3.4.5.1. Nâng cao năng lực quản trị, điều hành
Việc thay đổi phương thức điều hành ngân hàng theo hướng hiện đại nhằm phát huy vai trò của Hội đồng quản trị, tăng cường năng lực của ban điều hành là hết sức cần thiết. Các nhà quản trị, điều hành ngân hàng cần có một tầm nhìn chiến lược cho sự phát triển lâu dài và bền vững, có những giải pháp nhạy bén và linh hoạt khi xử lý những tình huống, áp dụng các nguyên tắc và thông lệ có hiệu quả về quản trị doanh nghiệp một cách triệt để.
Xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị trên cơ sở quản trị rủi ro để nâng cao an toàn hoạt động và định hướng phát triển. Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro (ban hành các quy định, quy trình quản lý rủi ro từ nhận diện, đo lường, đánh giá, quản lý), các TCTD phải tiếp cận và thực hiện theo các thông lệ quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại và thực hiện các biện pháp tăng vốn theo quy định của Chính phủ, tiến dần đến việc hình thành những ngân hàng ngang tầm khu vực và thế giới. Tiếp tục phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cùng với việc này là việc phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
96
3.4.5.2. Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ
Các TCTD cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức cho phù hợp với các chuẩn mực quản lý hiện đại đã được áp dụng phổ biến từ nhiều năm nay ở các nước, nhất là các quy định về cho vay, phân cấp và ủy quyền ...
Kiểm soát, kiểm toán nội bộ phải được quan tâm đặc biệt, phát triển đủ về số lượng và đạt chất lượng. Tăng cường hoạt động kiểm toán nội bộ, phát huy khả năng độc lập với Hội đồng quản trị ngân hàng. Tổ chức tốt hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ, thực hiện theo đúng chương trình và kế hoạch đề ra nhằm sớm phát hiện các sai phạm để kịp thời chỉnh sửa. Xử lý nghiêm túc sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra. Có báo cáo việc chỉnh sửa, khắc phục các vi phạm sau thanh tra, kiểm tra nhằm tạo thuận lợi cho các đoàn thanh tra, kiểm tra, tránh trường hợp kiểm tra trùng lắp.
3.4.5.3. Nâng cấp hệ thống thông tin, minh bạch số liệu báo cáo
Hệ thống thông tin báo cáo tài chính, kế toán và thông tin quản lý cần đạt chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Các TCTD cần thực hiện chế độ thông tin báo cáo đầy đủ, số liệu minh bạch, định kỳ theo đúng quy định của NHNN. Đây là nguồn thông tin quan trọng phục vụ hoạt động thanh tra giám sát.
3.4.5.4. Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho thanh tra, giám sát hoàn thành nhiệm vụ
Các TCTD cần xác định tư tưởng thanh tra, giám sát nhằm giúp đơn vị hoạt động phát triển kinh doanh một cách lành mạnh, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng; phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế rủi ro và xử lý những vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tăng cường pháp chế, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của TCTD. Trong quá trình thanh tra, các TCTD có trách nhiệm chấp hành quyết định thanh tra, các TCTD có trách nhiệm chấp hành quyết định thanh tra, cung cấp hồ sơ tài liệu
97
đầy đủ, liên quan theo yêu cầu của thanh tra ngân hàng, tạo điều kiện về phương tiện làm việc cho đoàn thanh tra, trao đổi cởi mở những vấn đề cần thiết phát sinh. Các TCTD phải nghiêm túc tiếp nhận và tiếp thu các kết luận, kiến nghị của đoàn thanh tra. Việc tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn thanh tra làm việc sẽ nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và tiết kiệm thời gian, chi phí cho thanh tra.
98
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thanh tra ngân hàng chính là một trong những công cụ quan trọng để tăng cường sự quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN chi nhánh Thanh Hóa đối với các TCTD trên địa bàn. Từ thực trạng hoạt động thanh tra và thông qua định hướng công tác thanh tra của NHNN chi nhánh Thanh Hóa, để Thanh tra giám sát chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cần có những giải pháp cụ thể nhằm đổi mới hoạt động thanh tra như: Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra trên cơ sở rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng; kết hợp có hiệu quả hai phương thức Giám sát từ xa và Thanh tra tại chỗ; coi giám sát từ xa là phương thức thanh tra giám sát chủ yếu để giúp cảnh báo sớm, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động ngân hàng; nâng cao chất lượng công tác theo dõi việc khắc phục, chỉnh sửa những kiến nghị qua thanh tra, kiểm tra.
Để thực hiện được những giải pháp này, cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho việc thực hiện phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro; hoàn thiện các điều kiện tiên quyết cho một hệ thống giám sát có
hiệu qủa; hoàn thiện và phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra đủ về chất lượng, trình độ và số lượng; tăng cường phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng trên địa bàn; nâng cao năng lực quản trị, điều hành, kiểm soát của các TCTD và xây dựng hệ thống báo cáo thống kê chính xác, minh bạch.
99
KẾT LUẬN
Tăng cường và hoàn thiện hoạt động thanh tra đối với các tổ chức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam luôn là một nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn và lành mạnh cho hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Cùng với xu hướng xây dựng hoạt động thanh tra các Tổ chức tín dụng theo hướng thanh tra dựa trên cơ sở rủi ro, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có những hành động tích cực nhằm đổi mới công tác thanh tra đối với các TCTD.
