ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu 0913 nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM TNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 79)

Năm 2016 vừa qua, có rất nhiều sự kiện nổi bật đã diễn ra, nổi trội trong số đó là sự kiện Tổng thống Mỹ Donal Trump không thông qua việc gia nhập TPP. Truớc đó, với việc sẽ gia nhập vào TPP Việt Nam kỳ vọng đẩy mạnh tăng truởng xuất khẩu và thay đổi cơ cấu thị truờng xuất nhập khẩu theo huớng cân bằng hơn. Theo tính toán, TPP s ẽ giúp cho GDP Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025; xuất khẩu s ẽ tăng thêm đuợc 68 tỷ USD vào năm 2025. Tham gia vào TPP s ẽ tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị truờng, cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng truởng; Thu hút đuợc dòng FDI với giá trị lớn hơn và công nghệ cao hơn. Do đó, biến cố TPP không đuợc thông qua khiến cho nhiều nguời lo ngại s ẽ tác động không tốt đến kinh tế Việt Nam trong đó có nghành Ngân hàng. Việc này đòi hỏi các Ngân hàng phải có sự tính toán trong hoạt động sao cho vừa đảm bảo an toàn, vừa tăng truởng tốt và Ngân hàng TM TNHH Một thành viên Dầu khí toàn cầu nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng cũng cần phải đề ra phuơng huớng hoạt động cho mình sao cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế.

Mặc dù việc tham gia TPP bị gián đoạn tuy nhiên truớc đó Việt Nam đã gia nhập WTO và nghành Ngân hàng nói chung có cơ hội tiếp cận thị truờng tài chính quốc tế đã phát triển ở mức cao hơn. Đây là cơ hội để học tập và nâng cao trình độ quản trị, phát triển các loại hình dịch vụ và kỹ năng kinh doanh mới mà các ngân hàng trong nuớc chua có hoặc có ít kinh nghiệm như kinh doanh, ngoại hối, dịch vụ ngân hàng điện tử, quản lý quỹ...Mặt khác

nhờ hội nhập quốc tế, ngân hàng trong nước s ẽ tiếp cận thị trường tài chính quốc tế một cách dễ dàng, hiệu quả về huy động vốn và sử dụng vốn s ẽ tăng lên. Các ngân hàng s ẽ phản ứng, điều chỉnh và hoạt động một cách linh hoạt hơn theo tín hiệu thị trường trong nước và quốc tế nhằm tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

Năm 2016 cũng được chọn là năm “ Quốc gia khởi nghiệp”, “Khởi nghiệp” đã trở thành từ khoá của năm 2016. Theo đó, thông điệp, mục tiêu về một quốc gia khởi nghiệp đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh từ những phiên họp đầu tiên kể từ khi Chính phủ mới được kiện toàn hồi tháng 5 năm 2016. Theo đó, trong năm 2016, Nhà nước cam kết hỗ trợ mạnh mẽ các startup. Chính phủ đã và đang đưa ra nhiều nhóm giải pháp cụ thể để tạo dựng môi trường thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và thành công. Các chính sách, thể chế đang được hoàn thiện để startup có thể tiếp cận nguồn tín dụng, có môi trường kinh doanh thuận lợi. Điều này s ẽ tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại có thể sử dụng được nguồn vốn huy động hiệu quả hơn, giúp cho các Ngân hàng có thể tối đa hóa được lợi nhuận nhiều hơn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ngân hàng huy động vốn không những đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư của mình mà còn là trung gian cung cấp vốn cho nền kinh tế. Khả năng huy động vốn của mỗi ngân hàng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng trong đó quan trọng nhất là chính sách, chiến lược huy động của ngân hàng. Chính sách của ngân hàng phải phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Từ chính sách, chiến lược các ngân hàng xây dựng kế hoạch, định hướng huy động cho từng năm tài chính.

Trước những thách thức và cơ hội đó, Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí toàn cầu nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng đã lựa chọn mục tiêu hoạt động kinh doanh cho những năm tiếp theo là : Ổn định, tập trung

mọi nguồn lực để vượt qua khó khăn, thử thách, giải quyết được nợ xấu còn tồn đọng, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu Ngân hàng và chuẩn bị cho sự tăng trưởng. Để làm được việc đó thì bên cạnh việc thảo luận đưa ra các giải pháp tăng cường kiểm soát, hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng TM TNHH Dầu khí toàn cầu và cụ thể là Chi nhánh Thăng Long đã và đang nỗ lực không ngừng để cải tổ, năng lực quản trị, tiếp tục chú trọng vào việc đào tạo chuyên môn, rèn luyện đội ngũ nhân viên ngày càng chuyên nghiệp để có thể cạnh tranh được với các Ngân hàng thương mại khác, xây dựng Chi nhánh Thăng Long hướng tới sự tăng trưởng bền vững, lành mạnh. Theo kế hoạch đến năm 2020, Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Thăng Long đã đặt mục tiêu phấn đấu tới năm 2020 s ẽ hoàn thành tương đối các chỉ tiêu cụ thể như sau:

+ Tổng nguồn vốn huy động bình quân đạt 3.000 tỷ đồng + Dư nợ cho vay đạt 550 tỷ đồng

