Tác động của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 0920 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 31)

1.2 RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN

1.2.5 Tác động của rủi ro tín dụng

RRTD luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả

nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia,

thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.

1.2.5.1 Đối với Ngân hàng thương mại

Giảm lợi nhuận

Khi RRTD xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó đòi, sự ứ đọng vốn dẫn đến

giảm vòng quay vốn ngân hàng. Mặt khác, nó cũng làm phát sinh tăng các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ. Trong khi các khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất

nợ quá hạn không được bao nhiêu, vì đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, một trong những biện pháp xử lý của ngân hàng, thực tế ngân hàng rất khó có thể thu hồi đầy đủ chúng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lãi cũng như không chuyển được thành tiền cho người khác vay và thu lãi. Kết quả là lợi nhuận

20

Giảm khả năng thanh toán

Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối đồng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi,

cho vay, đầu tư mới, ...) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho

vay, ...) tại các thời điểm trong tương lai. Khi các hợp đồng vay không được thanh

toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền. Ngân hàng

vẫn phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản tiền gửi tiết kiệm nhưng lại không thu được tiền từ những hợp đồng cho vay. Nếu ngân hàng không đi vay hoặc

bán các tài sản của mình thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu, gặp phải

vấn đề lớn trong rủi ro thanh khoản.

Giảm uy tín

Tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần, hay những thông tin về RRTD của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường

tài chính sẽ bị giảm sút, đây là cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh giành giật lấy thị trường và khách hàng.

Phá sản ngân hàng

Khi ngân hàng liên tục mất khả năng chi trả, sẽ có khả năng khách hàng không tin tưởng và ồ ạt đến rút tiền. Nếu không chuẩn bị trước các phương án dự phòng, không đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu rút vốn quá lớn và Ngân hàng Trung ương không can thiệp kịp thời thì sẽ nhanh chóng mất khả năng thanh toán,

dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng.

1.2.5.2 Đối với hệ thống ngân hàng

Hoạt động của một ngân hàng trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống

ngân hàng và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng thanh toán

21

các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và Chính

phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình

trạng mất khả năng thanh toán.

1.2.5.3 Đối với khách hàng

Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khi để phát sinh nợ quá hạn với lãi suất tối đa lên tới 150% lãi suất trong hạn thì chi

phí của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Nguy cơ không đủ khả năng trả nợ ngân hàng là

điều không tránh khỏi, dẫn đến việc phát mại tài sản thế chấp, đôi khi dẫn đến tình

trạng phá sản của khách hàng.

1.2.5.4 Đối với nền kinh tế

Khi ngân hàng gặp khó khăn thì việc cung cấp vốn cho doanh nghiệp sẽ bị hạn chế, tốc độ luân chuyển vốn chậm gây ngừng trệ các hoạt động kinh tế khác. Do một lượng vốn lớn nằm tồn đọng trong các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn, ngân

hàng không đủ vốn để cấp tín dụng cho các dự án khả thi khác. Trong khi đó, khoản

tín dụng đã cấp là hoạt động không có hiệu quả mà ngân hàng lại không kiểm soát

nổi, kết quả là sản xuất bị đình đốn, nền kinh tế chậm phát triển, rơi vào trạng thái

lũng đoạn.

Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và bơm

tiền cho nền kinh tế, ngân hàng được coi như là “mạch máu của nền kinh tế”, vì vậy

RRTD có thể gây nên những hậu quả rất lớn đối với nền kinh tế như là: gây nên sự

phá sản một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất

ổn định và ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn ...

Quy

D.N siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

22

RRTD làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng - tài chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó. Đặc biệt như hiện này, khi nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới một cách sâu rộng, đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng. Nhiều NHTM trong nước đã thuê các tổ chức nước ngoài như Moody’s, S&P để xếp hạng tín nhiệm. Nếu RRTD ở mức nghiêm trọng, điểm tín nhiệm của các NHTM sẽ bị đánh tụt hạng, từ đó làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của cả hệ thống ngân hàng - tài chính trong “mắt” của các tổ chức tài chính quốc tế cũng như các quốc gia khác.

Tóm lại, RRTD của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay.

Một phần của tài liệu 0920 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w