Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu 0986 phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 32)

Một trong các yếu tố khách quan có tầm ảnh hưởng quan trọng là môi trường. Môi trường ở đây được hiểu bao gồm ba yếu tố: môi trường chính trị - xã hội, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế.

Môi trường chính trị xã hội là nhân tố vĩ mô tác động tổng hợp đến mọi hoạt động kinh tế xã hội. Môi trường chính trị xã hội ổn định giúp cho mọi

hoạt động kinh tế diễn ra thuận lợi. Ngược lại, nếu một xã hội bất ổn thì chắc chắn ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, nền kinh tế phát triển kém lành mạnh. Hoạt động phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật chung ấy. Với một thể chế chính trị ổn định, các ngân hàng mới được tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động tín dụng của mình trong nhiều quan hệ kinh tế khác nhau khi hoạt động đầu tư và hoạt động thương mại gia tăng.

Bên cạnh môi trường chính trị xã hội, môi trường pháp lý cũng tác động không nhỏ đến bất cứ hoạt động kinh tế nào trong một quốc gia. Tuân thủ pháp luật là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả đối tượng trong đó có các ngân hàng và hoạt động ngân hàng. Hành lang pháp luật đầy đủ, đồng bộ thì ngân hàng mới có thể xây dựng những chiến lược kinh doanh hiệu quả bao gồm cả chiến lược kinh doanh phát triển hoạt động ngân hàng. Với mỗi quốc gia khác nhau, hệ thống văn bản pháp lý quy định hoạt động bảo lãnh có thể khác nhau nhưng bản chất hoạt động bảo lãnh là không thay đổi. Nhiệm vụ của các ngân hàng khi thực hiện các hoạt động tín dụng là tuân thủ pháp luật, giữ đúng bản chất và ý nghĩa kinh tế đúng đắn của hoạt động đó. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động tín dụng của ngân hàng gặp phải những khó khăn xuất phát từ các văn bản và các yêu cầu thực tế phát sinh cần được điều chỉnh. Vì vậy, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tín dụng đang ngày càng trở nên cần thiết.

Cuối cùng là sự tác động của môi trường kinh tế. Năm 2012 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, thị trường tài chính tiếp tục biến động mạnh do những ảnh hưởng kéo dài của khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, sức mua thị trường sụt giảm, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2012 thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP năm 2011 và mục tiêu Quốc hội đề ra, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản, chứng khoán trầm lắng, khả năng hấp thụ và luân chuyển vốn của nền kinh tế thấp,

việc tái cơ cấu nền kinh tế chậm, niềm tin vào môi trường kinh doanh suy giảm, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm, giá vàng diễn biến phức tạp, số doanh nghiệp bị thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, giải thể, đình đốn tăng cao. Trước tình hình đó, các NHTM đang đẩy mạnh tính hiệu quả của sản phẩm cung cấp trong đó đặc biệt đối với các sản phẩm tín dụng ngân hàng. Tập trung cải tiến, phát triển sản phẩm tín dụng mới theo hướng tăng cường tiện ích sản phẩm và nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro là điều các NHTM đang hướng tới.

Môi trường kinh tế thuận lợi có thể làm gia tăng các hoạt động thương mại từ đó làm gia tăng quy mô cũng như chất lượng của hoạt động tín dụng. Mặt khác, môi trường kinh tế biến động theo chiều hướng bất lợi sẽ làm giảm khả năng phát triển của hoạt động tín dụng.

Nhân tố khách quan thứ hai tác động đến hoạt động tín dụng là khách hàng. Khách hàng chính là chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động tín dụng của ngân hàng. Khách hàng bao gồm cá nhân và doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Hoạt động tín dụng chỉ có thể được thực hiện khi khách hàng có đủ điều kiện được vay vốn. Điều kiện được vay vốn ngân hàng chủ yếu xét trên góc độ năng lực tài chính và biện pháp đảm bảo cho khoản vay. Khách hàng có năng lực tài chính tốt cùng với những khoản đảm bảo chắc chắn cho ngân hàng sẽ góp phần tạo hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Sự đa dạng trong sản phẩm tín dụng xuất phát từ chính nhu cầu của khách hàng. Khách hàng luôn muốn có các sản phẩm tín dụng phù hợp với từng hoạt động giao dịch đồng thời có các yếu tố thuận lợi cho công việc kinh doanh của họ. Chính vì vậy, để cạnh tranh với các đối thủ khác, ngân hàng không những phải cung cấp được nhiều sản phẩm tín dụng mà còn phải thường xuyên hoàn thiện, cải tiến những sản phẩm đó theo nhu cầu của khách hàng và bản thân ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0986 phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w