Nhanh chóng hoàn thiện và tuân thủ nghiêm qui trình cho vay

Một phần của tài liệu 0920 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 117)

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUẢN LÝ RỦI RO TÍN

3.2.2 Nhanh chóng hoàn thiện và tuân thủ nghiêm qui trình cho vay

Trong thời gian qua, Agribank đã ban hành sửa đổi nhiều văn bản qui định liên hoạt đến hoạt động ngân hàng. Qui trình cho vay đang áp dụng theo Quyết

94

định số 666/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 15/06/2010 và được áp dụng bắt đầu từ ngày 01/07/2010. Đối với hoạt động bảo lãnh thì đang áp dụng theo Quyết định số 376/QĐ-HĐTV-KHDN ban hành ngày 07/05/2013 căn cứ vào Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của NHNN. Đối với bảo đảm tiền vay thì áp dụng theo quyết định số 1300/QĐ-HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007. Tuy nhiên hầu hết các qui trình trên đến hiện tại đã bộc lộ nhiều hạn chế và cần phải được thay đổi, đây là qui trình cho vay áp dụng chung cho tất cả các loại hình kh ách hàng và áp dụng cho hầu hết các sản phẩm cho vay nên qui định ở nhiều điểm bất cập, chưa chi tiết trong nhiều trường hợp cụ thể trong thực tế dẫn đến khi thực hiện còn gặp nhiều lúng túng. Vì vậy Agribank cần nhanh chóng ban hành qui định cho vay mới để phù hợp với hoạt động trong thời điểm hiện nay. Việc ban hành qui định mới trong hoạt động tín dụng nên theo hướng như sau: ban hành một quyết định chung cho hoạt động cấp tín dụng, đây là quyết định cao nhất bên dưới quyết định này ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện cấp tín dụng theo từng sản phẩm cấp tín dụng cụ thể như bảo lãnh, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư... và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện qui trình trên theo từng loại khách hàng cụ thể như khách hàng doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân... Từ hệ thống các văn bản này, trong quá trình thực hiện nếu như có những bất cập thì sản phẩm nào, văn bản nào còn hạn chế, chưa phù hợp thì thay thế sửa đổi chứ không cần sửa đổi quyết định chung cho hoạt động cấp tín dụng. Tương tự như qui chế cho vay, qui chế về bảo đảm tiền vay đang áp dụng hiện hành là Quyết định 1300/QĐ- HĐQT-TDHo ngày 03/12/2007 cũng cần phải được ban hành qui chế mới thay thế vì Quyết định này đã không còn phù hợp trước những thay đổi của luật pháp trong việc điểu chỉnh mối quan hệ giữa các thủ thể tham gia.

95

Tuy nhiên, khi ban hành xong hệ thống khung pháp lý chuẩn, chặt chẽ cho hoạt động cấp tín dụng thì một điều tối quan trọng nữa là bộ phận tác nghiệp cần tuẩn thủ nghiêm các qui định trên ở tất cả các khâu để đạt được hiệu quả cao nhất.

* Ở giai đoạn kiểm tra hồ sơ thông tin về khách hàng

- Việc quan trọng đầu tiên là kiểm tra hồ sơ pháp lý của DNNVV. Hiện tại việc thành lập DNNVV rất nhanh chóng, dễ dàng, thậm chí ở nhiều nơi còn có bộ phận “cò” thực hiện đang ký thay cho mà hầu như chủ doanh nghiệp không phải làm bất kỳ giấy tờ gì cả và chủ doanh nghiệp có tư tưởng chỉ cầm được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là xong mà không để ý tới các hồ sơ khác như Điêu lệ, các biên bản góp vón... Do nhiều DNNVV thường hoạt động theo kiểm qui mô gia đình nên thường coi nhẹ các qui định liên quan đến thủ tục pháp lý đồng thời trình độ quản lý còn hạn chế nên các thủ tục về khung pháp lý của DNNVV thường thiếu, hoặc không phù hợp với điều lệ và các văn bản ban hành trước đó. Chính vì vậy cán bộ tín dụng cần phải kiểm tra kỹ, chặt chẽ tính pháp lý của doanh nghiệp, tính hợp pháp, hợp lý giữa các hồ sơ pháp lý với nhau, xác định đúng người đại diện...nếu như không thực hiện tốt khâu này, có thể sẽ dẫn đến một loạt các rủi ro liên quan đến tính hiệu lực của Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, giấy nhận nợ, ủy nhiệm chi...

