2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, kinh tế vĩ mô kém ổn định, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành Ngân hàng nói riêng gặp nhiều khó khăn do kinh tế suy thoái, lạm phát, thất nghiệp tăng, thị trường bất động sản trầm lắng ... dẫn đến hoạt động ngân hàng ngày càng phải đối mặt với những rủi ro phức tạp hơn.
Thứ hai, mật độ TCTD trên địa bàn cao nên có sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt bằng các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng; nhiều TCTD cố tình sử dụng các biện pháp tinh vi nhằm hợp thức hóa những vi phạm.
Thứ ba, nghiệp vụ Ngân hàng ngày càng đa dạng, phức tạp được thay đổi, cải tiến liên tục và được thực hiện trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Thứ tư, nhận thức của một số TCTD còn phiến diện, cho rằng thanh tra mang tính kiểm tra, xử phạt mà không hiểu rõ mục tiêu của hoạt động thanh tra là nắm bắt kịp thời, chính xác tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, để tìm ra được những bất cập của cơ chế. Từ đó, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các chính sách, cơ chế cho phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế, giúp các tổ chức tín dụng phòng ngừa, chấn chỉnh các sai phạm, bảo đảm uy tín, an toàn vốn, hoạt động lành mạnh nhằm mục tiêu kinh doanh hiệu quả.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hoạt động của các TCTD được điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật và các văn bản dưới luật. Các TCTD phát triển nhanh về số lượng và quy mô, đồng thời hội nhập quốc tế sâu rộng tuy nhiên hệ thống văn bản quy định của NHNN vẫn chưa thực sự hòa hợp được giữa các thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế tại Việt Nam, dẫn đến việc triển khai các quy định trong hoạt động ngân hàng vào thực tế gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc và các quy định khi đi vào thực tế chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung.
65
Thứ hai, việc thực hiện giám sát từ xa ở cấp độ chi nhánh TCTD bộc lộ nhiều hạn chế khi TCTD không hạch toán độc lập, việc khai thác số liệu báo cáo thống kê tại một số TCTD còn bị ách tắc khi chi nhánh không thể tự chiết xuất số liệu báo cáo được mà phải thông qua hội sở chính. Một số chỉ tiêu đánh giá an toàn hoạt động ngân hàng như các chỉ tiêu an toàn vốn, giới hạn tín dụng, ... không thể thu thập được ở cấp độ chi nhánh, dẫn đến quá trình giám sát từ xa không thể đánh giá một cách toàn diện hoạt động của TCTD.
Thứ ba, hoạt động giám sát từ xa không hỗ trợ nhiều cho thanh tra tại chỗ. Công tác giám sát từ xa mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp số liệu cho thanh tra tại chỗ đánh giá tình hình hoạt động khi cần thiết. Số liệu giám sát vẫn chưa kịp thời và đảm bảo được đúng vai trò dự báo trước tình hình và phát huy những nguy cơ trong hoạt động của các TCTD cho thanh tra tại chỗ.
Thứ tư, các cuộc thanh tra thường là thanh tra tổ chức và hoạt động, tức là thanh tra toàn diện mọi mặt của TCTD. Đặc điểm của các cuộc thanh tra này là nội dung thanh tra nhiều, trải đều trên mọi lĩnh vực; hơn nữa, nhân lực cho mỗi cuộc thanh tra thường từ 3-4 người, thời gian thanh tra ngắn nên thường khó phát hiện được sai phạm có tính chất phức tạp, tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của TCTD.
Thứ năm, về thể chế còn thiếu nhiều qui định mang tính chuyên môn sâu, như: Qui trình thanh tra chuyên ngành; Qui trình giám sát trên cơ sở rủi ro đối với các TCTD; Qui trình đánh giá các TCTD theo phương pháp CAMELS; ...
Thứ sáu, trong 5 năm gần đây đội ngũ cán bộ thanh tra được tăng cường, có trình độ cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ nhưng phần nhiều chưa có kinh nghiệm công tác thanh tra; năng lực và am hiểu thực tế còn nhiều hạn chế. Do đó, chất lượng công tác thanh tra chưa cao đồng thời, khối lượng công việc ngày càng lớn: Số lượng và mạng lưới
66
các TCTD ngày càng tăng cả về qui mô và loại hình; địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 27 huyện thị, thành phố trong đó có 11 huyện miền núi, địa hình phức tạp; trong khi đó biên chế công chức không tăng, cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc.
Thứ bảy, về điều kiện cơ sở vật chất, công nghệ: Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho công tác thanh tra, giám sát chưa theo kịp với tốc độ phát triển công nghệ thông tin. Hệ thống công nghệ tin học tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nội dung và hệ thống các chỉ tiêu giám sát, hệ thống các báo cáo bắt buộc phục vụ giám sát đối với các TCTD, chương trình giám sát đang trong quá trình hoàn thiện.
Thứ tám, các điều kiện để áp dụng phương pháp thanh tra trên cơ sở rủi ro như khung pháp lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực đáp ứng cho hoạt động thanh tra ... vẫn chưa được hoàn thiện, do đó, phương pháp thanh tra tuân thủ vẫn đang được sử dụng rộng rãi và bộc lộ nhiều hạn chế.
67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu mô hình và tổ chức của Thanh tra, giám sát chi nhánh; tình hình hoạt động của các TCTD, thực trạng hoạt động thanh tra giám sát của NHNN chi nhánh Thanh Hóa trong thời gian 05 năm, từ năm 2012-2016.
Cùng với sự phát triển không ngừng của các TCTD trên địa bàn tỉnh cả về số lượng, quy mô lẫn năng lực tài chính, nguồn vốn; vai trò của NHNN chi nhánh Thanh Hóa, trong đó đặc biệt là Thanh tra giám sát ngân hàng càng được nâng cao trong việc đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng; đảm bảo việc tuân thủ các chính sách, pháp luật; phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm; phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Việc nghiên cứu thực trạng công tác thanh tra, giám sát ngân hàng giúp chúng ta rút ra một số đánh giá về những kết quả, thành tựu quan trọng đạt được của thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh Thanh Hóa trong việc kiện toàn bộ máy và hoàn thiện cơ chế quản lý đối với hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, quan trọng hơn là nhận thức rõ những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng như tần suất thanh tra thấp, chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra chưa cao, hệ thống văn bản còn nhiều bất cập, phương pháp thanh tra chưa thật hữu hiệu... Do đó, vấn đề đặt ra là phải đề ra những giải pháp thực thi phù hợp để đổi mới công tác thanh tra đối với các TCTD của NHNN chi nhánh Thanh Hóa.
68
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH HÓA ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN