Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0920 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 59)

1.3 QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ

1.3.3 Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.3.3.1 Xây dựng chiến lược quản lý rủi ro tín dụng

Chiến lược quản lý RRTD của ngân hàng bao gồm các quan điểm, mục đích và mục tiêu cơ bản, giải pháp nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực của NHTM nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong việc kiểm soát RRTD của ngân hàng. Việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro của ngân hàng phụ thuộc vào từng thời kỳ nhất định, điều kiện bên trong và bên ngoài của ngân hàng, dựa trên một số căn cứ sau:

* Căn cứ vào môi trường hoạt động của ngân hàng

Môi trường hoạt động của Ngân hàng bao gồm: tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng, tính chất lĩnh vực mà ngân hàng cấp tín dụng, khả năng của các đối thủ cạnh tranh của ngân hàng và các quy định của cơ quan quản lý Nhà nước.

30

* Căn cứ vào chính sách tín dụng của bản thân ngân hàng

Một trong những biện pháp quan trọng để các khoản tín dụng ngân hàng đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý và đảm bảo an toàn là việc hình thành một: “Chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả''” cung cấp cho cán bộ tín dụng và nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư. Những yếu tố quan trọng nhất thường cấu thành trong chính sách tín dụng của một ngân hàng là:

+ Các đối tượng có thể vay vốn

+ Mục đích của danh mục tín dụng ngân hàng xét theo các tiêu chí như: loại tín dụng, kỳ hạn, độ lớn tín dụng, chất lượng tín dụng, ...

+ Phân hạng thẩm quyền cho vay đối với từng cán bộ tín dụng và hội đồng tín dụng.

+ Phân cấp chịu trách nhiệm trong nội bộ ngân hàng và báo cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng.

+ Các sản phẩm tín dụng khác nhau do ngân hàng cung cấp. + Nguồn vốn dùng để tài trợ cho các hoạt động tín dụng.

+ Danh mục hồ sơ vay vốn và phương thức quản lý danh mục cho vay.

+ Quy định chính sách và quy trình ấn định mức lãi suất tín dụng, mức phí và các điều kiện hoàn trả nợ vay.

+ Quy định những tiêu chuẩn chất lượng áp dụng chung cho các khoản vay. + Quy định giới hạn tín dụng tối đa, nghĩa là quy định về tỷ lệ tổng dư nợ, tổng tài sản lớn nhất được phép.

+ Các phương án ưu tiên trong việc phát hiện, phân tích và xử lý tín dụng có vấn đề.

31

+ Chiến lược quản lý RRTD phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng.

+ Ngân hàng cần có bộ phận quản lý RRTD riêng, hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác, đảm bảo tính trung thực trong việc nhìn nhận và phát hiện các rủi ro tiềm ẩn ngân hàng gặp phải.

+ Thực hiện phân cấp phân quyền hợp lý, giải quyết mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích và trách nhiệm.

+ Quản lý RRTD được đặt trong mối tương quan với các rủi ro khác.

+ Nguyên tắc cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu về: chi phí quản trị RRTD phải thấp hơn thu nhập mang lại từ việc thực hiện nó.

1.3.3.2. Đánh giá và đo lường Rủi ro tín dụng

* Đánh giá RRTD

Mức độ RRTD cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của mục đích vay vốn cũng như hoạt động của người vay vốn.

Các yếu tố khách quan

Các yếu tố khách quan thường là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát về triển vọng của dự án cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành công cao thì RRTD thấp và ngược lại. Các yếu tố này bao gồm:

+ Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ...

+ Môi trường pháp lý: Luật bảo hiểm, luật lao động, luật cạnh tranh ... là những điều khoản cần được quan tâm khi đánh giá một dự án.

+ Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến sự án đang ở giai đoạn phát triển thì dự án có nhiều khả năng thành công. Ngược lại; nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy thoái và có nhiều công ty trong ngành làm ăn thua lỗ thì khả năng thành công của dự án là thấp.

32

Các yếu tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan có thể được hiểu là tính tin cậy của doanh nghiệp đi vay hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Nhân tố này được phân tích chủ yếu dựa vào các dữ liệu kế toán của doanh nghiệp.

+ Hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp: kết quả kinh doanh hàng quý và hàng năm của doanh nghiệp.

+ Các khoản tín dụng hiện tại và lịch sử của các khoản tín dụng quá khứ của doanh nghiệp: Nếu hiện tại doanh nghiệp đang có các khoản vay khác và có các khoản vay tín dụng quá hạn chưa được thanh toán hay doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng đã được thanh toán nhưng thường quá hạn phải chi trả... thì tính tin cậy của doanh nghiệp là thấp, và việc cho doanh nghiệp vay tín dụng sẽ có rủi ro cao.

+ Khả năng tài chính của doanh nghiệp: được căn cứ dựa vào vốn tự có, các khoản cho vay, tài sản thế chấp, người bảo lãnh ... Các ngân hàng có thể đánh giá mức RRTD trên cơ sở xác định tỷ lệ tổng vốn cần vay của doanh nghiệp/vốn tự có của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này là cao thì RRTD cao và ngược lại.

+ Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến RRTD. Dù doanh nghiệp có tình trạng kinh tế tốt nhưng nếu tính thanh khoản hay khả năng huy động tiền mặt không cao thì doanh nghiệp có nhiều khả năng phải thanh toán nợ quá hạn quy định. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có RRTD cao.

Mô hình phân tích đánh giá RRTD

Các nhà phân tích ngân hàng đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá RRTD. Bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định lượng và định tính, còn được gọi là phương pháp chất lượng hay phương pháp chủ quan của RRTD. Ngoài ra, các mô hình này không phản biện lại nhau, chúng có thể bổ trợ lẫn nhau, nên một ngân hàng có thể áp dụng nhiều mô hình để phân tích, đánh giá mức độ RRTD.

33

Là mô hình truyền thống dựa vào đánh giá chủ quan của người cho vay đối với từng khoản vay cụ thể, căn cứ vào việc trả lời một số câu hỏi để đưa ra quyết định có cấp tín dụng không ? Một kiểu mô hình định tính thường dùng là mô hình

6C (6 khía cạnh của người cho vay}'.

(1) Character (tư cách người vay): Cán bộ tín dụng phải đánh giá tính đúng đắn và hợp lý của mục đích vay vốn, xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không? Thậm chí, cho dù mục đích vay là tốt thì cán bộ tín dụng cũng phải xác định xem người vay có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, có thiện chí và nỗ lực hoàn trả nợ vay khi đáo hạn. Trong thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân có khả năng trả nợ nhưng không thanh toán cho ngân hàng, mà chiếm dụng vốn với mục đích cá nhân và các khoản đầu tư kiếm tìm lợi nhuận khác.

(2) Capacity (năng lực của người cho vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng, người đại diện đặt bút ký phải là người được uỷ quyền hợp pháp của Công ty, có tư cách pháp nhân.

(3) Cash (thu nhập của người vay): Nhìn chung, người vay có 3 khả năng tạo ra tiền: tiền từ doanh thu bán hàng hay lợi nhuận thu nhập; tiền từ thanh lý tài sản; tiền từ chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Ngân hàng ưu tiên hơn về khả năng trả nợ của khách hàng theo nguồn thu từ khoản vay đầu tiên, vì việc thanh lý tài sản sẽ làm cho năng lực khách hàng trở nên yếu đi, ngoài ra đó cũng là một biểu hiện không lành mạnh trong kinh doanh, khiến quan hệ tín dụng trở lên có vấn đề.

(4) Collateral (bảo đảm tiền vay): Khách hàng có thể dùng tài sản để bảo đảm dưới các hình thức: cầm cố, thế chấp, hay bảo lãnh từ bên thứ ba, ... Việc nhận bảo đảm tín dụng nhằm 2 mục đích: thứ nhất là nếu người đi vay không trả nợ theo đúng thoả thuận, thì ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đó để thu hồi nợ đọng; thứ hai là

Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm

Aaa Chất lượng cao nhất 0,02%

Aa Chất lượng cao 0,04%

A Chất lượng khá 0,08%

34

để ràng buộc người vay phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để thu hồi tài sản bảo đảm của mình, tạo uy tín và trở thành khách hàng thân thiết của các ngân hàng.

(5) Conditions (các điều kiện)'. Ngân hàng cầm xem xét các khía cạnh khác như: xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến công việc của người vay, ...

(6) Contron (kiểm soát): Tập trung vào những vấn đề như: các thay đổi trong luật pháp có ảnh hưởng đến người vay hay không ? Các yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của quản lý về chất lượng tín dụng không?

Tóm lại, chỉ khi nào các tiêu chí này đều được đánh giá là tốt thì khoản vay mới được xem là khả thi. Các cán bộ tín dụng cần phải nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể để ra quyết định tín dụng.

