Bài học kinh nghiệm về phương pháp quản trị rủi ro của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0920 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59)

1.4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1.4.1 Bài học kinh nghiệm về phương pháp quản trị rủi ro của Ngân hàng

thương mại đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước.

1.4.1.1 Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc

Để có thể đẩy mạnh phát triển nền kinh tế công nghiệp hóa, hệ thống tài chính ngân hàng Hàn Quốc cho đến nay bao gồm: Ngân hàng trung ương, các ngân

hàng thương mại, ngân hàng chuyên doanh và năm 1905 luật ngân hàng Hàn Quốc

đã có hiệu lực.

Ở Hàn Quốc các NHTM cũng gặp khó khăn trong cho vay và quản trị rủi ro

đối với các DNNVV. Những vấn đề khó khăn chính mà các NHTM của Hàn Quốc

phải đối mặt khi cho vay đối với DNNVV là: Đặc thù món vay có dư nợ thấp, số lượng khách hàng nhiều, phân bổ rộng khắp và các DN luôn trong tình trạng thiếu

vốn, các kỹ năng về tài chính, thông tin còn rất nhiều hạn chế... Chính vì vậy việc tài trợ vốn cho các DNNVV luôn phải đối mặt với 3 vấn đề lớn, đó là: Chi phí quản

lý khoản vay lớn, chi phí huy động vốn cao và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để giải quyết các vấn đề trên, các NHTM của Hàn Quốc đã thực hiện một số giải pháp chính sau:

Thứ nhất, để giảm chi phí huy động vốn các ngân hàng cần tăng cường đầu tư cho hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình, thiết lập các hoạt động liên quan

đến chuyển nhượng quyền thương mại, quản lý chặt các dòng tiền của DNNVV. Thứ hai, để giảm thiểu các chi phí quản lý, các NHTM cần tăng cường đầu tư

vào công nghệ thông tin, đặc biệt là việc tự phát triển hệ thống công nghệ thông tin

sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và nâng cao hiệu quả quản lý hơn.

Thứ ba, để giảm thiểu được rủi ro trong việc cho vay đối với các DNNVV thì

48

mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng theo qui mô, theo ngành, theo lịch sử phát

triển của DNNVV...). Bên cạnh đó ngân hàng cũng phải duy trì được đủ cán bộ tín

dụng có năng lực, có trình độ thẩm định, việc thẩm định phải được tiến hành độc lập và có hiệu quả. Đồng thời theo các chuyên gia, cho vay đối với DNNVV thì bắt

buộc phải có tài sản bảo đảm, các ngân hàng Hàn Quốc không đặt ra tỷ lệ cho vay không có bảo đảm đối với DNNVV.

1.4.1.2 Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan

Ở Thái Lan, ngân hàng ra đời từ năm 1942, hệ thống ngân hàng của Thái Lan

bao gồm: Ngân hàng trung ương Thái Lan, ngân hàng thương mại, ngân hàng chuyên doanh, tổ chức tài chính. Sau 20 năm luật ngân hàng Thái Lan được thông qua và đã được sửa đổi nhiều lần.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, SCB (Siam Commercial Bank) là

ngân hàng lớn thứ 3 của Thái Lan về qui mô tổng tài sản có tỷ lệ nợ xấu khoảng 20%, trong đó 70% nợ xấu là của các DNNVV. Trong các chương trình cải tổ, thì chương trình quản trị RRTD và quản lý nợ xấu theo tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng một cách triệt để và nhanh chóng. Theo đó, một chính sách tín dụng và văn hóa tín dụng đã được ban hành và ở đó Ban lãnh đạo cao cấp và người điều hành đưa ra chính sách tín dụng chung cho tất cả các chi nhánh trong hệ thống. Trách nhiệm được phân định rõ ràng cho từng cấp trong quyết định cấp tín dụng và RRTD

được quản trị theo danh mục trong đó có công tác phân tích, dự báo ngành nghề sản

phẩm luôn được cập nhật thường xuyên sau mỗi tháng. Theo SCB, đối với các DNNVV dòng tiền trong kinh doanh là quan trọng nhất, tài sản thế chấp không phải

là điều kiện đủ để quyết định cho vay (do trước đây SCB từng bị tâm lý ỷ lại vào tài

sản thế chấp và dẫn đến rủi ro trong trước tình trạng bong bóng BĐS bị vỡ năm 1997). Thêm vào đó tất cả các DNNVV muốn quan hệ tín dụng với SCB đều được

49

yêu cầu kiểm toán báo cáo tài chính trước thời điểm xin vay (cho dù báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán).

1.4.2. Một số bài học rút ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong quản lý rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa

- Từ chính sách tín dụng đối với DNNVV của một số nước, đặc biệt là các bài học kinh nghiệm, các giải pháp mà một số nước đã áp dụng để vượt qua giai đoạn khủng hoảng, có thể tổng hợp một số bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt

Nam:

Thứ nhất, muốn kiểm soát tốt RRTD đối với DNNVV thì hệ thống Ngân hàng của Việt Nam bao gồm cả NHNN và các NHTM cần làm tốt việc hiện đại hóa

công nghệ ngân hàng để thu thập và thường xuyên cập nhật thông tin để tạo ra cơ sở

dữ liệu thông tin đa dạng giúp ích cho việc khai thác các thông tin về DNNVV được dễ dàng (do số lượng các DNNVV là rất lớn. Đồng thời, bản thân các NHTM

cần xây dựng được hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng hiện đại, theo chuẩn quốc tế để phân loại khách hàng một cách chính xác nhất.

Thứ hai, xây dựng chính sách tín dụng đồng bộ được ban hành thống nhất từ

trên xuống dưới.

Thứ ba, tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao chất lượng thẩm

định khách hàng, cũng như chất lượng quản lý khách hàng. Đặc biệt là việc phòng

ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng phải được từng cán bộ làm công tác tín dụng ý

thức được đây là công việc thường xuyên, xuyên suốt trong quá trình làm việc nhằm sớm phát hiện rủi ro từ đó giúp cho các NHTM giảm thiểu các thiệt hại trong

quá trình cho vay DNNVV.

Tóm lại, với các lý thuyết cơ bản đã nêu ở Chương I giúp chúng ta hiểu được một cách khái quát về RRTD, các đặc điểm, ưu điểm và hạn chế của

50

DNNVV và quản lý RRTD đối với các DNNVV, đồng thời nêu ra kinh nghiệm quản lý RRTD đối với các DNNVV của một số nước trên thế giới để từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

Những nội dung trên là những nội dung chủ yếu của Chương 1 nhằm xây dựng và đưa ra cơ sở lý luận thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn.

51

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DUNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG

2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương

Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ra đời theo Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của HĐBT. Cùng ra đời với toàn hệ thống, chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hải Hưng được thành lập theo

quyết định số 57/NH-QĐ ngày 1/7/1988 và đã phát triển qua các thời kỳ như sau: * Thời kỳ thứ nhất.

Từ năm 1988 đến 1990 với tên gọi là Chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông

nghiệp tỉnh Hải Hưng.

Chi nhánh ngân hàng phát triển Nông nghiệp tỉnh: được tổ chức thành 9 phòng chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ chủ yếu phòng tín dụng nông nghiệp và một

số cán bộ từ phòng khác thuộc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh chuyển sang. Toàn tỉnh có 10 chi nhánh Ngân hàng phát triển nông nghiệp huyện và 10 phòng giao dịch.

Tổng số cán bộ Ngân hàng phát triển nông nghiệp toàn tỉnh 1339 người. Trong đó ở chi nhánh Ngân hàng tỉnh có 104 người, ở các chi nhánh ngân hàng huyện có 1235 người.

Giai đoạn đầu khi mới thành lập, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Hải Hưng có nhiều khó khăn nhất so với các ngân hàng thương mại quốc doanh trong

52

tỉnh: thiếu vốn nhất, đông người nhất, chi phí kinh doanh cao nhất, dư nợ thấp nhất,

nợ quá hạn nhiều nhất, tổn thất rủi ro cao nhất, cơ sở vật chất lạc hậu nhất, trình độ

nghiệp vụ non kém nhất, tín nhiệm với khách hàng thấp nhất. Song với tinh thần phấn khởi và tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng, của ngành, toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Hưng đã nỗ lực phấn đấu khắc phục dần các khó khăn và tồn tại, tích cực xử lý nợ quá hạn và lãi treo, bước đầu đã

xây dựng được hệ thống Ngân hàng riêng biệt từ tỉnh đến các huyện, tạo ra một tiền

đề quan trọng cho những giai đoạn tiếp theo. * Thời kỳ thứ hai.

