NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA
Thứ nhất, đổi mới nội dung, phương pháp thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh Thanh Hóa phù hợp với thực tế hoạt động tại địa bàn. Phương thức hoạt động gắn chặt thanh tra tại chỗ với giám sát từ xa, trong đó giám sát phải là phương thức trọng yếu, bao gồm cả cảnh báo sớm và
72
cảnh báo xa, đặc biệt đề cao vai trò cảnh báo sớm rủi ro hệ thống để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn, đồng thời hỗ trợ thanh tra tại chỗ.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về an toàn trong hoạt động của TCTD. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các quy định, các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao tính an toàn trong hoạt động của các TCTD, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô như: Chỉ đạo TCTD nâng cao năng lực tài chính, quản trị điều hành, phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập; rà soát sửa đổi và ban hành một số quy định mới liên quan đến đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD theo hướng phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và tình hình thực tiễn Việt Nam; thực thi các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của các TCTD; củng cố, sắp xếp lại các TCTD phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động ngân hàng; tăng cường thanh tra, giám sát, đặc biệt là giám sát từ xa, phát hiện, cảnh báo sớm rủi ro trong hoạt động tiền tệ ngân hàng và xử lý kịp thời các sai phạm.
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NUỚC CHI NHÁNH THANH HÓA ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHÚC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊ A BÀN
3.3.1. Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra trên cơ sở rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng
Thanh tra tuân thủ chủ yếu phát hiện các vi phạm pháp luật thực tế đã xảy ra và tập trung xử lý các vi phạm mà chưa đánh giá được đầy đủ mức độ rủi ro. Thanh tra trên cơ sở rủi ro đánh giá tốt hơn về rủi ro thông qua việc tách bạch giữa mức độ rủi ro và hệ thống quản trị rủi ro; tập trung tốt hơn vào việc phát hiện sớm rủi ro mới xuất hiện tại từng TCTD cũng
73
như toàn hệ thống; Sử dụng nguồn lực hiệu quả thông qua việc tập trung vào các lĩnh vực rủi ro cao, thanh tra tại chỗ sẽ mất ít thời gian hơn tại TCTD. Do vậy cần kết hợp cả hai phương thức để nâng cao chất lượng công tác thanh tra.
Đặc thù hoạt động ngân hàng cho thấy, nguyên tắc phòng ngừa rủi ro và vi phạm cần được coi trọng hơn là chỉ tập trung vào xử lý rủi ro, vi phạm xảy ra. Công tác thanh tra, giám sát hiện tại chủ yếu nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng của tác TCTD (thanh tra tuân thủ). Tuy nhiên, phương pháp thanh tra tuân thủ không còn thích hợp để có thể đảm bảo mục tiêu hoạt động hiệu quả và an toàn của hệ thống ngân hàng. Bởi vì, phương pháp này không giúp các thanh tra viên đánh giá, đo lường và giảm thiểu rủi ro của các TCTD - mục đích chính của hoạt động thanh tra giám sát. Trong khi đó, yêu cầu của thanh tra, giám sát ngân hàng là phải đánh giá được tính đầy đủ và hiệu quả của hệ thống quản lý, đánh giá và đo lường các rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường ... của TCTD.
Phương pháp thanh tra tuân thủ sẽ không khuyến khích phát triển khả năng và kinh nghiệm của các thanh tra viên trong việc đánh giá, đo lường rủi ro, đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, phương pháp này sẽ làm cho các nguồn lực của hoạt động thanh tra giám sát không được phân bổ một cách hợp lý theo nguyên tắc tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực, TCTD bị đánh giá là có rủi ro cao đối với sự an toàn của hệ thống tài chinh trong bối cảnh các giao dịch ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phức tạp.
Vậy thanh tra trên cơ sở rủi ro là gì? Luận văn sẽ trình bày một cách khái quát những nội dung liên quan đến phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro.
74
a. Rủi ro
Trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro là khả năng mà các sự kiện, được dự đoán trước hay không dự đoán trước, có thể gây ra tác động bất lợi đối với vốn hay thu nhập của TCTD.
Chấp nhận và quản lý rủi ro là nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, các loại rủi ro chấp nhận được phải được TCTD tính đến trong chiến lược kinh doanh của mình và cần được hiểu thấu đáo, được đo lường, được kiểm soát và nằm trong phạm vi khả năng sẵn sàng ứng phó với những bất lợi có thể chấp nhận được của TCTD.
