Kiến nghị đối với hội sở:

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (VIB)CHI NHÁNH BÌNH THẠNH (Trang 98 - 102)

Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của ngân hàng công thương Việt Nam thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về những khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá khách hàng từ thông tin thu được.

Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, trung tâm thông tin cũng cần cung cấp thêm về các thông tin về giá cả thiết bị, mức đầu tư với các dự án cụ thể... để các chi nhánh tham khảo. Ví dụ như một đầu tư nhà máy xi măng lò quay, công suất ¼ triệu tấn/năm .Tổng vốn đầu tư là bao nhiêu, thông tin tham khảo giá máy móc thiết bị trên thị trường...

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật để nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng.

Triển khai nhanh chóng hệ thống và đồng bộ chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với hệ thống bảo mật hiệu quả, viếc triển khai hệ thống hiện đại hoá tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin đối với khách hàng trong hệ thống nhanh chóng.

Xây dựng phần mềm về thẩm định dự án và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng.

- Sửa đổi quyết định một số quy định, chỉ tiêu về thi đua, về xếp loại chi nhánh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn nên đưa thêm các chỉ tiêu định tính như khách hàng đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO hay được chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao.

- Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ, phù hợp vời thực tế, giảm việc chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên.

- Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽ và lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng, thực sự coi hồ sơ tín dụng như một tài sản quan trọng của ngân hàng, là cơ sở khẳng định sở hữu của ngân hàng đối với phần tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất.

- Ban lãnh đạo hướng dẫn kịp thời các chủ trương, chính sách của chính phủ cho chi nhánh.

- Về công tác tuyển dụng: nên ban hành và nộp hồ sơ ra cơ sở chính ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện chế độ thi tuyển cho các chi nhánh trên cơ sở nguyển vọng, nơi làm việc của ứng viên. Con em trong ngành được ưu tiên nhưng chỉ ưu tiên về sơ loại hồ sơ và cộng 0,5 điểm trong bài thi chứ không được quá như các chi nhánh đang làm, làm mất sự công bằng và uy tín ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng trong chương 2, nội dung chương 3 đã nêu toàn bộ những định hướng phát triển trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại Quốc tế (VIB)- chi nhánh Bình Thạnh trong thời gian tới. Đồng thời, chương này cũng đã nêu lên một số giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro từ hoạt động cho vay tiêu dùng, nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh.

LỜI KẾT

Rủi ro trong hoạt động cho vay là điều không thể tránh khỏi và đó luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Việc nghiên cứu và tìm các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động này vô cùng cần thiết và thiết thực, nó đóng góp vào sự bình ổn và hiệu quả chất lượng hoạt động của ngân hàng. Hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng là vấn đề cấp thiết đặt ra cho Ngân hàng thương mại Quốc tế (VIB) -chi nhánh Bình Thạnh hiện nay. Vì vậy để nâng cao chất lượng khoản vay tiêu dùng và hạn chế rủi ro từ hoạt động này không chỉ có sự nỗ lực của riêng ngân hàng mà còn còn những yếu tố hỗ trợ từ mặt pháp luật và chính sách của Ngân hàng Nhà nước.

Với quá trình tìm hiểu về rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng cũng như các biện pháp để nhận biết và hạn chế rủi ro tại ngân hàng VIB - chi nhánh Bình Thạnh để giúp em có cái nhìn chân thực hơn về chi nhánh. Từ đó, em cũng đã hiểu được những khó khăn và hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng hiện nay. Trên cơ sở những kiến thức đã được học và quan sát được từ thực tế cùng với sự hướng dẫn của tiến sĩ Hồ Thủy Tiên, em đã đưa ra một số ý kiến và giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng.

Trong phạm vi kiến thức cũng như bản thân còn nhiều thiếu sót, bài viết này mới chỉ đề cập tới một số vấn đề cơ bản nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu và không tránh khỏi thiếu sót. Em mong sẽ nhận được sự góp ý từ các thầy cô để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo, Ngân hàng thương mại: Quản trị và Nghiệp vụ, Nhà xuất bản thống kê năm 2002.

2. Lưu Thị Hương, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Khoa ngân hàng tài chính , Đại học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản thống kê năm 2003.

3. Lưu Thị Hương , Giáo trình thẩm định tài chính dự án , Khoa ngân hàng tài chính, Đại học kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản tài chính 2004.

4. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quế, Rủi ro tài chính : Thực tiễn và phương pháp đánh giá, nhà xuất bản tài chính, 2002.

5. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chinh, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2003.

6. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, 2002.

7. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, 2015.

8. Tạp chí ngân hàng 2019,2020.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (VIB)CHI NHÁNH BÌNH THẠNH (Trang 98 - 102)