DÀNH CHO DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
3.1. MỤC TIÊU ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN SẢNPHẨM PHẨM
TÍN DỤNG DÀNH CHO DOANH NGHIỆP CỦA AGRIBANK 3.1.1. Bối cảnh nền kinh tế và mục tiêu tăng trưởng của Agribank
Cùng với những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đất nước, thời gian qua hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng có những bước tiến đáng ghi nhận. Trong những năm tiếp theo khi nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì bên cạnh những cơ hội mở ra trước mắt chúng ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng sẽ gặp phải nhiều sự cạnh tranh gay gắt hơn, không chỉ giữa các ngân hàng trong nước mà cả những ngân hàng nước ngoài với trình độ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý cao hơn rất nhiều...
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam là một trong những NHTM lớn nhất, hoạt động của Agribank có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Là một bộ phận góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Agribank cùng với công nghệ và tri thức, với hành trang là bề dày truyền thống tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn hơn trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới.
Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa. Agribank phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể, đó là:
Tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn 70%-75%
Dư nợ trung và dài hạn/Tổng dư nợ <40%
Nợ xấu <3%
Đẩy mạnh huy động vốn từ nhiều nguồn. Tăng cường hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Tăng cường huy động vốn tại các đô thị, thành phố để bổ sung vốn cho nông thôn, đảm bảo các yêu cầu vốn phục vụ
“tam nông”. Thực hiện đầu tư có chọn lọc và có trình tự ưu tiên, tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ xấu để quay vòng vốn đáp ứng vốn cho ‘tam nông” và các chương trình trọng điểm của Chính phủ, đảm bảo tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Tổ chức đánh giá triển khai thực hiện chiến lược 10 năm (2001-2010), xây dựng chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020; xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu Agribank. Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa trên hệ thống IPCAS II để phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nâng cao thế cạnh tranh, trong đó chú trọng phát triển các sản phẩm thanh toán như thanh toán biên giới, chi trả kiều hối, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư giấy tờ có giá. Không ngừng hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo mô hình quản lý mới phù hợp với thông lệ quốc tế của ngân hàng hiện đại. Đặc biệt, chú trọng xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực mạnh về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của Agribank trong giai đoạn mới, đưa thương hiệu, văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng trong nước và vươn xa hơn trên thị trường khu vực và quốc tế, với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Thực hiện đề án cơ cấu lại Agribank giai đoạn 2011- 2015 và những năm tiếp theo. “Đề án cơ cấu lại được Agribank coi là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng trong hội nhập đồng thời đây cũng là giai đoạn để Agribank rà soát, củng cố lực lượng nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách để phát triển”.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng
❖ Mục tiêu:
và huy động vốn) làm nền tảng và là cơ sở trong sự phát triển của NHNo. Ket hợp giữa sản phẩm truyền thống và sản phẩm dịch vụ mới tạo bước đi vững chắc của ngân hàng hiện đại, coi đây là 2 cơ sở của sự phát triển, cụ thể: Đối với các sản phẩm dịch vụ truyền thống cần được hoàn thiện, đổi mới nâng cao chất lượng, bổ sung sản phẩm; Đối với SPDV phi truyền thống phải bổ sung SPDV mới có chất lượng, tiện ích cao, phù hợp với xu thế chung của một ngân hàng hiện đại.
Thay đổi nhận thức trong toàn hệ thống NHNo về sản phẩm tín dụng, xác định được tầm quan trọng của sản phẩm tín dụng trong hoạt động của ngân hàng hiện đại, đảm bảo được cạnh tranh và hội nhập.
Xây dựng và triển khai một hệ thống công nghệ thông tin có quy mô, tính hiện đại và khả năng xử lý của một ngân hàng lớn trong khu vực. Đối với thị trường trong nước, công nghệ thông tin của NHNo luôn là hệ thống hành đầu và góp phần duy trì nhiều lợi thế cạnh tranh tuyệt đôi (và năng lực cạnh tranh) trên nhiều phương diện.
Nâng cao sự khác biệt trong từng sản phẩm tín dụng theo hướng thu hút khách hàng bằng những lợi thế cạnh tranh khác biệt, bằng cách sử dụng lợi thế về công nghệ và mạng lưới để cung cấp những sản phẩm có tính khác biệt với chất lượng cao tạo lợi thế tuyệt đối trong cạnh tranh. Chất lượng, số lượng sản phẩm tín dụng vượt trội so với các ngân hàng trong nước, dẫn đầu về cung cấp và triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại.