Từ 1991 đến 1996, Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Hải Hưng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Hải Hưng. Thực hiện sự chỉ đạo của Ngân hàng

nông nghiệp Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Hải Hưng đã bố trí sắp

xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn về số lượng, mạnh về chất lượng mở rộng màng lưới tiếp cận với thị trường, thuận lợi cho khách hàng, nhanh nhạy trong kinh

doanh.

+ Về mô hình tổ chức (thời điểm 31/12/1996).

- Ở Hội sở chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh được bố trí thành 7 phòng

biên chế, có 102 người (trong đó có 13 giám định viên thường xuyên làm việc trực

tiếp hàng ngày ở 13 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện):

- Ở huyện: có 13 chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện và 28 chi nhánh

ngân hàng loại IV, trực thuộc ngân hàng nông nghiệp huyện.

- Tổng số cán bộ được biên chế trong NHNo toàn tỉnh là 727 người. * Thời kỳ thứ ba.

Từ 1997-2003, sau 29 năm hợp nhất, cuối năm 1996 tại kỳ họp thứ 10 Quốc

hội khoá IX có nghị quyết chia tách tỉnh Hải Hưng thành tỉnh Hải Dương và Hưng

53

Yên. Lúc này Chi nhánh Hải Dương được thành lập với tên gọi là chi nhánh Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương theo quyết định số 595/QĐ-NHNO-02 ngày 16/12/1996 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

Hội sở Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh có 9 phòng với 67 người, có hai chi nhánh Ngân hàng cấp III. Tổng số cán bộ NHNo trong toàn tỉnh là 457 người.

* Thời kỳ từ năm 2003 đến nay

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đã không ngừng

phát triển về cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn cho các cán bộ và mở rộng và tăng cao các dịch vụ, chất lượng phục vụ khách hàng. Đến 01/02/2008 theo

quyết định 1377 của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Hải Dương đã phân

bố lại khâu tổ chức bộ máy cho tinh gọn và phù hợp với thời kỳ hội nhập của nhà nước ta với tổ chức thương mại quốc tế WTO.

2.1.2 Mô hình tổ chức

Ban lãnh đạo của NHNN&PTNT tỉnh Hải Dương gồm có một Giám đốc và

ba Phó giám đốc phụ trách ba mảng công việc khác nhau. Bộ máy tổ chức hành chính của chi nhánh được bố trí thành 8 phòng ban: Phòng tín dụng; Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ; Phòng hành chính nhân sự; Phòng kinh doanh ngoại hối; Phòng kế toán và ngân quỹ; Phòng kế hoạch nguồn vốn; Phòng dịch vụ và Marketing; Phòng điện toán.

Hiện tại NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương có 12 chi nhánh huyện, thành phố gồm các chi nhánh: huyện Kim Thành, Kinh Môn, Nam Sách, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Bình Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện và chi nhánh Thành

phố, chi nhánh Thanh Bình (Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chí Linh mới tách lên

54

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Hải Dương

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong sự phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là trong giai đoạn 2010-2012, khi nền kinh tế trải qua một giai đoạn khủng hoảng lớn mà cho đến nay vẫn chưa phục hồi được. Khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng bị suy giảm nghiêm trọng, trong những thời điểm như thế này thì vai trò của công tác huy động vốn lại càng trở lên quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nhiều biện pháp huy động vốn đã được các NHTM đưa ra đối với người gửi tiền như: các hình thức khuyến mại, tặng

quà, tiết kiệm dự thưởng, đặc biệt là tình hình cố tình vượt trần lãi suất theo qui định của NHNN diễn ra một cách phổ biến. Đối với địa bàn tỉnh Hải Dương, là một