+ Mô hình định lượng

Ngày nay, một số ngân hàng đã sử dụng mô hình cho điểm để lượng hoá RRTD của người vay. Mô hình này có ưu điểm là cho phép xử lý nhanh chóng một khối lượng lớn các đơn xin vay với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phần tích cực trong việc kiểm soát RRTD ngân hàng. Sau đây là một số mô hình lượng hoá RRTD cơ bản thường được sử dụng nhất:

Mô hình điểm số Z

Mô hình này do E.I.Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các Công ty sản xuất của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại RRTD đối với người vay và phụ thuộc vào:

- Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj)

35

- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.

Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + X5

Trong đó:

X1 = Tỷ số vốn lưu động ròng trên tổng tài sản

X2 = Tỷ số lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản

X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế, tiền lãi trên tổng tài sản

X4 = Tỷ số giá trị cổ phiếu trên giá trị ghi sổ nợ dài hạn

X5 = Tỷ số doanh thu trên tổng tài sản

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại (Trị số Z có thể âm). Theo mô hình cho điểm của Altman bất cứ đơn vị nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng hay cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81.

Mô hình xếp hạng của Moody’s

Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệp được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%.

Baa Chất lượng vừa Õỹ%

Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8%

36

* Đo lường rủi ro tín dụng

Đo lường RRTD là điều mà tất cả các nhà quản lý đều rất quan tâm vì nó giúp ngân hàng loại bỏ những khách hàng có mức độ rủi ro quá cao và nhận biết trước những rủi ro có thể xảy ra. Nó giúp khách hàng hiểu rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của chính khách hàng để từ đó tư vấn cho khách hàng những biện pháp đảm bảo vay vốn phù hợp. Đồng thời qua đó, ngân hàng có thể đưa ra nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Theo Basel II các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng hay tổn thất dự kiến EL (Expected Loss) theo khả năng vỡ nợ PD (Probability of Default) với mức độ tổn thất khi vỡ nợ LGD (Loss Given Default) theo công thức sau:

EL = EAD x PD x LGD Trong đó:

EAD (Exposure at Default): Tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ. Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn. Tuy nhiên với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì lại khá phức tạp và EAD được tính như sau:

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x HMTD chưa sử dụng bình quân

LEQ: Loan Equivalent Exposure: là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ.

“LEQ x HMTD chưa sử dụng bình quân”: là phần dư nợ khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân.

PD (khả năng vỡ nợ): cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản vay trong quá khứ của khách hàng gồm các khoản nợ đã trả, nợ trong hạn, nợ không có khả năng thu hồi.

37

LGD (tỷ trọng tổn thất ước tính): là tỷ trọng phần vốn bị tổn thất trên tổng dư nợ tại thời điểm khách hàng không trả được nợ, đó chính là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh.

LGD có thể được tính toán theo công thức sau:

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Trong đó số tiền có thể thu hồi bao gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố.

Ngoài ra LGD còn được tính như sau:

LGD = 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được

Tỷ lệ vốn có thể thu hồi được là khả năng thu hồi vốn của ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ. Hai yếu tố quan trọng nhất quyết định tỷ lệ này là tài sản bảo đảm của khoản vay và cơ cấu tài sản của khách hàng, trong đó cơ cấu tài sản được hiểu như là thứ tự ưu tiên trả nợ của các khoản phải trả trong trường hợp khách hàng phá sản.

Theo các công thức này, nếu mỗi món cho vay là một phép thử, ta có thể xác định được một cách tương đối chính xác xác suất và mức độ bị rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư, ... Điều này có ý nghĩa rất quan trọng chiếu theo giác độ kinh tế.

1.3.3.3. Kiểm soát rủi ro tín dụng

Ngày nay, các ngân hàng sử dụng rất nhiều các quy trình khác nhau để kiểm soát tín dụng, những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng bao gồm:

Mức rủi ro Mô tả nội dung

38

+ Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, VD: 30- 60-90 ngày đối với các loại tín dụng nhỏ và vừa; thường xuyên hơn với các tín dụng quy mô lớn.

+ Quản lý chặt chẽ và thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến tín dụng của ngân hàng.

+ Kiểm tra thường xuyên các khoản tín dụng lớn, nếu vỡ nợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện tài chính của ngân hàng.

+ Tăng cường theo dõi tín dụng khi nền kinh tế có biểu hiện xấu di. Kiểm soát RRTD bao gồm:

- Giám sát RRTD

Cán bộ tín dụng giám sát từng tài khoản vay, kiểm tra việc khách hàng có sử

Một phần của tài liệu 0920 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w