+ Nợ quá hạn dưới 5%

+ Thu từ dịch vụ đạt 1.000 triệu đồng

+ Phát hành thẻ ATM, dịch vụ ngân hàng điện tử đạt và vượt chỉ tiêu được giao

+ Lợi nhuận hạch toán đạt 27 tỷ

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại thì huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng, đây là cơ sở để ngân hàng tối đa hoá giá trị tài sản của mình và hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Chính vì vậy trong thời gian qua Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí toàn cầu - Chi nhánh Thăng Long vẫn liên tục đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn để nâng cao được hiệu quả huy động vốn. Để công việc huy động vốn được thực hiện tốt thì Ban lãnh đạo của Chi nhánh Thăng Long đã đề ra những nhiệm vụ và phương hướng hoạt động như sau:

- Đẩy mạnh công tác huy động vốn, khai thác được tiềm năng vốn từ nền kinh tế, đoàn thể xã hội, đơn vị sự nghiệp có thu, các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn để có thể tiếp cận được nguồn vốn huy động giá rẻ, bớt được gánh nặng về chi phí, giải quyết vấn đề bất hợp lý về tỷ trọng VNĐ và ngoại tệ nhằm xây dựng cơ cấu vốn có lợi cho hoạt động cho vay và đầu tư. Đồng thời duy trì ổn định khách hàng gửi tiền truyền thống, thu hút được thêm nhiều khách hàng có tiềm năng mới.

- Ban lãnh đạo của Chi nhánh Thăng Long luôn theo dõi sát biến động của thị trường, luôn tìm tòi và nghiên cứu các phương thức hoạt động kinh doanh nhằm tích cực đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn nhằm giữ vững và phát triển nguồn vốn huy động và chủ động điều hành nguồn vốn linh hoạt, có biện pháp cụ thể cơ cấu lại kỳ hạn, tăng cường khai thác nguồn vốn từ các tổ chức có thu, đẩy mạnh tăng trưởng nguồn vốn từ dân cư, phấn đấu hạ thấp chi phí vốn so với năm trước, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cho vay và đầu tư và các sản phẩm dịch vụ

- Vận dụng chính sách lãi suất và chính sách khách hàng hợp lý, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, để thu hút ngày càng nhiều hơn các khách hàng có nhu cầu gửi tiền khác nhau, tạo sự thuận tiện và tâm lý yên tâm cho người gửi tiền.

- Đổi mới phong cách giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết công việc nhanh chóng để thu hút khách hàng gửi tiết kiệm cũng như các khách hàng sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Quan tâm và thực hiện tốt chính sách đối với khách hàng có nguồn tiền gửi lớn và ổn định, có những chương trình chăm sóc khách hàng chu đáo hơn để tạo được sự tin yêu, ủng hộ từ phía khách hàng, đồng thời nắm chắc tình hình kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn, nhu cầu về sản phẩm dịch vụ, lãi suất, các loại chi phí để thực hiện chính sách khách hàng nhằm giữ vững nguồn và huy động vốn kịp thời.

- Hướng tới phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, tiếp tục hiện đại hoá công nghệ ngân hàng nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, đặc biệt là công tác phát hành thẻ ATM, Visa/Master card và các dịch vụ khác nhằm hướng khách hàng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao tỷ trọng về dịch vụ, nâng cao uy tín với khách góp phần tạo lập nguồn vốn ổn định.

- Mở rộng địa bàn huy động, đa dạng hoá đối tượng huy động, tăng cường công tác tiếp thị khuyến mại, thiết lập quan hệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng và huy động vốn. Chủ động nắm bắt tình hình kinh doanh, kế hoạch sử dụng vốn và nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ, lãi suất, phí dịch vụ... của khách hàng để thực hiện chính sách tiếp thị, khuyến mại linh hoạt, phù hợp và hấp dẫn khách hàng gửi tiền, ổn định và tăng cường huy động vốn.

- Gắn chiến lược tạo nguồn vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể thống nhất, đồng bộ nhịp nhàng, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn. Đẩy mạnh công tác cho vay để có thể phát huy được hiệu quả sử dụng vốn, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả nhất.

- Bên cạnh việc tập trung phát triển công tác huy động vốn và cho vay thì ngay từ khi được Ngân hàng nhà nước mua lại 0 đồng, nhiệm vụ tối quan trọng được Ngân hàng nhà nước giao cho Ngân hàng TM TNHH Một thành viên Dầu khí toàn cầu nói chung và Chi nhánh Thăng Long nói riêng là phải nhanh chóng thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi. Nhiệm vụ này đòi hỏi Ban lãnh đạo Chi nhánh cũng như toàn thể cán bộ nhân viên phải nỗ lực không ngừng để có thể vừa phát triển được dư nợ cho vay vừa thu hồi được các khoản nợ xấu, giảm tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng đúng với tiêu chí mà Ngân hàng nhà nước mong muốn.

Mặc dù các định hướng trên luôn bám sát chiến lược kinh doanh của ngân hàng nhưng để chúng thành hiện thực, cần phải áp dụng đồng bộ các giải pháp. Có như vậy thì hiệu quả của các định hướng trên mới có thể phát huy được và tính ứng dụng.

Một phần của tài liệu 0913 nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM TNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w