Bình Thạnh. Là người đại diện cho cán bộ nhân viên quản lí chi nhánh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của ngân hàng theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật của Nhà nước. Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh