Về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu 1450 đối mới hoạt động thanh tra của NH nhà nước chi nhánh thanh hóa đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40)

Ngân hàng Nhà nước tạo mọi điều kiện cho Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng hoạt động có hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác thanh tra. NHNN đảm bảo mô hình tổ chức và cơ chế điều hành của thanh tra, giám sát ngân hàng có sự phù hợp, tránh chồng chéo và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả. Về bản chất, thanh tra ngân hàng không có sự khác biệt với thanh tra các bộ, ngành khác vì đều cùng chịu sự điều chỉnh của Luật Thanh tra; sự quy định, chính sách pháp luật như thanh tra hành chính. Sự khác biệt căn bản là thanh tra ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng nhà nước. Hiện nay Thanh tra giám sát ngân hàng được thiết lập tại NHTW và tại các NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố. Tại NHTW, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng chịu sự quản lý trực tiếp của Thống đốc NHNN và chịu sự quản lý của Chánh Thanh tra NHTW. Còn Thanh tra giám sát ngân hàng tại NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố thì chịu sự quản lý của Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố và chịu sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra NHNN chi nhánh. Vì vậy, cần có

30

sự chỉ đạo hợp lý đối với hoạt động của Thanh tra NHNN để có sự thống nhất trong hoạt động quản lý và điều hành. Việc phân cấp cho thanh tra giám sát ngân hàng cần phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả, cần thiết.

Ngoài ra, NHNN là cơ quan chủ quản, đóng vai trò quan trọng trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, là cơ sở, khung pháp lý để tiến hành hoạt động thanh tra. Đồng thời, NHNN cũng xây dựng kế hoạch thanh tra, giám sát hàng năm để Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng và Thanh tra giám sát chi nhánh thực hiện.

1.3.3. về cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin

Điều kiện về cơ sở hạ tầng và hệ thống công nghệ thông tin cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ công tác thanh tra giám sát ngân hàng. Ví dụ như việc đổi mới hệ thống kế toán ngân hàng cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD ứng dụng công nghệ quản trị ngân hàng hiện đại và tạo rào chắn chống lại sự lạm dụng và gian lận là hết sức cần thiết. Việc đáp ứng đầy đủ yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ hiện đại như hệ thống mạng thông tin liên lạc, truyền dữ liệu từ NHTW tới NHNN chi nhánh hay từ NHNN tới các TCTD sẽ giúp hoạt động thanh tra được diễn ra thuận lợi với thông tin được cập nhật một cách đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời.

1.3.4. về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đối với chất lượng công tác thanh tra, giám sát ngân hàng. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thanh tra ngân hàng, việc phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ là hết sức cần thiết.

31

1.3.5. về phía các Tổ chức tín dụng

Quan hệ giữa thanh tra, giám sát ngân hàng và các TCTD có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thanh tra. Sự cộng tác của các TCTD với thanh tra, giám sát ngân hàng là yếu tố then chốt giúp công tác thanh tra được thực hiện một cách nhanh chóng, thuận lợi và đạt chất lượng cao. Trong quá trình thanh tra, các TCTD có trách nhiệm chấp hành quyết định thanh tra, cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan theo yêu cầu của thanh tra ngân hàng, tạo điều kiện về phương tiện làm việc cho đoàn thanh tra, trao đổi những vấn đề cần thiết phát sinh ... Các TCTD phải nghiêm túc tiếp nhận và tiếp thu các kết luận, kiến nghị của đoàn thanh tra. Nếu có vướng mắc thì TCTD và thanh tra cần trao đổi thẳng thắn và có văn bản phản hồi kịp thời về những vấn đề chưa thống nhất theo thẩm quyền đến cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.

Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thanh tra, giám sát chính là tổ chức kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD. Thông qua cơ chế phối hợp, thanh tra, giám sát ngân hàng có thể sử dụng kết quả và kiến nghị mà kiểm soát, kiểm toán nội bộ của TCTD cung cấp. Từ đó thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ gián tiếp chấn chỉnh, giám sát hoạt động của TCTD đó. Năng lực quản trị, chất lượng của hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ làm tốt chức năng của mình sẽ góp phần không nhỏ vào sự phát triển an toàn, lành mạnh, ổn định của TCTD vì mục tiêu này cũng giống với mục tiêu của thanh tra, giám sát ngân hàng.

1.3.6. về cơ chế phối hợp với các cơ quan có liên quan

Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các Cơ quan thanh tra, giám sát của nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau sẽ giúp nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát. Các cơ quan thanh tra, giám sát cần tăng cường trao đổi thông tin và phối hợp với nhau trong việc triển khai giám sát hợp nhất.

