Chi nhánh cần thống nhất các phương thức, trình tự và công việc cần thực hiện khi tiến hành kiểm tra, giám sát đối với khoản vay sau khi giải ngân để kịp thời phát hiện và các dấu hiệu rủi ro và có những biện pháp xử lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, đảm bảo an toàn hoạt động và lợi ích của các bên có liên quan trong hoạt động tín dụng.
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng
Kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích như đã ký trong hợp đồng tín dụng, kiểm tra đầy đủ, rõ ràng, hợp lệ của các giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn. Việc kiểm tra còn được kiểm tra thực tế và kiểm tra trang chính từ. Việc kiểm tra này đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng có mục đích tiêu dùng nhằm đảm bảo khả năng thanh quản như sự tính toán ban đầu của ngân hàng đây là một trong những vấn đề có thể hạn chế rủi ro cho khoản vay tiêu dùng mang lại.
Kiểm tra tài sản đảm bảo
Công tác kiểm tra tài sản đảm bảo nhằm đánh giá lại tình trạng tài sản so với thời điểm thẩm định trước giá trị tài sản, dự báo tăng hay giảm giá trị, công suất của.. Cán bộ tiêu dùng có thể định giá lại tài sản nếu thấy cần thiết. Bước này sẽ giúp cán bộ tiêu dùng đánh giá được chất lượng tài sản từ đó đưa ra được khả năng thu hồi vốn trong trường hợp xảy ra rủi ro.
Kiểm tra việc thực hiện cam kết của khách hàng
Chi nhánh dựa vào các điều khoản mà khách hàng đã cam kết trong hợp đồng tín dụng nhằm đảm bảo rủi ro đến từ khoản vay. Cán bộ tiêu dùng cần xem xét những vấn đề như việc duy trì số dư tiền gửi bình quân, thời hạn trả nợ của khách hàng. Từ đó để có những biện pháp xử lý trong trường hợp khách hàng không tuân thủ đúng các cam kết trong hợp đồng.
Giám sát tình trạng khoản vay
Thực hiện theo dõi sát sao dư nợ vợ cũng như tình hình trả nợ của khách hàng qua hệ thống intellect, theo dõi diễn biến trạng thái nợ, các thay đổi về tình hình dư nợ để cập nhật thông tin thay đổi, phát hiện những khoản vay có dấu hiệu rủi ro. Từ đó chi nhánh cách có thể đưa ra được những phương pháp xử lý hợp lý và kịp thời.