Bảy loại rủi ro mà ngân hàng thường gặp phải: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược, rủi ro tuân thủ.
b. Các yếu tố quản lý rủi ro
b1. Nhận dạng rủi ro:
Nhận dạng rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng có nghĩa là nhận biết và phân loại rủi ro, bản chất và đặc điểm của các hoạt động theo mức độ không chắc chắn có trong mỗi hoạt động.
Trước khi tiến hành quản lý rủi ro, rủi ro cần phải được nhận dạng. Nhiệm vụ này do HĐQT, ban điều hành, kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập thực hiện và trong một TCTD lớn, nhiệm vụ này được thực hiện bởi các bộ phận quản lý rủi ro.
b2. Đo lường và đánh giá rủi ro:
Rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng có nghĩa là xác định, đánh giá và lượng hóa các rủi ro đã được nhận dạng.
Các phương pháp đo lường rủi ro bao gồm đo lường giá trị danh nghĩa; tính theo phần trăm của tổng (vốn, tài sản có, tiền gửi ...), theo độ biến động; khả năng tổn thất, hoặc kết hợp các yếu tố này.
75
Đo lường và đánh giá rủi ro cho phép HĐQT thiết lập các chính sách đối với các hoạt động có rủi ro của TCTD, từ đó ban hành các quy trình quản lý rủi ro thống nhất trong toàn hệ thống TCTD.
b3. Giám sát và báo cáo rủi ro
Các rủi ro phải được đo lường, đánh giá và xem xét định kỳ để hiểu một cách thấu đáo về cách nhận biết rủi ro đang được sử dụng và để có được dự đoán tốt hơn về số tiền và hậu quả của các hoạt động và các trạng thái rủi ro trong tương lai.
Hệ thống thông tin quản lý bao gồm tất cả các báo cáo được lập và được TCTD sử dụng. Nhiệm vụ giám sát yêu cầu HĐQT và Ban điều hành phải xem xét hệ thống thông tin quản lý ở cấp tổng quát nhất để xác định xem các chính sách và chiến lược có được tuân thủ hay không?
b4. Kiểm soát và giảm thiểu rủi ro
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng được kiểm soát dựa trên việc sử dụng một cách thận trọng 03 yếu tố đầu tiên (nhận dạng rủi ro; đo lường và đánh giá rủi ro; giám sát và báo cáo rủi ro).
HĐQT và ban điều hành tiến hành từng bước để giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi có thể có của các loại rủi ro mà TCTD gặp phải. Việc này được tiến hành thông qua quan điểm chỉ đạo và xem xét định kỳ các chiến lược, chính sách, các giới hạn, các quy trình, thủ tục đã được thiết lập đầy đủ tại các cấp trong hệ thống tổ chức; sử dụng các chuyên gia khi cần thiết; Giám sát thường xuyên hệ thống thông tin quản lý và thực hiện một hệ thống kiểm soát nội bộ toàn diện.
Hệ thống kiểm soát nội bộ được ban điều hành thiết lập thông qua các quy trình hoạt động để đảm bảo các giao dịch được hạch toán đầy đủ, đảm bảo các giao dịch có rủi ro được xem xét thích hợp và đảm bảo chắc chắn rằng chính sách và chiến lược do HĐQT thiết lập được tôn trọng.
76
c. Quy trình quản lý rủi ro trong TCTD
Khi xem xét chất lượng quản lý rủi ro tại các TCTD như một phần của việc đánh giá chất lượng quản lý chung, thanh tra viên trước tiên nên quan tâm đến các phát hiện liên quan đến các quy trình sau đây của một hệ thống quản lý rủi ro lành mạnh:
c1) Có đầy đủ các chính sách, quy trình và các hạn mức;
c2) Có đầy đủ hệ thống đo lường, giám sát rủi ro và hệ thống thông tin quản lý;
c3) Thiết lập các thủ tục kiểm soát nội bộ; có bộ máy kiểm toán nội bộ độc lập với ban giám đốc và quy trình kiểm toán nội bộ hoàn chỉnh, hữu hiệu.
3.3.1.2. Quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro
a. Tổng quan
Thanh tra trên cơ sở rủi ro là việc đánh giá TCTD trên các mặt:
a1) mức độ và xu hướng của rủi ro;
a2) hiệu quả của quy trình quản lý rủi ro;
a3) khả năng tài chính (vốn) của TCTD để chống đỡ (đối mặt với) các rủi ro có thể xảy ra.
