các Ngân hàng thương mại.
Việc triển khai một sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cần phải xây dựng quy trình, cách thức phát triển và cung cấp các sản phẩm dịch vụ một cách chuyên nghiệp.
Để hiểu được cụ thể quá trình phát triển sản phẩm tín dụng dành cho đối tượng khách hàng Doanh nghiệp của các NHTM, chúng ta tìm hiểu quy trình phát triển sản phẩm này như sau:
Sơ đô 1.2: Quá trình phát triên sản phâm
Để hình dung quy trình phát triển sản phẩm tín dụng dành cho Doanh nghiệp chúng ta đi theo trình tự cụ thể của các bước như sau:
Bước 1: Cách thức xác định sản phâm dịch vụ và đặc tính sản phâm dịch vụ. Mỗi sản phẩm phải ít nhất có tên gọi và những đặc tính riêng để đáp ứng những nhu cầu nào đó của khách hàng (hay nhóm khách hàng cụ thể) nhằm phân biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác (phần danh mục các sản phẩm dịch vụ nêu những tiêu chí vê đặc tính của sản phẩm). Những đặc tính và tên gọi này không chỉ nhằm mục đích thu hút khách hàng mà còn giúp ngân hàng quản lý và duy trì sản phẩm của họ.
Bước 2: Thiết kế mô hình, quy trình xử lý và công nghệ xử lý. Từ những đặc tính và tên gọi của sản phẩm, sẽ tiến hành thiết kế mô hình sản phẩm (khâu mô hình hóa), xây dựng quy trình xử lý và xây dựng công nghệ xử lý phù hợp với đặc tính của sản phẩm dịch vụ.
Bước 3: Thử nghiệm và quảng bá. Thử nghiệm để xác định việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng, xem sản phẩm dịch vụ có được khách hàng chấp nhận hay không. Mặt khác, đổi với sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong hệ thống ngân hàng hiện đại hầu hết được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin, đo vậy, cần phải thử nghiệm về mặt công nghệ và tính ổn định, an toàn về xử lý cùa sản phẩm dịch vụ.
Bước 4: Đánh giá khả năng thích hợp. Việc đánh giá khả năng thích hợp là vấn đề tất yếu khách quan xem những đặc tính của sản phẩm dự kiến đưa ra có phù hợp với khách hàng, thị trường và đặc biệt có tính cạnh tranh hay không.
Bước 5: Đưa sản phẩm ra thị trường. Việc tung ra thị trường sau khi đã thử nghiệm là mục tiêu của ngân hàng. Chọn nơi bắt đầu và nơi có thể đưa ra cung cấp rộng rãi cũng phải được cân nhắc và tính toán kỹ. Việc chọn nơi bắt đầu chính là khâu thăm dò thị trường và khả năng hấp thụ của nó. Sản phẩm được sử dụng nhiều và có tính phổ biến phải mất thời gian nhờ cách thức tiếp thị và các chiến địch quảng bá sản phẩm, thương hiệu của ngân hàng, sự kết hợp hết sức mềm dẻo giữa bán hàng và quảng bá.
Bước 6: Đánh giá khả năng sinh lời và xác định vòng đời sản phẩm.
Khả năng sinh lời và xem sản phẩm sau khi đưa ra thị trường có lời và có đạt được mục tiêu ban đầu hay không. Để đánh giá khả năng sinh lời sản phẩm, cần xây dựng các chỉ tiêu, hệ thống hạch toán và đánh giá từng sản phẩm theo từng thời kỳ.
Bước 7: Nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm dịch vụ. Nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm sau một thời gian sử đụng là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cao hơn trong điều kiện mới.
Bước 8: Bộ phận thực thi nghiên cứu, đề xuất và triển khai sản phẩm dịch vụ. Một sản phẩm dịch vụ cần được nghiên cứu, đề xuất và thực hiện triển khai bởi một bộ phận trong ngân h àng. Bộ phận này sẽ tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường, đề xuất phát triển sản phẩm dịch vụ, triển khai và quản lý sản phẩm khi được đưa ra thị trường.
> Tóm lại, phát triển sản phẩm tín dụng không phải là một công việc độc lập, nó liên quan tới chiến lược, chính sách, công nghệ, con người và các nguồn lực khác. Phát triển sản phẩm tín dụng cần gắn liền, hỗ trợ tính thống nhất với toàn bộ hoạt động khác của NHTM.
Cần xem xét và đánh giá nhiều mặt của ý tưởng và sản phẩm, trong đó phương diện nhu cầu của thị trường cần được tôn trọng và luôn nhắm tới. Vì việc sáng tạo và đổi mới thiếu phương pháp, không có mục đích chính xác sẽ chỉ gây tổn thất. Chỉnh sửa sản phẩm đã có hay đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới đáp ứng nhu cầu phát sinh mới của thị trường đều là các hình thức hiệu quả nhất để thâm nhập thị trường cũng như phát triển các sản phẩm tín dụng mới dành cho Doanh nghiệp của các NHTM hiện nay.