- Đối với hồ sơ kinh tế của DNNVV: rất nhiều trường hợp doanh nghiệp đăng ký khống số vốn góp với Sở KH&ĐT để che dấu năng lực tài chính thực của mình vì vậy viêc kiểm tra tính chính xác số vốn góp thực tế vào doanh nghiệp của chủ sở hữu là việc hết sức quan trọng, thêm vào đó kiểm tra tính đáng tin cậy của báo cáo tài chính của doanh nghiệp cũng là một vấn đề cần quan tâm hiện nay khi nhiều DNNVV hạch toán kế toán không đúng theo qui định, thuê kế

96

toán trình độ hạn chế hoặc cố tình hạch toán sai, lập nhiều hệ thống sổ sách báo cáo. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần kiểm tra kỹ dòng tiền của khách hàng luân chuyển trong quá trình kinh doanh thông qua việc kiểm tra sổ phụ tài khoản tiền gửi thanh toán, sổ quỹ theo dõi tiền mặt và các hợp đồng kinh tế đầu, đầu vào.

* Giai đoạn thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ:

- Khi thẩm định phương án vay vốn, cán bộ tín dụng cần xem xét tính xác thực của phần vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án, dự án xin vay. Yêu cầu khách hàng chứng minh nguồn cụ thể của vốn tự có này vì đây là một vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án, dự án. Vì nếu vốn tự có tham gia vào càng lớn thì doanh nghiệp sử dụng vốn sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ thận trọng hơn trong việc đầu tư vào kế hoạch kinh doanh sắp tới.

- Khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính, tức là khả năng sinh lời của phương án xin vay và các nguồn thu khác mà khách hàng cam kết trả nợ cho ngân hàng khi nguồn trả nợ chính có sự cố, đồng thời xem xét kèm theo những rủi ro tiềm tàng có thể mà bước đầu tín dụng chưa thẩm định được nhằm điều chỉnh thời hạn cho vay và thu hồi nợ hợp lý. Có thể nói trong bất kỳ trường hợp nào thì nguồn vốn tự có phải được coi là nguồn lý tưởng để trả nợ. Cán bộ tín dụng phải cố gắng tránh quan điểm cho vay hoàn toàn dựa vào tài sản đảm bảo trực tiếp hoặc của bên thứ ba bảo lãnh vì khi xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay thì quá trình này diễn ra lâu dài, mất nhiều thời gian và thiệt thòi luôn nghiêng về phía người cho vay. Đồng thời, ngân hàng nên yêu cầu doanh nghiệp vay phải có số liệu báo cáo hàng tháng, hàng quý về tình hình hoạt động kinh doanh với những nguồn vốn vay của ngân hàng trong thời hạn đang vay vốn nhằm phát hiện những thay đổi có chiều hướng xấu của doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời.

97

- Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể tăng cường thuê đội ngũ thẩm định chuyên nghiệp trong những phương án xin vay lớn, mang tính kỹ thuật sâu để có thể phân tích chính xác tính khả thi trước khi quyết định cho vay.

* Giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay

- Từng cán bộ tín dụng phải kết hợp với cán bộ kiểm tra và lãnh đạo phụ trách tín dụng tiến hành kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay. Đặc biệt với những món vay có dấu hiệu rủi ro cao, đang bị nợ quá hạn, nợ xấu tại Ngân hàng càng phải nâng cao việc kiểm tra, nhằm đưa ra những biện pháp kịp thời để xử lý . Vì vậy, giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra, gây tổn thất cho Ngân hàng.

- Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn còn được thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra không cao. Các vấn đề cần phải xem xét sau khi cho vay:

+ Nắm vững và theo dõi sát sao tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không. Nêu rõ nguyên nhân gây ra sai lệch.

+ Mô tả thực tế sử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dự kiến ban đầu.

+ Ngân hàng phải quản lý được nguồn doanh thu của khách hàng. Trong hợp đồng tín dụng phải thoả thuận được với khách hàng việc chuyển doanh thu và sử dụng các dịch vụ tại Ngân hàng, qua đó vừa kiểm soát được nguồn trả nợ, vừa tăng thêm phí dịch vụ thu được.

+ Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình tài chính của khách hàng và đánh giá ảnh hưởng của các thay đổi đến khả năng trả nợ.

98

+ So sánh thực tế dự án so với dự kiến ban đầu: tình hình các yếu tố đầu vào, thị trường tiêu thụ, tình hình cơ sở vật chất, sự hiện hữu và tình trạng của tài sản thế chấp/cầm cố tại thời điểm kiểm tra.

- Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn sau khi cho vay cần phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Nếu có các dấu hiệu bất thường nào của khách hàng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán khoản vay thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hướng giải quyết kịp thời và thích hợp.

- Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này hoặc cần phải xây dựng cơ chế bàn giao khách hàng giữa các cán bộ tín dụng lẫn nhau trong đó qui định rõ trách nhiệm của cán bộ tín dụng cho vay và cán bộ tín dụng quản lý để đảm bảo tính khách quan trong quá trình quản lý khoản vay.

Một phần của tài liệu 0920 nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh hải dương luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w