1.2.2.1. Chỉ tiêu hoạt động của các Tổ chức tín dụng trong việc chấp hành các quy định của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng
Việc chấp hành các quy định của NHNN trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng của các TCTD là rất quan trọng. Nó giúp cho các TCTD hoạt động an toàn hiệu quả. Khi tiến hành thanh tra TCTD, thanh tra ngân hàng sẽ xem xét đánh giá việc chấp hành các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu, tính thanh khoản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chỉ số hùn vốn mua cổ phần của các
25
TCTD, vốn pháp định tối thiểu, dư nợ cho vay của một khách hàng so với vốn tự có của các TCTD ... đảm bảo hoạt động của TCTD trong khuôn khổ của hệ thống pháp luật của Nhà nước, tránh sự đổ vỡ dây chuyền và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2.2. Chỉ tiêu về chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra
Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ thanh tra có một vị trí hết sức quan trọng đối với chất lượng thanh tra ngân hàng. Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, tập trung vào kỹ năng quản trị rủi ro, quản trị ngân hàng hiện đại, các kỹ năng bổ trợ như tổng hợp, phân tích, đánh giá là rất cần thiết. Cán bộ thanh tra phải chuyên sâu về từng lĩnh vực thanh tra, có khả năng phân tích, đánh giá một cách cụ thể, toàn diện để có thể đưa ra những kết luận đúng đắn và những kiến nghị chính xác. Ngoài ra, cán bộ thanh tra phải có đạo đức nghề nghiệp, đảm bảo công tâm trong việc thực thi nhiệm vụ được giao.
1.2.2.3. Chỉ tiêu về việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành thanh tra
Trước khi tiến hành thanh tra một TCTD đòi hỏi phải có kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt với nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời hạn thanh tra, điều kiện vật chất phục vụ hoạt động của đoàn thanh tra ... Trưởng đoàn thanh tra phải có sự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đoàn. Từng thành viên đoàn thanh tra xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được phân công. Căn cứ vào nội dung thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra, đoàn thanh tra xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết cho công tác thanh tra góp một phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng thanh tra.
1.2.2.4. Chỉ tiêu về tính chính xác trong việc đánh giá thực trạng hoạt động của Tổ chức tín dụng được thanh tra
26
Độ chính xác, đầy đủ trong nhận định, đánh giá và chỉ ra các rủi ro, vấn đề hoặc tồn tại, sai phạm cũng như tổng thể hoạt động của TCTD được thanh tra là rất quan trọng. Có như vậy thanh tra ngân hàng mới đưa ra được những kết luận chính xác về hoạt động của TCTD được thanh tra. Việc đánh giá thực trạng hoạt động của TCTD được thanh tra giúp thanh tra ngân hàng đưa ra được những kiến nghị đúng đắn giúp cho TCTD hoạt động có hiệu quả hơn.
1.2.2.5. Chỉ tiêu phát hiện được những sai phạm trọng yếu của TCTD và kiến nghị yêu cầu khắc phục chỉnh sửa
Chỉ tiêu này được thể hiện qua số lượng và chất lượng của các kiến nghị, xử lý mà Thanh tra đã yêu cầu TCTD thực hiện; việc phát hiện được những sai phạm tồn tại mang tính nghiêm trọng hoặc trọng yếu liên quan hoạt động của TCTD, ảnh hưởng đến rủi ro hoạt động của TCTD. Những sai phạm trọng yếu của TCTD khi được phát hiện, các TCTD đó sẽ bị xử lý theo quy định. Đây là một cảnh báo, giúp phòng ngừa và hạn chế những sai phạm trong hoạt động của các TCTD khác.
1.2.2.6. Chỉ tiêu về kết quả khắc phục, chỉnh sửa những tồn tại, sai phạm trong hoạt động của TCTD từ những kiến nghị do Thanh tra ngân hàng đưa ra
Những kiến nghị đối với những vấn đề liên quan đến những sai phạm trong hoạt động của TCTD được thanh tra phải xác đáng, trọng yếu và có tác dụng bổ sung, khắc phục các vi phạm trong quá trình thực hiện và hạn chế rủi ro trong hoạt động của TCTD. Các cơ quan chức năng tùy theo thẩm quyền có sự hỗ trợ với thanh tra ngân hàng để tiến hành xử lý các hành vi vi phạm một cách triệt để, nghiêm túc. Chất lượng cuộc thanh tra không tính bằng giá trị hiện vật thu được mà thể hiện qua những kết luận, kiến nghị quyết định xử lý và các giải pháp sửa chữa được đối tượng thanh tra nghiêm chỉnh chấp hành.
27
1.2.2.7. Chỉ tiêu về những kiến nghị của thanh tra ngân hàng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Từ những kết luận và kiến nghị của thanh tra ngân hàng, cơ quan quản lý các cấp có thể rút ra những vấn đề có liên quan để có biện pháp điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Những kiến nghị của thanh tra ngân hàng về cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng phải có chất lượng, có giá trị ứng dụng cao. Từ đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới đưa ra được biện pháp khắc phục có hiệu quả.