❖ Định hướng về phát triển sản phẩm:
Phát triển các sản phẩm tín dụng mới theo dự án WB trên nền tảng công nghệ thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu của hội nhập.
Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hoá doanh nghiệp Agribank, từng bước đưa Agribank trở thành “Lựa chọn số 1” đối với khách hàng hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại, hợp tác xã tại các địa b àn nông nghiệp, nông thôn.
Tiếp tục mở rộng và tăng trưởng tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn; chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng, từng bước thu hẹp khối lượng tín dụng lĩnh vực phi sản xuất, giảm dư nợ các dự án liên quan đến đầu tư kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án khu công nghiệp có nhu cầu vốn lớn, thời hạn dài để tăng, mức đầu tư, mở rộng tín dụng tại khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay thu mua lương thực, cà phê, điều, thuỷ sản xuất khẩu...
Công khai các thủ tục cho vay đối với khách hàng một rõ ràng, minh bạch. Chủ động và ưu tiên về nguồn vốn để tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của Agribank. Thực hiện tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn vay bảo đảm an toàn,. Hiệu quả cho cả khách hàng và ngân hàng.
Đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách tín dụng, các sản phẩm dịch vụ của Agribank.
Tập trung đầu tư cho các dự án công nghệ thông tin và đẩy mạnh hoạt động tin học gắn với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ, tiện ích cung cấp kịp thời cho nền kinh tế, cho người dân.
Rà soát, sửa đổi,bổ sung, ban hành các cơ chế, quy chế về quản trị điều hành, quy trình nghiệp vụ phù hợp với quy định pháp luật, mô hình quản lý mới và thông lệ quốc tế.
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và chỉnh sửa sau thanh tra, chấn chỉnh, xử lý kịp thời các vụ việc và cán bộ có sai phạm, không ngừng nâng cao trách nhiệm , đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ Đảng viên, cán bộ công nhân viên, có ý thức bảo vệ và phát triển thương hiệu của Agribank
Muốn thực hiện được mục tiêu, định hướng đặt ra Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phải không ngừng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển các sản
phẩm ngân hàng ngày càng tốt hơn ... Một trong những vấn đề lớn đặt ra đối với hệ thống là đánh giá hoạt động các sản phẩm tín dụng hiện có và nghiên cứu phát triển các sản phẩm cho phù hợp với thực tế và nhu cầu xã hội.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM TÍN DỤNG DÀNH CHODOANH NGHIỆP DOANH NGHIỆP
3.2.1. Tăng cao tính chuyên nghiệp trong triển khai và phát triển SPDV
Xây dựng và ban hành nghiệp vụ sản phẩm: Xây dựng quy định chung thống nhất về nghiệp vụ nghiên cứu phát triển sản phẩm tín dụng trong toàn hệ thống từ khâu lựa chọn ý tưởng, thiết kế sản phẩm, thử nghiệm, tung SPDV ra thị trường...
Quản lý danh mục sản phẩm tín dụng theo mã SPDV: Xây dựng bộ mã sản phẩm dịch vụ chi tiết dựa theo các tiêu chí, đặc tính của sản phẩm tín dụng. Việc quản lý, đánh giá hiệu quả của sản phẩm tín dụng và quảng bá dựa trên bộ mã sản phẩm dịch vụ đã được xây dựng. Việc thiết kế sẽ căn cứ trên các tiêu chí, đặc tính của sản phẩm tín dụng hiện có, thay đoi những tiêu chí và đặc tính phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng để phát triển sản phẩm tín dụng mới.
Tổ chức đánh giá sản phẩm dịch vụ: Có đánh giá hiệu quả và mức độ hài lòng của khách hàng đối với từng sản phẩm tín dụng tránh tình trạng sản phẩm tín dụng ra đời nhưng hiệu quả đi đến đâu không có sự theo dõi đánh giá cụ thể. Thường xuyên đánh giá từng sản phẩm tín dụng để từ đó rút ra những mặt hạn chế của sản phẩm tín dụng để khắc phục và tăng tính hài lòng của khách hàng, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm tín dụng.
Trên cơ sở khai thác thế mạnh về màng lưới, công nghệ thông tin của Agribank, tiếp tục nghiên cứu, phát triển, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng và tiện ích đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Chú trọng phát triển các sản phẩm tín dụng dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm tín dụng Agribank trên thị trường. Phát
triển các gói sản phẩm tín dụng để thu hút khách hàng và bán được nhiều sản phẩm ngân hàng cho một khách hàng hoặc cho một nhóm khách hàng.
Nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có: thực hiện theo dõi, đánh giá, so sánh tiện ích sản phẩm; thường xuyên rà soát, đánh giá hệ thống, quy trình thực hiện sản phẩm và việc thực hiện cung ứng sản phẩm tín dụng tới khách hàng trên các kênh phân phối để đề xuất kịp thời biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng hiện có.
Phát triển và mở rộng các sản phẩm liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ khác, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, đưa ra các gói sản phẩm với những ưu đãi riêng để thu hút khách hàng và tăng khả năng bán sản phẩm.
Mở rộng kết nối với các khách hàng doanh nghiệp (hệ thống CMS), kết nối với các tổng công ty và các doanh nghiệp tại các địa phương để mở rộng cung cấp sản phẩm tín dụng cho các doanh nghiệp.
3.2.2. Giải pháp về tăng cường công tác quản trị điều hành, xây dựng kếhoạch phát triển sản phẩm tín dụng dành cho Doanh nghiệp. hoạch phát triển sản phẩm tín dụng dành cho Doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược và quản lý kế hoạch đảm bảo cho quá trình phát triển sản phẩm của Agirbank được thực hiện có hiệu quả nhất. Việc tăng cường phát triển sản phẩm tín dụng tại Agribank phải tập trung thành từng giai đoạn:
Sơ đồ 3.1: Chiến lược phát triển sản phẩm tín dụng dành cho Doanh nghiệp cho Agribank theo từng giai đoạn
3.2.1.1 Trong ngắn hạn
-Hoàn thiện các sản phẩm tín dụng hiện có
Hiện tại, hầu hết các sản phẩm tín dụng đặc thù của Agribank đang triển khai khá ổn định. Tuy nhiên, trong từng thời kỳ, để tăng khả năng cạnh tranh cũng như khả năng kiểm soát rủi ro đối với các sản phẩm, việc chỉnh sửa các quy định của sản phẩm là cần thiết.
+ Tiếp tục rà soát, chuẩn hóa sản phẩm tài trợ theo ngành nhằm vừa gia tăng hiệu quả vừa kiểm soát tốt rủi ro, ưu tiên các ngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp, thuỷ sản hoặc sản xuất sản phẩm tiêu dùng thiết yếu.
+ Tăng cường phát triển sản phẩm theo gói, gắn với nhu cầu cần đơn giản hóa thủ tục, gia tăng giá trị và sự thuận tiện cho khách hàng song vẫn đảm bảo yêu cầu quản trị rủi ro.
+ Tập trung phát triển sản phẩm tài trợ theo chuỗi và sản phẩm chuyên biệt theo nhóm khách hàng mục tiêu (khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng VIP đóng góp lớn vào thu nhập của Agribank), sản phẩm bảo hiểm - chứng khoán, ưu tiên các sản phẩm tín dụng hỗ trợ xuất khẩu.
-Xây dựng và quản lý kế hoạch phát triển sản phẩm của Agribank
• Đối với chi nhánh
- Xác định rõ việc triển khai sản phẩm tín dụng mới là nhiệm vụ của giám đốc chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Chủ tịch HĐQT về kết quả triển khai sản phẩm tín dụng tại đơn vị. - Xây dựng các giải pháp cụ thể trong việc điều hành kế hoạch tín dụng đã được phê duyệt, đảm bảo sự linh hoạt trong điều hành kế hoạch quý, năm, phù hợp từng thời vụ trong nông nghiệp, rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt cấp tín dụng đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Xử lý kịp thời những vấn đề vượt thẩm quyền của chi nhánh và những vướng mắc phát sinh. Rút ngắn thời gian phê duyệt cấp tín dụng đối với các
khoản vay đáp ứng đủ điều kiện theo qui định.
• Đối với Trụ sở chính
- Xây dựng các cơ chế phù hợp với các quy định hiện hành đồng thời khuyến khích được các chi nhánh phát triển sản phẩm tín dụng. Xây dựng cơ chế tài chính, cơ chế thi đua khen thưởng, cơ chế điều hành chung về sản phẩm tín dụng và các cơ chế khác để khuyến khích các chi nhánh trong việc phát triển sản phẩm tín dụng.
- Triển khai cẩm nang hệ thống nhận diện thương hiệu, các cẩm nang nghiệp vụ tín dụng nhất quán trong toàn hệ thống; Bổ sung, hoàn thiện cẩm nang
đã ban hành.
- Xây dựng kế hoạch phát triển sản phàm mới cùng danh mục sản phàm mới của năm sau, lấy ý kiến các Chi nhánh tổng hợp gửi Ban NCPT SP hàng