ST T Chỉ tiêu về huy động vốn Thực hiện năm 2010

Thực hiện năm 2011 Thực hiện năm 2012 Tổng số Tăng, giảm so

với 2010

Tổng số Tăng, giảm so với ________2011________ +,

- % +, - %

55

tỉnh có nền kinh tế tương đối phát triển nhưng qui mô ở mức vừa phải, có tới trên 20 hệ thống NHTM lớn nhỏ và hệ thống Quĩ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn nên tình hình cạnh tranh huy động vốn diễn ra hết sức quyết liệt. Trong bối cảnh đó, chính nhờ chính sách hướng đến thị trường nông nghiệp nông thôn với các Agribank Chi nhánh loại 3 hoạt động trên địa bàn huyện (các NHNo huyện) đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân nên nguồn vốn của Agribank Hải Dương trong các năm qua luôn đạt các con số ấn tượng, chỉ có Hội sở và 2 Chi nhánh loại 3 hoạt động trên địa bàn thành phố Hải Dương do vấp phải sự cạnh tranh lớn nên việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn hơn. Kết quả huy động vốn của Agribank Hải Dương từ năm 2010 đến 2012 cụ thể như sau:

Nhìn vào “Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Agribank Hải Dương” ở dưới có thể thấy rằng, nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2010-2012 của Agribank Hải Dương đã có sự tăng trưởng hết sức ấn tượng, năm 2011 tăng trưởng 15% so với năm 2010 từ 4.089,5 tỷ đồng tăng lên thành 4.692 tỷ đồng, tăng

602,5 tỷ đồng so với năm trước và đặc biệt là năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng nguồn vốn của Agribank Hải Dương còn ấn tượng hơn rất nhiều so với năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng là 150%, số tuyệt đối tăng 2.354 tỷ đồng, tăng gấp xấp xỉ 4 lần so với mức tăng trưởng của năm 2011, đưa nguồn vốn của toàn chi nhánh đạt 7.046 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2012. Kết quả huy động ấn tượng đó giúp cho Agribank Hải Dương trở thành Ngân hàng có thị phần nguồn vốn huy động lớn nhất trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Chính sự tăng trưởng nguồn vốn như trên đã giúp cho việc kinh doanh của Agribank Hải Dương ít phụ thuộc vào trụ sở chính và chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình hơn, nếu như năm 2010, 2011, Agribank Hải Dương phải sử dụng trên 1.000 tỷ vốn vay từ trụ sở chính để cấp tín dụng thì đến năm 2012 con số này chỉ còn trên 100 tỷ.

56

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Agribank Hải Dương

I Phân theo đối tượng huy động____________ 4,089. 50 4,692. 00 602 .5 15% 7,046.0 0 2,354. 00 50 %

1 Tiề gửi dân cư 3,431.8

0 4,254.0 0 822.2 24% 6,240.7 0 1,986. 70 47 %

2 Tiền gửi của TCKT 654.8

0 434.0 0 -220.8 -34% 805.3 0 371.3 0 86 % Trong đó: + Tiền gửi KBNN 140. 20 74.5 0 -65.7 -47% 79.90 5.40 7% + Tiền gửi BHXH 42. 80 84. 30 41.5 97% 346. 60 262.3 0 311%

3 Tiền gửi của TCTDvà TC khác__________ 0 2.9 0 4.0 1.1 38% - (4.00) -100%

II Phân theo kỳ hạn 4,089. 50 4,692. 00 602 .5 15% 7,046.0 0 2,354. 00 50 % 1 Nguồn vốn có kỳ hạn 510.8 0 462.7 0 -48.1 -9% 879.9 0 417.2 0 90 % 2 Nguồn vốn có kỳ hạn <12 tháng___________ 2,653.9 0 3,691.2 0 1037.3 39% 5,584.5 0 1,893. 30 51 % 3 Nguồn vốn có kỳ hạn>= 12 tháng__________ 0 924.8 0 538.1 -386.7 -42% 0 581.6 43.50 8% II

I Phân theo loại tiền tệ

4,089. 50 4,692. 00 602 .5 15% 7,046.0 0 2,354. 00 50 % 1 Nguồn vốn nội tệ 3,391.7 0 4,093.8 0 702.1 21%

Một phần của tài liệu 0920 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w