32

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động của thanh tra, giám sát ngân hàng có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình chấn chỉnh, củng cố và cơ cấu lại hệ thống các TCTD; cảnh báo, ngăn ngừa, hạn chế những sai phạm, đảm bảo hoạt động của hệ thống các TCTD và hệ thống tài chính được an toàn, lành mạnh và hiệu quả.

Trong giai đoạn hội nhập toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, việc đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra đối với các TCTD là hết sức cần thiết. Nội dung chương 1 cũng đã cung cấp những nội dung cơ bản về thanh tra ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh tra ngân hàng.

Dựa trên cơ sở lý luận trên, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác thanh tra ngân hàng hiện nay tại NHNN chi nhánh Thanh Hóa; chỉ ra những khó khăn, hạn chế; tìm ra những nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp đổi mới hoạt động thanh tra của NHNN chi nhánh Thanh Hóa đối với các TCTD trên địa bàn, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD.

33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNH THANH HÓA ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC

TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CHI NHÁNHTHANH HÓA VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THANH HÓA VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

2.1.1. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa

Cách đây 66 năm, ngày 06/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam, của công cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp nói chung và của nền tiền tệ - tín dụng nước nhà nói riêng. Tại Thanh Hóa, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, ngày 17/7/1951, tại thôn Phú Liễm, xã Thọ Thế, huyện Thọ Xuân (nay thuộc huyện Triệu Sơn), Chi nhánh Ngân hàng Quốc gia tỉnh Thanh Hóa (NH Thanh Hóa) được thành lập.

Trong giai đoạn lịch sử này, NH Thanh Hóa chỉ có 42 cán bộ, nhưng đã nhanh chóng ổn định tổ chức, bước ngay vào thực hiện nhiệm vụ ngân hàng tại một tỉnh lớn trong vùng tự do. NH Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh công tác cho vay phục vụ sản xuất, thu mua nắm nguồn hàng, quản lý và điều hòa lưu thông, giảm thấp mức bội chi tiền mặt, ổn định giá cả, đời sống nhân dân; phối hợp với cơ quan tài chính và chính quyền các cấp thực hiện việc thu thuế nông nghiệp bằng tiền ở nông thôn và phát hành công trái quốc gia tại địa phương.

34

Đặc biệt từ sau Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đến nay, hệ thống ngân hàng được đổi mới căn bản và toàn diện từ ngân hàng một cấp vừa quản lý vừa kinh doanh thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và là Ngân hàng Trung ương (cấp quản lý Nhà nước); hệ thống các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng (cấp kinh doanh). Trong thời gian này, NH Thanh Hóa vẫn đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là: Tích cực mở rộng hoạt động tín dụng dài hạn và vốn lưu động, cải tiến phương thức cho vay, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu vốn cho các tổ chức kinh tế để khai thác tiềm năng của tỉnh.

Sau 30 năm đổi mới mô hình tổ chức, ngành ngân hàng Thanh Hóa đã không ngừng hoàn thiện, mở rộng mạng lưới hoạt động trên cơ sở tăng cường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Mạng lưới ngân hàng ngày càng phát triển, các chi nhánh, phòng giao dịch phủ kín trong toàn tỉnh, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Với 28 chi nhánh tổ chức tín dụng, 02 tổ chức tài chính vi mô, 01 chi nhánh công ty kiều hối và 67 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, ngành ngân hàng Thanh Hóa đã tạo ra bức tranh mới của thị trường tiền tệ ở địa phương với hoạt động kinh doanh mở rộng hơn theo hướng đa dạng, trên cơ sở hạch toán kinh doanh và hành lang pháp lý ngày càng được hoàn thiện.

Chi nhánh NHNN tỉnh đã bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đi đôi với việc triển khai kịp thời, đồng bộ các chủ trương, chính sách về điều hành tiền tệ của Chính phủ và NHNN Việt Nam, phù hợp với điều kiện từng thời kỳ, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tích cực thúc đẩy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

35

NHNN chi nhánh Thanh Hóa là đơn vị phụ thuộc của NHNN Việt Nam, chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung, thống nhất của Thống đốc NHNN, có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc. Chi nhánh Thanh Hóa là đơn vị hạch toán kế toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.

