2.3.1.1. Việc triển khai hoạt động thanh tra, kiểm tra các TCTD
Thứ nhất, thanh tra giám sát chi nhánh luôn bám sát Kế hoạch thanh tra đã xây dựng cùng với sự chỉ đạo của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cũng như phối hợp với các NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố. Các cuộc thanh tra, kiểm tra đã được triển khai có trọng tâm, trọng điểm và kết thúc đúng kế hoạch đề ra; kiến nghị xử lý chặt chẽ, rõ ràng, có tính khả thi.
Thứ hai, thanh tra đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, vốn và thực trạng sở hữu TCTD; các quy định về góp vốn, mua cổ phần; việc chấp hành các quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD; phòng chống rửa tiền; thanh tra thực hiện nội dung phương án cơ cấu lại với đánh giá mức độ rủi ro, xử lý nợ xấu, chất lượng tín dụng và an toàn hoạt động của TCTD. Tập trung thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, tiêu cực, tham nhũng và sai phạm, đồng thời
58
chú trọng việc thực hiện có hiệu quả các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra, giám sát.
Thứ ba, xác định, đánh giá đúng, đủ mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan nội dung thanh tra; các rủi ro và nguy cơ rủi ro liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và dịch vụ.
Thứ tư, từ kết quả các hoạt động kinh doanh và dịch vụ phải đánh giá được chất lượng và năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành của TCTD; quy trình quản trị và kiểm soát rủi ro.
Thứ năm, triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; xem xét giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo hướng tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành Ngân hàng.
2.3.1.2. Việc phối hợp giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ
Hoạt động thanh tra được thực hiện trên cả hai phương thức là giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ. Kết quả giám sát đã cảnh báo các TCTD có diễn biến bất thường về nợ xấu, về khả năng thanh toán, các tỉ lệ an toàn ... và báo cáo với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc NHNN và gắn với công tác thanh tra tại chỗ.
2.3.1.3. Việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
Qua Thanh tra, giám sát đã phát hiện những sai phạm, tồn tại trong hoạt động nghiệp vụ của các TCTD, đã có nhiều kiến nghị với đối tượng
59
thanh tra để khắc phục, chấn chỉnh; xử lý kịp thời các sai phạm, nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động của các TCTD, chi nhánh TCTD trên địa bàn, đảm bảo cho các TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả; góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn.
2.3.1.4. Việc rà soát, chỉnh sửa, ban hành văn bản mới phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thanh tra
Qua Thanh tra, giám sát, chi nhánh đã kịp thời có những kiến nghị về cơ chế, chính sách phù hợp với sự phát triển của TCTD trên địa bàn; thường xuyên rà soát các văn bản quản lý kịp thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thực tế, trong thời kỳ đầu, khi cơ chế, chính sách hầu như chưa có hoặc chưa hoàn thiện, Thanh tra giám sát chi nhánh đã tham mưu, có những đề xuất cụ thể để hình thành cơ chế, chính sách quản lý đối với các TCTD. Trong thực tiễn công việc, các vấn đề phát sinh đều được Thanh tra giám sát chi nhánh ghi nhận để kịp thời báo cáo Giám đốc, qua đó kiến nghị Thống đốc NHNN để có định hướng chỉ đạo và có cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp.
2.3.1.5. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về thanh tra
Chi nhánh thường xuyên tăng cường các buổi tập huấn chuyên đề nhằm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thanh tra và nâng cao kỹ năng, phương pháp làm việc từ đó giúp cho cán bộ, công chức, thanh tra viên nâng cao trình độ chuyên môn, đủ bản lĩnh chính trị nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao.
60
2.3.1.6. Công tác tổ chức xây dựng lực lượngí xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh tra theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam
Luôn quan tâm đến việc xây dựng lực lượng thanh tra công tác bồi dưỡng cán bộ, thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ, nghiệp vụ về pháp luật thanh tra và hoạt động ngân hàng. Xây dựng cơ quan thanh tra trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh xây dựng văn hóa thanh tra, đạo đức nghề nghiệp thanh tra gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao chất lượng thực thi công vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.