3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUẢN LÝ RỦI RO TÍN
3.2.1 Hoàn thiện mô hình cấp tín dụng
Agribank là NHTM có số lượng cán bộ đông nhất với mạng lưới rộng nhất, đây là lợi thế trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên đây cũng là nhược điểm, với một hệ thống cồng kềnh, chỉ cần một thay đổi nhỏ ở một bộ phận, mô hình quản lý hoạt động sẽ dẫn đến những thay đổi lớn về tổ chức nhân sự. Chính vì vậy trong khi các NHTM khác thường xuyên thay đổi mô hình quản trị, thay đổi, thêm, bớt chức năng nhiệm vụ để dần đạt được hiệu quả cao hơn hoặc phù hợp với tình hình của từng giai đoạn thì sự thay đổi của Agribank diễn ra chậm chạp.
Đối với mô hình cấp tín dụng của Agribank hiện tại vẫn bộc lộ nhiều hạn chế và đây là một phần nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động cho vay.
92
Hầu hết các chi nhánh loại 3, rất nhiều các chi nhánh loại 1, loại 2 áp dụng mô hình tổ thẩm định nằm trong phòng tín dụng với tổ trưởng tổ thẩm định là phó phòng tín dụng, các thẩm định viên đồng thời là các cán bộ tín dụng và thực hiện thẩm dịnh chéo lẫn nhau. Hiện tại, theo qui định của Agribank thì các khoản vay trên 2 tỷ đồng đều phải được thẩm định thong qua bộ phận thẩm định. Mô hình trên là chưa đảm bảo tính khách quan trong việc ra quyết định cho vay, nguyên tắc độc lập giữa bộ phận tín dụng và bộ phận thẩm định chưa được thực hiện triệt để, đây là một trong những nguy cơ dẫn đến rủi ro trong khẩu thẩm định cho vay.
Mô hình giao dịch một cửa bộc lộ những điểm yếu trong việc quản lý rủi ro tín dụng, mô hình này yêu cầu các cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả các công việc liên quan đến một khoản vay từ tiếp cận khách hàng, thẩm định, lập hồ sơ, giải ngân, kiểm tra... cho đến khi tất toán khoản vay. Cách làm này yêu cầu mỗi CBTD phải đa năng, dẫn đến nguy cơ khâu thẩm định cho vay không được quan tâm đúng mức từ đó có thể gây ra RRTD. Đồng thời, với mô hình giao dịch này thì rất dễ xảy ra rủi ro tổn thất mất mát do nguyên nhân cán bộ vi phạm nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
Chính vì các rủi ro từ mô hình trên, Agribank có thể xem xét, học hỏi mô hình cấp tín dụng của các Ngân hàng có qui mô tương tự trên thế giới, hoặc thuê chuyên gia tư vấn để xây dựng một mô hình hiện đại, chuẩn mực và hiệu quả. Có một số mô hình cấp tín dụng phổ biến đang được các NHTM áp dụng tại Việt Nam, ví dụ như:
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam: bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện việc tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay vốn, thu thập hồ sơ, lập báo cáo đánh giá sơ bộ sau đó chuyển sang bộ phận Quản trị rủi
93
ro thực hiện thẩm định lại một cách độc lập, hoàn thiện báo cáo thẩm dinh để phê duyệt cho vay. Sau khi hồ sơ vay vốn hoàn thiện đầy đủ các thủ tục thì sẽ chuyển sang bộ phận Quản lý tín dụng để thực hiện việc quản lý hồ sơ cho vay, thu nợ gốc lãi.
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam: thành lập 2 bộ phận có chức năng tương tự như bộ phận Quan hệ khách hàng của BIDV là bộ phận Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân. Sau khi 2 bộ phận này hoàn thành nhiệm vụ của mình thì hồ sơ sẽ được chuyển sang cho Phòng kiểm tra kiểm soát (Phòng này phụ trách quản lý các chi nhánh tỉnh ở từng vùng miền), sau khi tái thẩm định xong và phê duyệt cho vay thì hồ sơ được chuyển về chi nhánh để thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Cũng giống như các NHTM khác, Agribank cũng phân quyền phán quyết tín dụng cho các chi nhánh theo qui mô chi nhánh, địa bàn hoạt động, chất lượng tín dụng.. .Tuy nhiên việc phân quyền phán quyết tín dụng của Agribank vẫn còn sơ sài và lỏng lẻo. Điều này được thể hiện ở một số điểm sau đây:
- Mức phán quyết tín dụng cho các chi nhánh cao hơn rất nhiều so với mức phán quyết tín dụng của các chi nhánh NHTM khác trên cùng địa bàn.
- Mới chỉ qui định mức phán quyết tín dụng theo từng khoản vay, từng khách hàng, chưa có qui chế quản lý quyền phán quyết theo từng lần giải ngân. Hiện tại một số NHTM ngoài việc qui định quyền phán quyết tín dụng theo từng khoản vay, thì khi giải ngân cho các khoản vay đã được phê duyệt thì vẫn phải trình hồ sơ giải ngân cho cấp cao hơn duyệt.