NHNN chi nhánh Thanh Hóa có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể như sau:

- Tổ chức phổ biến, chỉ đạo, triển khai thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của NHNN về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các ngân hàng, TCTD phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

- Tổng hợp, thống kê, nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế trên địa bàn để tham mưu cho Thống đốc và chịu trách nhiệm triển khai chỉ đạo của Thống đốc trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Thực hiện nhiệm vụ cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng của các TCTD và tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc và quy định của pháp luật.

- Giám sát, chỉ đạo việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, kiểm soát đặc biệt, giải thể đối với các TCTD.

- Tổ chức, thực hiện công tác thanh thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các TCTD, hoạt động ngân hàng của các tổ chức, cá nhân.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và câc dịch vụ ngân hàng trung ương khác cho các TCTD và kho bạc nhà nước.

36

- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về ngoại hối, thực hiện nghiệp vụ tái cấp vốn và cho vay thanh toán đối với các TCTD.

- Thực hiện các nghiệp vụ và biện pháp quản lý nhà nước về tiền tệ, kho quỹ, bảo đảm an toàn về tài sản, tiền và các giấy tờ có giá bảo quản tại chi nhánh và khi giao nhận theo quy định của NHNN và của pháp luật.

- Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương; trả lời kiến nghị của các cơ quan báo chí.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của NHNN và của pháp luật, thực hiện các nhiệm vụ khác do Thống đốc giao.

2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy, tổ chức

Qua quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự Chi nhánh liên tục thay đổi theo xu hướng tăng trưởng gắn liền với chức năng, nhiệm vụ được giao ngày càng tăng đáp ứng yêu cầu công tác, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cụ thể:

Biên chế chi nhánh hiện nay là 65 cán bộ, gồm: 01 Giám đốc, 03 Phó giám đốc (01 Phó Giám đốc kiêm Chánh Thanh tra) và 05 phòng ban (Phòng Thanh tra, giám sát; Phòng Kế toán, thanh toán; Phòng Tiền tệ, kho quỹ; Phòng Hành chính nhân sự; Phòng Tổng hợp và kiểm soát nội bộ). Nhìn chung, bộ máy cơ cấu tổ chức của chi nhánh tương đối hợp lý, không chồng chéo, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được phân công rõ ràng, cụ thể, phù hợp với hoạt động của chi nhánh.

2.1.2. Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thanh Hóa

2.1.2.1. Tình hình nhân sự

Tính đến 31/12/2016, tổng số cán bộ, công chức Thanh tra Giám sát được biên chế là 23 người. Trong đó 01 Phó giám đốc kiêm Chánh thanh tra,

37

03 Phó Chánh thanh tra và 19 cán bộ thanh tra. về giới tính: Nam là 09 người, nữ là 14 người. Trình độ thạc sĩ 04 người, trình độ đại học 19 người; Thanh tra viên chính 03 người, Thanh tra viên 08 người, Chuyên viên chính là 01 người, còn lại là chuyên viên.

2.1.2.2. Phân công nhiệm vụ

Phó giám đốc kiêm Chánh thanh tra: Quản lý, điều hành chung mọi hoạt động của Thanh tra giám sát Chi nhánh theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ được Giám đốc giao.

Còn lại được phân thành 03 tổ, mỗi tổ do 01 Phó Chánh thanh tra phụ trách, gồm:

a. Tổ Giám sát, công tác khiếu tố, phòng, chống tham nhũng.

Nhiệm vụ chung và thường xuyên là thực hiện công tác giám sát phân tích; công tác khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng và tội phạm; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống rửa tiền; phòng, chống tài trợ, khủng bố.

b. Tổ thanh tra, giám sát và quản lý Chi nhánh các TCTD, gồm Ngân hàng Thương mại, NHCSXH, NHPT, Phòng giao dịch Công ty Kiều hối Đông Á.

c. Tổ thanh tra, giám sát và quản lý các TCTD Hợp tác gồm Chi nhánh NH Hợp tác xã, các QTDND và Tổ chức tài chính vi mô; công tác thông tin báo cáo.

việc phân công lực lượng thanh tra, giám sát thành 03 tổ công tác nêu trên nhằm từng bước chuyên môn hóa hoạt động thanh tra, giám sát theo tính chất công việc và theo đối tượng quản lý.

Tuy nhiên, việc tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm tra trực tiếp được căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng Đoàn mà lựa chọn các cán bộ tham gia cho

38

phù hợp nhằm đạt được hiệu quả công tác cao nhất, đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát toàn diện.

2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra, giám sát Chi nhánh

Một phần của tài liệu 1450 đối mới hoạt động thanh tra của NH nhà nước chi nhánh thanh hóa đối với các tổ chức tín dụng trên địa bàn luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w