Việc đánh giá các yếu tố trên nhằm ưu tiên các mối quan tâm thanh tra và điều chỉnh các hoạt động thanh tra giám sát hướng vào các TCTD có rủi ro tổng thể lớn nhất trong toàn bộ hệ thống TCTD một cách kịp thời và hiệu quả. Ở mức độ từng TCTD, quy trình thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro cho phép các thanh tra viên hướng các hoạt động thanh tra tại chỗ vào các lĩnh vực có rủi ro lớn nhất trong mỗi TCTD.
Thanh tra trên cơ sở rủi ro dựa vào một chu trình liên tục các hoạt động báo cáo và trình bày, giám sát và truyền đạt thông tin và thanh tra khi cần thiết để hiểu các rủi ro và việc quản lý các rủi ro được thực hiện như thế nào. Thanh tra trên cơ sở rủi ro cho phép các TCTD tiếp nhận rủi ro
77
(thực hiện các hoạt động ngân hàng) chừng nào mà họ còn có khả năng quản lý rủi ro. Thanh tra trên cơ sở rủi ro đối xử với các TCTD theo những cách khác nhau, tùy thuộc vào khả năng quản lý loại rủi ro của TCTD.
b. Lợi ích
Khi được áp dụng đầy đủ, quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro sẽ làm giảm gánh nặng cho thanh tra viên và TCTD. Trọng tâm được đặt vào những lĩnh vực rủi ro cao và những bộ phận chức năng có quy trình quản lý rủi ro không tốt. Các thanh tra, giám sát viên thiết lập, quy trì mối liên hệ thường xuyên với nhân viên TCTD và được thông báo khi xuất hiện những rủi ro chứ không phải là sau khi những rủi ro này xảy ra.
HĐQT và ban điều hành TCTD có trách nhiệm thiết lập và duy trì hệ thống giám sát, chính sách và thủ tục, báo cáo và kiểm soát hiệu quả. Các quy trình dựa trên cơ sở rủi ro cho phép các thanh tra, giám sát viên linh hoạt trong việc dựa vào kết quả công tác của các cơ quan thẩm quyền khác trong quá trình hoàn thiện việc đánh giá của mình.
Ví dụ:
Khi các thanh tra viên xác định rằng chức năng kiểm toán nội bộ của TCTD hoạt động rất hiệu quả và có năng lực giám sát những lĩnh vực rủi ro nhất định, thanh tra viên có thể sử dụng những phát hiện của kiểm toán nội bộ thay vì kiểm tra lại lĩnh vực có rủi ro lần thứ hai (không cần thiết). Thay vào việc kiểm tra lại một lần nữa, thanh tra viên có thể tập trung vào công việc mà kiểm toán nội bộ đã làm và theo dõi những phát hiện của kiểm toán nội bộ. Nhờ lợi dụng công việc của kiểm toán nội bộ, thanh tra viên có thể củng cố vị thế của kiểm toán nội bộ trong nội bộ TCTD và đảm bảo rằng những phát hiện quan trọng sẽ nhận được sự quan tâm đúng mức.
c. Quy trình thanh tra trên cơ sở rủi ro Bước 1: Hiểu về Tổ chức tín dụng
Tài sản có Loại rủi ro Tín dụng Thị trường Thanh khoản Hoạt động Dan h tiếng Chiến lược Tuân thủ Lãi suất Giá Ngoại hối Xử lý tiền mặt (x) x x 78
Bước này xuất phát từ Nguyên tắc cơ bản 19 - Phương pháp giám sát
của ủy ban Basel “Một hệ thống giám sát ngân hàng hiệu quả đòi hỏi các giám sát viên phải phát triển và duy trì hiểu biết về hoạt động của từng ngân hàng cũng như các tập đoàn ngân hàng và toàn bộ hệ thống TCTD, tập trung vào sự an toàn, hiệu quả, ổn định của hệ thống TCTD”.
Người được giao nhiệm vụ lập bản Tình hình và chiến lược của TCTD phải hiểu và tóm lược các thông tin về quy mô, sở hữu, lãnh đạo, hoạt động kinh doanh và địa điểm kinh doanh, kết quả thanh tra trước đây và tình hình hiện tại.