Trong luận văn, tác giả đã nêu ra những nội dung căn bản về cơ sở lý luận của hoạt động thanh tra ngân hàng, chi tiết quy trình tiến hành một cuộc thanh tra và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động thanh tra. Để làm rõ cơ sở lý luận, tác giả đã đưa ra thực trạng hoạt động thanh tra đối với các Tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa, chỉ ra những hạn chế và phân tích nguyên nhân của những hạn chế, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố then chốt là về phương pháp thanh tra khi phương pháp thanh tra tuân thủ truyền thống đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. Những thực trạng hiện hữu đặt yêu cầu phải đổi mới hoạt động thanh tra của NHNN chi nhánh Thanh Hóa, trong đó nhấn mạnh đến yêu cầu chuyển đổi phương pháp thanh tra từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro nhằm xác định một cách đầy đủ và chính xác những rủi ro mà TCTD đang gặp phải, từ đó có những biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo hoạt động của TCTD an toàn, hiệu quả. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các giải pháp khác nhằm đổi mới hoạt động thanh tra của NHNN chi nhánh Thanh Hóa như: kết hợp có hiệu quả hai phương thức giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, coi giám sát từ xa là phương thức thanh tra giám sát chủ yếu để giúp cảnh báo sớm, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động ngân hàng; đồng thời phải chú trọng công tác chỉnh sửa, khắc phục những kiến nghị qua thanh tra, kiểm tra.
100
Để thực hiện tốt được những giải pháp này, đòi hỏi việc hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro; hoàn thiện hệ thống giám sát; phát triển đội ngũ thanh tra đảm bảo về số lượng và chất lượng; phối hợp tốt với các đơn vị chức năng trên địa bàn phải được chú trọng. Ngoài ra, một điều kiện không thể thiếu đó là bản thân các TCTD cũng phải kiện toàn lại tổ chức bộ máy; nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ thanh tra, giám sát hoàn thành nhiệm vụ.
Trước sức ép của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, rủi ro trong hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng về loại hình và tinh vi về mức độ, hệ thống các tổ chức tín dụng sẽ phát triển theo hướng hiện đại, an toàn và trở thành huyết mạch của nền kinh tế nếu hoạt động thanh tra giám sát, mà đặc biệt là hoạt động thanh tra được đổi mới và hoàn thiện về quy trình và nâng cao về chất lượng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6/2010
2. Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 3. Luật Thanh tra số 56/2010 ngày 15/11/2010
4. Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành ngân hàng
5. Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành ngân hàng
6. Thông tư số 08/2017/TT-NHNN ngày 01/8/2017 quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng
7. Quyết định 290/2014/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), “Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro ”, Hà Nội
9. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa, “Báo cáo công tác thanh tra các năm ”
10. Nguyễn Văn Bình (2007), “Một số thách thức đối với hệ thống thanh
tra, giám sát ngân hàng trong tình hình mới”, Tạp chí ngân hàng, Hà Nội 11. Trương Văn Phước (2005), “Các mục tiêu của Ngân hàng trung ương trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Ngân hàng
12. Tô Ngọc Hưng (chủ biên) (2011), Hệ thống giám sát tài chính Việt Nam, NXB Tài chính
13. Tô Thị Ánh Dương (2004), “Những giải pháp để hệ thống NHTM Việt Nam tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá ngân hàng an toàn theo thỏa ước Basel ”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành
Các hoạt động rủi ro chủ yếu Tỷ trọng so với tổng tài sản Tỷ trọng so với vốn cổ phần
Loại rủi ro Nhận dạng, đo lường, giám sátvà kiểm soát hướngXu rủi ro Rủi ro tổng Tín dụng TTr TK TTh HĐ DT CL QTĐHBan QT/C S /TT/H M MIS KS/KTNB (1) (2) (3) ____________________(4)____________________ _____________ (6) (7) Cho vay____________ - Bât động sản thương mại________________ - Bât động sản thế châp bằng nhà cửa ...
Ban QTĐH Ban quản trị, điều hành TCTD TT
r Thị trường tiếngDT Danh QT/CS/TT/H
M Quy trình/chính sách/thủ tục/hạn mức
TK Thanh khoản CL Chiến lược
14.Nguyễn Đình Tự (2006), “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới Thanh tra Ngân hàng đáp ứng yêu cầu chủ động, minh bạch ”, Tạp chí ngân hàng
15.Phạm Thị Túy (2006), “Giải pháp phát triển hệ thống giám sát tài chính - ngân hàng hữu hiệu ”, Tạp chí ngân hàng
16.Nguyễn Văn Bình (2006), “Nguyên tắc và định hướng đổi mới hoạt động thanh tra đến 2010 và tầm nhìn 2020”, Tạp chí ngân hàng
17.Phạm Hà Phương (2013), “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng.
PHỤ LỤC
Mau ma trận rủi ro của một TCTD
MIS Hệ thống thông tin quản lý TT
h Tuân thủ
Hướng dẫn cách lâp ma trân:
Cột (1): Xác định và liệt kê các hạng mục Tài sản có, tài sản nợ và các khoản mục ngoại bảng quan trọng
Cột (2) (3): Tính tỷ lệ phần trăm của các hạng mục được xem xét qua việc tính tỷ lệ phần trăm của mỗi hạng mục so với tổng tài sản hay vốn hoặc cả tổng tài sản và vốn. Chỉ những hoạt động quan trọng hay trạng thái lớn mới được đưa vào ma trân.
Cột (4): Điềncác mức độ rủi ro C (cao), TB (trung bình), T (thấp) cho 07loại rủiro
Cột (5): Điềncác mức độ rủi ro T (tốt), Đ (đạt yêu cầu), Y (yếu) cho quy trình quản lý rủi ro của mỗi TCTD (Giám sát của ban QTĐH; QT/CS/TT/HM; MIS; KS/KTNB)
Cột (6): Điềncác mức độ Ta (tăng), G (giảm), O (ổn định) cho xu hướng rủi ro Cột (7): Điềncác mức độ rủi ro (C, TB hay T) cho rủi ro tổng hợp