Ngoài ra, người lập phải đánh giá các lĩnh vực có rủi ro lớn nhất của TCTD và đề xuất chiến lược thanh tra để tóm lược các vấn đề và lĩnh vực cần phải được thanh tra tại chỗ. Bằng cách tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro lớn, thanh tra viên có thể giám sát mỗi TCTD cũng như toàn hệ thống TCTD một cách hiệu quả hơn. Chiến lược thanh tra phải phản ánh tình hình tài chính của TCTD, thông tin về mặt mạnh, mặt yếu của TCTD, các lĩnh vực rủi ro chủ yếu dựa trên tình hình và kết quả hoạt động, các vấn đề cần lưu tâm của kiểm toán viên, lãnh đạo NHNN, giám sát từ xa hay của thanh tra viên.
- Lập ma trận rủi ro:
+ Các hoạt động có rủi ro chủ yếu: Bắt đầu bằng bảng cân đối quý gần nhất, thanh tra viên xác định các hạng mục tài sản có, tài sản nợ và các khoản mục ngoại bảng quan trọng. Liệt kê mỗi loại và điền số vào cột bên cạnh.
+ Khối lượng hay tỷ trọng (% so với tổng tài sản hay vốn): Tỷ trọng và số tiền của các hạng mục được xem xét qua việc tính tỷ lệ phần trăm của mỗi hạng mục so với tổng tài sản hay vốn hoặc cả tổng tài sản và vốn. Chỉ những hoạt động quan trọng hay trạng thái lớn mới được đưa vào ma trận.
79
Ví dụ ngưỡng là 5% vốn để làm tiêu chí cho số tiền được đưa vào ma trận, số tiền thấp hơn ngưỡng này không được đưa vào ma trận.
+ Lĩnh vực rủi ro cố hữu (cao, trung bình, thấp): Rủi ro cố hữu của mỗi loại tài sản có, tài sản nợ, hạng mục ngoại bảng được xem xét bởi loại rủi ro. Bảng dưới đây cung cấp danh mục tài sản có, tài sản nợ, các khoản mục ngoại bảng, dịch vụ khách hàng và các hoạt động quản lý thường thấy ở TCTD. Các mức độ cao, trung bình, thấp được sử dụng cho mỗi loại rủi ro. Những rủi ro đề cập đến trong bảng này chỉ mang tính chất gợi ý.
Ngân hàng đại lý x (x) x x x x Đầu tư - hàng hóa và danh
mục kinh doanh x x (x) x x x
Đầu tư - trái phiếu x x x (x) x x x x
Đầu tư - nắm giữ cổ phần
không kinh doanh x x (x) x x x x
Đầu tư - kinh doanh x x x (x) x x x x
Cho vay - Bán lẻ trong
nước (cả thẻ TD) x x x x x x
Cho vay bằng ngoại tệ (hoặc với điều khoản ngoại tệ)
x x x x x x x
Cho vay thương mại x x (x) x x x x
Cho vay tài trợ xuất nhập
khẩu x x (x) x x x x
Cho vay - chiết khấu x x (x) x x x x
Cho vay - hồ sơ x (x) x x x
Cho vay bất động sản
thương mại x x (x) x x x
Tài sản nợ và nguồn vốn
Nhận tiền gửi các loại x (x) x x x
Đi vay - các loại x x (x) x x x x x
Swaps và phái sinh x (x) x (x) x x x x x
Vốn Huy động vốn và triển khai___________________ (x) x x x x Hoạt động ngoại bảng Bảo lãnh x x (x) x x x Cam kết x x (x) x x x Hedging x x x (x) x x x x x Dịch vụ khách hàng khác__________________
Thanh toán/chuyển tiền x (x) x x x
Dịch vụ tủ an toàn________ x x Dịch vụ ngoại tệ_________ x x x Dịch vụ môi giới chứng khoán__________________ x (x) x x x x x Hoạt động quản lý khác Lập kế hoạch và chỉ tiêu x x x
Tuyển dụng/đào tạo/quản
lý hiệu quả lao động______ x x x x x x x
Quản lý TSN/TSC________ x x (x) x x x x
Vận chuyển tài liệu và
tiền____________________ x x
Sở hữu và bán tài sản thế
chấp___________________ x (x) x x x x x
Hoạt động thẻ ngân hàng
(không thanh toán)_______ x x x
Chuẩn bị đối phó với
trường hợp khẩn cấp______ x x x
Hoạt động hỗ trợ hệ thống